1. Head_
    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng vấn Tạ Tỵ (Nguiễn Ngu Í) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-09-2010 | HỘI HỌA

      Phỏng vấn Tạ Tỵ

        NGUIỄN NGU Í
      Share File.php Share File
          

       


      1) Theo ý bạn, thì hội họa ngày nay ở Việt Nam có những xu hướng nào đáng kể nhất, và riêng bạn hiện đã ngả về xu hướng nào hay bạn tự tìm lấy một đường lối riêng biệt?

      2) Nếu có người cho rằng Hội họa phải có dân tộc tính thì có người lại cho rằng Hội họa cần phải được Quốc tế hóa. Theo ý bạn, hai lập luận trên đây có trái nghịch nhau không và bạn có nghiêng về lập luận nào không?

      3) Xin bạn cho biết những công trình tìm kiếm và những kết quả của bạn trên địa hạt Hội họa.

      4) Trong các họa phẩm của bạn, bức nào bạn cho là hợp hơn cả với đường lối riêng của bạn và xin bạn vui lòng giải thích rõ các đặc tính của tác phẩm đó.

      5) Xin bạn cho biết ý kiến về tình trạng hiện tại và triển vọng của ngành Hội họa Việt Nam?


      Sinh năm 1922 tại Hà Nội.

      Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1943.

      Đã có những tác phẩm gửi đi trưng bày tại những phòng Triển lãm quốc tế: Tokyo, San Franciso, New York.

      Tác phẩm "Nắng hè" (Tân Ấn tượng) được giải thưởng tại phòng Triển lãm duy nhất (Salon Unique) 1943.

      Tác phẩm "Hoa đăng" (Siêu thực) được giải thưởng của Hội Báo chí Việt Nam, 1946.

      Trưng bày 60 tác phẩm Lập thể tại Hà Nội năm 1951.

      Trưng bày lần thứ I tại Sài Gòn trên 60 họa phẩm Lập thể, 1956.

      Trưng bày lần thứ II tại Sài Gòn, gồm 50 họa phẩm Trừu tượng mới nhất vào năm 1966.

      Ngoài công việc vẽ còn viết truyện ngắn và làm thơ


      I. Hội họa Việt Nam hiện có nhiều xu hướng từ Ấn tượng tới Trừu tượng, nhưng tất cả đang ở giai đoạn tím tòi và khai thác. Riêng tôi, từ 18 năm nay đã chọn con đường Hội họa mới. Tôi đã đi qua trường phái Ấn tượng, Tân Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực và trong 6 năm gần đây tôi vẽ tranh Trừu tượng.


      II. Vấn đề dân tộc tính hay nhân loại tính ở trong địa hạt Hội họa, theo ý tôi không quan trọng, điều quan trọng: tác phẩm có đẹp? Có nói lên được cái gì ở trong một kích thước hạn định? Và có thỏa mãn được sự đòi hỏi của tiến bộ hay không?


      Ngày nay, chúng ta biết Hội họa qua kỹ thuật Tây phương. Chúng ta đã có những họa sĩ nhà nghề do trường Mỹ thuật đào tạo liên tiếp từ mấy chục năm. Cũng vì được đào tạo với phương pháp Tây phương nên những họa phẩm Việt Nam đều mang nặng kỹ thuật tạo hình của Tây phương, ngay cả ở những họa phẩm vẽ trên lụa hay sơn mài mà có người nhầm tưởng là ở hai loại trên có dân tộc tính; chính thực, chúng chỉ được cấu tạo một phần bằng nguyên liệu Việt Nam cón kỹ thuật diễn tả hoàn toàn theo lề lối Tây phương. Sự kiện này chẳng làm chúng ta ngạc nhiên, vì kỹ thuật hội họa Tây phương đã lan tràn trên khắp mặt địa cầu từ nửa thế kỷ nay. Nước Nhật, một quốc gia đã có nền Họa cổ điển rất riêng biệt, mà từ lâu các họa sĩ Nhật hầu hết đều vẽ tranh sơn dầu là loại tranh xuất xứ tại Âu Châu, hơn nữa, họ cũng vẽ đủ trường phái để theo kịp đà tiến hóa của Nghệ thuật.


      Vì lý do trên, chúng ta chỉ biết rằng những tác phẩm hội họa do các họa sĩ Việt Nam sáng tạo là tinh hoa của dân tộc VIệt Nam đóng góp vào khu vườn Mỹ thuật Nhân loại và người thưởng ngoạn bất cứ ở không gian nào vẫn có thể cảm thấy linh hồn Việt Nam tụ đọng trong một kích thước nào đó, trong một hòa sắc, hình thể nào đó, dù cho họa phẩm ấy thuộc loại nào, như vậy, tôi thiết tưởng chúng ta đã có tinh thần Dân tộc trong Hội họa.


      III. Trong 18 năm nay mê theo đuổi con đường Hội họa mới, tôi đã tìm kiếm và khai thác khả năng của Hội họa qua các trường phái, kết quả làm tôi sung sướng nhất là nhìn thấy nền Hội họa mới Việt Nam đang lớn mạnh trong tay những họa sĩ trẻ và dân chúng đã bắt đầu tìm hiểu cũng như định cho nó một giá trị, một vị trí.

      Hôm nay, tôi không còn là kẻ lữ hành cô độc.


      IV. Tác phẩm đẹp nhất đối với tôi là tác phẩm sắp thành hình trên mặt vải. Nó "sống" chập chờn trong tiềm thức, trong nỗi băn khoăn, rạo rực, mà chỉ có mình tôi nhìn thấy, cảm thấy nó đang vui đùa trong máu, trong hồn, trong nhịp thở, trong mọi sinh hoạt nhỏ bé của tôi giữa cuộc đời rộng lớn. Nói thế, có lẽ hơi "trừu tượng", nhưng là sự thật.

      Vì nghĩ vậy, nên tôi chưa thấy có bức tranh nào đẹp - theo ý tôi để giải thích.


      V. Ngành Hội họa Việt Nam hiện ở thời kỳ khai triển. Những phòng tranh được trình bày liên tiếp tại Sài Gòn đã chứng minh sức làm việc mãnh liệt của các họa sĩ Việt Nam. Mỗi phòng tranh là một tiến bộ. Căn cứ vào đấy, chúng ta có quyền tin tưởng vào tương lai của nền Họa Việt Nam, miễn là mỗi cá nhân họa sĩ phải định hướng rõ ràng vị trí và tài năng của mình để có thể biết mình chỉ làm được đến đâu, và nên đi vào cửa nào giữa hàng trăm khuôn cửa mở, để tránh thất bại làm hao mòn trí tiến thủ.


      Trả lời thêm ngoài 5 vấn đề đặt ra trong cuộc phỏng vấn:

      1) Trong đoạn ghi tiểu sử, tôi có viết lần Triển lãm thứ ba của tôi dự định vào năm 1966 tại Sài Gòn. Sự thật như thế đấy anh ạ.


      Ở đoạn trên, chắc anh đã nhận thấy cứ 5 năm tôi trình bày một lần: 1951, 56, 61, sở dĩ tôi phải để một thời gian lâu như thế vì như anh biết những thì giờ tốt đẹp nhất trong một ngày để sáng tác, tôi không được sử dụng, tôi chỉ còn làm việc hầu như quanh năm với ánh đèn, với muỗi; vả lại, tôi muốn mỗi phòng triển lãm của tôi ít nhất phải ghi lại trong tâm người thưởng ngoạn một chút kỷ niệm về sự cố gắng của cá nhân trong phạm vi nghệ thuật. Muốn thâu được kết quả đó, yếu tố thời gian là yếu tố quyết định.


      Về điểm "yêu cầu thêm" thứ 2, tôi đâu có dám từ chối, nhưng thực tình tôi chưa vừa ý bức tranh nào thật. Nói thế, có thể một phần không đúng, vì chẳng nhẽ cả mấy chục bức tranh treo la liệt trong phòng tôi mà anh đã nhìn thấy lại không có bức nào làm tôi vừa lòng hay sao? Đến đây tôi xin giải thích tâm trạng của con người sáng tạo. Sở dĩ tôi dám trả lời anh (người thay mặt cho độc giả Bách Khoa) với sự thẳng thắn ấy chẳng phải những tác phẩm do tôi cấu tạo đã phụ tôi, nhưng chính vì tôi không đủ tài năng để "cai trị" Nghệ thuật. Sự suy tư của tôi nếu có rộng rãi và súc tích trong thời kỳ thai nghén, nhưng đến lúc nỗi suy tư ấy đi qua năm đầu ngón tay vụng dại thì ước muốn mười phần chỉ đạt được hai, ba ở giai đoạn cuối. Chính vì sự bất tài đó mà tâm hồn tôi luôn lôn bị dồn ép và căm phẫn đến đỗi nhiều khi tôi giận hờn cả sắc màu quen thuộc.


      Một tác phẩm khi đã xong nó còn ám ảnh và làm tôi nghĩ ngợi trong nhiều đêm để sửa chữa cho đúng với ý muốn, tới khi nào một họa phẩm khác chợt hiện lên trong trí não làm mờ hẳn sắc màu, hình thể của tác phẩm đã thành hình. Công việc cứ tiếp diễn như thế, anh nghĩ xem làm sao mà tôi có thể giải thích với độc giả Bách Khoa về bức tranh đẹp nhất? Hơn nữa, như anh đã rõ, một tác phẩm hội họa phải được cấu tạo bằng ba nguyên tắc căn bản thuộc về kỹ thuật tạo hình: Bố cục, hình họa, và màu sắc. Muốn giải thích một bức tranh cho thật đúng để cho độc giả có thể nhận thức được cái đẹp thì bắt buộc bán nguyệt san Bách Khoa phải in lại tác phẩm đó bằng màu (điều kiện này chắc tòa soạn Bách Khoa từ chối, phải không anh?) nếu không in lại được bằng màu mà cố giải thích bằng một cliché đen thì thật tội nghiệp cho người giải thích và cho cả người đọc bài giải thích. Để anh khỏi thắc mắc và cũng để tạ lỗi cùng độc giả Bách Khoa, tôi xin nói qua một chút về nghệ thuật thưởng ngoạn tác phẩm hội họa Trừu tượng, tôi tin rằng không đến nỗi vô ích.


      Nguiễn Ngu Í

      (Phỏng vấn các họa sĩ về QUAN NIỆM HỘI HỌA,
      Tạp chí Bách Khoa)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phỏng Vấn Doãn Dân Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2 Nguiễn Ngu Í Hồi ức

      - Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt Nguiễn Ngu Í Hồi ức

      - Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Họa sĩ Hiếu Đệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn các Họa sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn các Nhạc sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn Đinh Cường Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Nhạc sĩ Lam Phương, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

    3. Bài viết về họa sĩ Tạ Tỵ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạ Tỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tạ Tỵ, Người Họa Sĩ Luôn Ưu Tư Về Những Cái Mới (Đinh Cường)

      Tạ Tỵ (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam (Trần Vũ)

      Tạ Tỵ (Long Ân)

      Phỏng vấn Tạ Tỵ (Nguiễn Ngu Í)

      Tạ Tỵ (Báo Hợp Lưu)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm của Tạ Tỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thế Uyên (Tạ Tỵ)

      Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)

      Họa sĩ và người mẫu (Tạ Tỵ)

      Trang thơ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Talawas)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Talawas)

      Họa Phẩm (BuiThanhPhuong.com)

      Tạ Tỵ vẽ các Văn nghệ sĩ (witnesscollection.com)

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)