|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Họa sĩ Tạ Tỵ
Những thân hữu của ông Thanh Tuệ và Ngô Mạnh Thu chưa kịp hết bàng hoàng vì sự ra đi quá bất ngờ của hai nhà hoạt động văn nghệ và giáo dục này, thì một tin buồn khác lại đến với giới văn học nghệ thuật: Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời tại Việt nam, sau một thời gian bệnh hoạn khá dài vào ngày Thứ Hai vừa rồi.
Họa sĩ Tạ Tỵ sinh năm 1922 tại Hà Nội. Nơi những trang đầu của cuốn tuyển tập Tạ Tỵ, ông chỉ cho người đọc thấy vài dòng ngắn ngủi về tiểu sử của ông: Tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1943, Ban Sơn Mài. Tự học sơn dầu. Bắt đầu làm thơ viết văn từ năm 1947.
Qua những dòng tiểu sử do chính ông phổ biến, Tạ Tỵ cho thấy ông là người khiêm tốn. Trong tiểu sử này ông không hề nhắc đến ông tốt nghiệp Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cũng không hề cho biết ông đã từng làm Biệt Đoàn Trưởng Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, hay những chức vụ ông giữ khi là một sĩ quan cấp tá của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, như thời gian ông phục vụ trong Tiểu Đoàn 50 CTCT, hay tại Nhà In Quân Đội, nơi đã in hầu hết những tờ báo của QLVNCH như tờ Tiền Tuyến, Chiến Sĩ Cộng Hòa ...
Là một họa sĩ thành danh, Tạ Tỵ còn là người làm thơ, viết văn, viết kịch. Trước khi được in thành sách, các tác phẩm của ông đã được đăng tải trên các tạp chí văn học từ Bắc vào Nam, từ thập niên 50 cho tới tháng Tư năm 1975, mà chúng ta có thể liệt kê những tạp chí này như Thế Kỷ, Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Sáng Tạo, Văn, Văn Học, Hiện Đại, Nghệ Thuật và Bách Khoa, Tin Văn và Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ).
Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm, được những nhà xuất bản uy tín ấn hành như: Những Viên Sỏi (tập truyện - Nam Chi Tuìng Thư 1962), Yêu và Thù (tập truyện - Phạm Quang Khai 1970), Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (nhận định văn học - Nam Chi Tùng Thư 1970), Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn (Văn Sử Học - 1971), Cho Cuộc Đời (thơ - Khai Phóng 1971), Bao Giờ (tập truyện - Gìn Vàng Giữ Ngọc 1972), Ý Nghĩ (tạp văn - Khai Phóng 1974).
Năm 1975 trong cơn thất thế của miền Nam, Tạ Tỵ cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan khác phải đi tù. Với cấp bậc Trung tá Chiến Tranh Chính Trị, một binh chủng mà cộng sản lúc nào cũng coi là quan trọng của QLVNCH, và nguy hiểm không thua gì các đơn vị tác chiến, Tạ Tỵ bị cộng sản đưa ra Bắc cầm tù nhiều năm, và ngay khi được thả ra ông đã cùng với vợ vượt biên tới Mã Lai, kế đó được qua Mỹ đoàn tụ với người con nguyên là một sĩ quan Không Quân và đã đi thoát từ năm 1975.
Vừa đặt chân tới Mỹ, ông cho ra mắt người đọc cuốn hồi ký tù cải tạo Đáy Địa Ngục năm 1985, và rồi sau đó ông tiếp tục cho ra đời thêm nhiều tác phẩm khác như: Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi 1990, Xóm Nhà Tôi 1992, Mây Bay (thơ) 1996, Một Chuyến Ngao Du 2000, và sau cùng là cuốn Tuyển Tập Tạ Tỵ được ấn hành vào năm 2001. Tới đây thì do ảnh hưởng của tuổi tác, đôi tay của ông run khiến cho ông không vẽ và viết được nữa.
Sau khi hoàn tất tác phẩm văn học cuối cùng, đã có lần ông tuyên bố là sẽ trở về chết ở quê nhà. Tuy tuyên bố như thế, song ông chưa có ý định thực hiện điều này, cho tới khi phu nhân của ông qua đời cách đây vài năm, ý định trở về chốn cũ mỗi ngày mỗi thôi thúc ông mạnh hơn. Năm 2002, ông chính thức trở về Việt Nam sống với người con gái, nơi căn nhà cũ của hai vợ chồng ông gây dựng.
Tưởng cũng nên nhắc lại khi theo học Trường Mỹ Thuật Đông Dương, Tạ Tỵ kết bạn với người cùng học là Phạm Duy Cẩn và Nguyễn Văn Cao. Về sau Phạm Duy Cẩn trở thành Phạm Duy, Nguyễn Văn Cao trở thành Văn Cao là hai nhạc sĩ lừng danh nhất trong giai đoạn phôi thai của tân nhạc Việt Nam. Khi trở thành nhạc sĩ, Phạm Duy bỏ bớt cái tên thật của mình, trong khi Văn Cao thì bỏ đi cái họ của mình. Chỉ riêng mình Tạ Tỵ là trung thành với chọn lựa hội họa của mình trong thời trai trẻ (Việt Mercury).
- Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Tường Vy Trần Vũ Phỏng vấn
- Bùi Vĩnh Phúc con đường từ những dòng khắc chữ Trần Vũ Phỏng vấn
- Thụy Khuê: thẳng thắn trong nhận định và thận trọng với tài liệu Trần Vũ Phỏng vấn
- Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam Trần Vũ Tạp bút
• Tạ Tỵ, Người Họa Sĩ Luôn Ưu Tư Về Những Cái Mới (Đinh Cường)
• Tạ Tỵ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam (Trần Vũ)
• Tạ Tỵ (Long Ân)
• Phỏng vấn Tạ Tỵ (Nguiễn Ngu Í)
• Tạ Tỵ (Báo Hợp Lưu)
Tiểu Sử (Wikipedia)
• Thế Uyên (Tạ Tỵ)
• Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)
• Họa sĩ và người mẫu (Tạ Tỵ)
• Trang thơ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Talawas)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Talawas)
Họa Phẩm (BuiThanhPhuong.com)
Tạ Tỵ vẽ các Văn nghệ sĩ (witnesscollection.com)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
- Hương Kiều Loan, nỗi đam mê (Đỗ Dung)
- Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 (Khôi Trần)
- Trò chuyện cùng GS Lê Văn Khoa nhân triển lãm nhiếp ảnh tại Houston (Băng Huyền)
- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả bức ảnh Vá Cờ, qua đời (Đỗ Dzũng)
- Ảnh Siêu Thực (Trần Cao Lĩnh)
- Xem Triển Lãm Nhiếp Ảnh Của Nguyễn Cao Đàm (Đông Nguyên)
- Động Tĩnh Trong Ảnh (Trần Cao Lĩnh)
- Một Thời Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật (Nguyễn Cao Đàm)
Nhớ Thầy (Thu An)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm, Bóng Tối Và Ánh Sáng (Nguyễn Ngọc Dung)
Nguyễn Cao Đàm, Người thầy của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam (cbs.com)
Vinh danh và ngưỡng mộ (hoivietanh.net)
Ảnh Trần Cao Lĩnh (vnthuquan.net)
Sài Gòn 1950-1975 (SafeShare.TV)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |