1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa sĩ Tạ Tỵ (Long Ân) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-09-2010 | HỘI HỌA

      Tạ Tỵ

        LONG ÂN
      Share File.php Share File
          

       


      Tạ Tỵ là người họa sĩ Việt Nam đứng ở điểm khởi đầu của một chuyển động hội họa khác bắt nguồn từ cái nôi Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương. Thực sự mà nói, hội họa Việt Nam không có một quá khứ sung túc. Một nước nông nghiệp và nghèo, hội họa đối với Việt Nam là một thứ xa xỉ. Cho đến ngày hôm nay chúng ta chưa tìm được những chứng liệu hội họa nào quan trọng, ngoài loại tranh mộc bản thường được gọi là “tranh Ðông Hồ” hay tranh nhân gian.


      Có người nhận xét, người Việt Nam không đặt hội họa ở vị trí trang trọng. Chúng ta ghi nhận nhiều vị minh quân yêu thi văn, nhưng không thấy nói vị vua nào yêu hội họa. Anh Tạ Tỵ cũng đồng ý rằng, ở Việt Nam, hội họa bị xếp dưới văn xuôi, thi ca và âm nhạc. Thói quen này khiến người thưởng ngoạn Việt Nam bị handicap trong khả năng nhìn hội họa, trong khi khả năng đọc, khả năng hát, lại có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển. Có lẽ đây là thói quen và khó khăn chung của hội họa toàn cầu, nhưng người họa sĩ Việt Nam chịu thiệt thòi nhất.


      Cái khó khăn khác mà những người làm hội họa Việt Nam là sự hiếm hoi những người viết phê bình hội họa. Lý do thật nhiều, mà một vài thí dụ là - sự e ngại của người làm hội họa phải nói về chính mình hay về một người làm hội họa khác - không có nhu cầu phê bình hội họa vì không có thúc đẩy của nhu cầu thưởng ngoạn hội họa. Sự khan hiếm con người phê bình hội họa khiến cho sinh hoạt hội họa thiếu những khích thích tố cần thiết, khiến người thưởng ngoạn hội họa được cung cấp hạn chế những giới thiệu và giải thích hội họa cũng như hướng dẫn thưởng thức hội họa. Một số người Việt Nam có một quan niệm hội họa khá lạ lùng: “Nghệ Thuật không có giải thích.”


      Họa sĩ Tạ Tỵ và những họa sĩ ở cùng thời đoạn mở đầu nền hội họa “mới” của Việt Nam như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Lê Phổ... đã làm những mở đầu hội họa trong những điều kiện khó khăn mang cả hai tính khách quan và chủ quan. Họa sĩ Tạ Tỵ đã chịu đựng những khó khăn trầm trọng hơn, khi anh chọn đi con đường khác, con đường “hội họa mới,” với chữ “mới” để diễn tả một phong trào hội họa đã và đang nổi nóng ở phương Tây sau thời Phục Hưng.


      Trong khi hầu hết những họa sĩ Việt Nam cùng thời chọn lựa những khai phá hội họa trong chuyển tiếp trường ốc, trong một truyền thống hội họa Việt Nam có thể rất mờ nhạt, họa sĩ Tạ Tỵ đã chọn con đường mới mà chính những kẻ khởi xướng ở phương trời Tây cũng gặp cả thiên nan vạn nan. Phái Lập Thể với những Picasso, Braque... đã làm được những cuộc vượt thoát lớn nhờ những bênh vực, những tiếp tay của những Getrude, Stein, Alfred Jarry, Guilaume, Apolinaire,...

      Ở Việt Nam sinh hoạt hội họa thiếu vắng những người phê bình hỗ trợ có sức mạnh lý luận thuyết phục.


      Một số người phê bình hội họa cũ đã nhìn hội họa theo định kiến quần chúng, nhìn cái đẹp theo nghĩa mỹ thuật, dẫn từ chữ Beau Art của người Pháp. Ở thời đoạn quá độ đó, người làm hội họa cũng như người thưởng ngoạn hội họa Việt Nam hầu hết cũng chỉ tuyên xưng những quy luật lượng giá nghệ thuật cổ điển, kể cả những quy luật lượng giá cái đẹp theo quan niệm Ðông Phương cũ.


      Ngoài ra, những người làm hội họa Việt Nam thường phải đặt mình trong những tập hợp nghệ thuật, như một bộ phận thứ yếu của cái toàn bộ để được chống đỡ. Ðó là những tập hợp mang tên những nhóm văn chương, văn đoàn. Phê bình hội họa thường mang tính làng, xã, bộ tộc...


      Hình như Tạ Tỵ là con người sáng tạo hội họa đơn độc. Anh không có tên trong một nhóm văn chương nào. Anh chọn con đường đi riêng, con đường đi khác. Anh không thủ đắc những yểm trợ của các nhóm văn chương đương thời. Họa sĩ Tạ Tỵ ghi nhận rằng yếu tố vô tư và công bình rất mỏng manh trong sinh hoạt phê bình hội họa Việt Nam. Tuy nhiên, ông ghi nhận trường hợp đặc biệt với nhà phê bình hội họa Phạm Thanh.


      Qua những chọn lựa của Tạ Tỵ và những họa sĩ đương thời, chúng ta không thể khẳng định chọn lựa nào đúng hay sai. Mỗi khu vực khai phá đều có những cái đẹp, cái đúng. Chúng ta hãy nhìn vào chính con người họa sĩ, những suy nghĩ của họ, những kỹ thuật của họ gửi trong tác phẩm.


      Họa sĩ Tạ Tỵ đã đạt được những vượt thoát khó khăn trên con đường ông chọn lựa. Ông đã chinh phục đám đông thưởng ngoạn ngay trong cuộc triển lãm đầu tiên của ông tại trụ sở Hội Khai Trí Tiến Ðức vào năm 1952. Cuộc triển lãm riêng duy nhất trên đất Bắc, cộng thêm hai cuộc triển lãm riêng khác tại miền Nam Việt Nam sau năm 1954.


      Họa sĩ Tạ Tỵ là người họa sĩ Việt Nam đầu tiên bước vào con đường hội họa mới “modern art” trong một thế giới Việt Nam mang đầy tính bảo thủ ở thời kỳ quá độ. Anh không phải chỉ là con người khai phóng hội họa mới Việt Nam, anh đã là một biểu tượng. Tạ Tỵ-Hội họa lập thể và ngược lại. Anh đã thuyết phục được một đám đông mang tính hoài nghi, phủ nhận những gì khác với truyền thống cũ. Tạ Tỵ, con người khai phá, con người chinh phục. Ðó là những đặc tính đưa ông lên thứ hạng một họa sĩ tên tuổi.


      Tạ Tỵ đã thuyết phục đám đông tin ở một thực tế khó tin, khó giải thích: Mọi môn nghệ thuật trong thực tế đều mang tính trừu tượng, vì không có một sao chép toàn bích những đối tượng nguyên thủy được sao chép. Lập thể là một kiểu cách hội họa trừu tượng khác, là một đập phá, cô lập và tái phối trí với những đống, khối, và mảng màu sắc lệch khớp.


      Họa sĩ Tạ Tỵ đã thuyết phục đám đông thưởng ngoạn chấp nhận một cái đẹp khác. Chấp nhận chữ “Mỹ” ở một quan niệm rộng rãi hơn. Anh là một họa sĩ mang nội lực sung mãn trong trí sáng tạo, trên cây cọ. Anh có khả năng thuyết phục và có sức mạnh chinh phục.


      Tôi có dịp xem một tập hợp khá đầy đủ những họa phẩm của Tạ Tỵ trong chuyến viếng thăm anh tại San Diego. Những bức chân dung vẽ theo lối bán lập thể, những họa phẩm lập thể và những đổi thay mới nhất của anh qua những họa phẩm trừu tượng. Anh tâm sự, anh muốn ghi chép cuộc đời, con người, trong vũ trụ.


      Ðiểm lạ nơi Tạ Tỵ, con người khai phá, là anh cũng lại là con người kỷ luật với chính mình, nghiêm minh với những quy luật về kỹ thuật hội họa. Ðiều đặc biệt là hầu hết những họa phẩm của anh đều tích lũy một dũng lực vũ bão. Cái dũng lực đó nằm tronh những khối màu vững chãi, những đường nét cương quyết. Tôi nghĩ, một kẻ chinh phục không bao giờ do dự.


      Long Ân

      (Nguồn: gallery.passion4art.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tạ Tỵ Long Ân Nhận định

    3. Bài viết về họa sĩ Tạ Tỵ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạ Tỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tạ Tỵ, Người Họa Sĩ Luôn Ưu Tư Về Những Cái Mới (Đinh Cường)

      Tạ Tỵ (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam (Trần Vũ)

      Tạ Tỵ (Long Ân)

      Phỏng vấn Tạ Tỵ (Nguiễn Ngu Í)

      Tạ Tỵ (Báo Hợp Lưu)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm của Tạ Tỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thế Uyên (Tạ Tỵ)

      Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)

      Họa sĩ và người mẫu (Tạ Tỵ)

      Trang thơ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Talawas)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Talawas)

      Họa Phẩm (BuiThanhPhuong.com)

      Tạ Tỵ vẽ các Văn nghệ sĩ (witnesscollection.com)

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)

      Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nụ Cười Của Nàng Joconde (Liễu Trương)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)