1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một nhà sưu tập tranh (Thái Tuấn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-8-2022 | HỘI HOẠ

      Một nhà sưu tập tranh

          THÁI TUẤN
      Share File.php Share File
          

       


          Tuyển tập Tranh và Tiểu luận
           Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Trước kia hồi còn ở trong nước, tôi có quen một người Tàu và thường lui tới mua sách báo bút mực ở cửa tiệm của ông ta. Khi quen biết đã lâu ngày, một hôm ông mời tôi tới nhà riêng. Sau mấy tuần trà nước với những câu chuyện xã giao, ông biết tôi vẽ tranh nên cuộc gặp gỡ xoay quanh vấn đề hội họa. Từ trước tôi chỉ biết ông là một thương gia, nên rất ngạc nhiên về những ý kiến của ông đối với nghệ thuật.


      Những ấm trà ngon làm câu chuyện thêm đậm đà thân mật; bỗng ông đứng lên mời tôi sang căn phòng kế cận. Ông lại gần một chiếc rương, lấy ra chiếc hộp gỗ dài và thận trọng mở ra, cầm một bức họa lớn treo lên khoảng tường trống. Chúng tôi ngồi yên lặng để nhìn bức họa. Đó là bức thủy mặc vẽ một cành lựu trĩu nặng bởi năm trái lựu; một vài bông hoa thấp thoáng, ẩn hiện qua cành lá. Bức tranh thật đẹp; tuy cành lá rậm rạp chằng chịt mà vẫn thấy nhẹ nhàng, đơn giản; hòa vào nền giấy, màu sắc tan loãng như những áng mây trên một bầu trời rực sáng. Thỉnh thoảng ông nhìn tôi song vẫn giữ yên lặng. Một lúc khá lâu chừng như biết tôi nhìn ngắm đã thỏa thích, ông quay nhìn như muốn tôi cho biết ý kiến. Tôi nói: "Từ trước tới giờ, tôi biết rất ít về loại tranh thủy mặc; chưa được xem nhiều và có xem phần lớn là những bản sao chép hoặc in lại. Bức tranh này, tôi rất thích ở tinh thần phóng khoáng, không có những tiểu xảo, không có sự quá tham lam ở phần hình sắc; song xin thú thực rất ngạc nhiên nét vẽ có đôi chỗ hình như ngập ngừng, vụng về.


      Ông bạn tôi cười vang thích thú. Không nói lời nào, ông thong thả gỡ bức họa xuống, và lấy một bức khác thay vào chỗ bức tranh vừa cất đi. Thoạt nhìn tôi thấy không khác gì bức vừa cất đi. Song xem kỹ có phần rực rỡ trau chuốt và có sự hoàn chỉnh hơn. Không đợi ý kiến của tôi, ông bạn tôi nói ngay: "Bức họa này tôi mua khi mới bắt đầu sưu tầm tranh; giá nó đắt hơn bức họa mà ông vừa xem; song đây chỉ là bức tranh sao chép lại; bức kia mới là bản chính.”


      Thấy tôi có vẻ suy nghĩ, ông ta nói tiếp: "Từ khi tôi làm công việc sưu tầm tranh đến nay, kể cũng khá lâu, học hỏi được nhiều. Trước kia tôi chọn lựa tranh chỉ căn cứ vào chữ ký, tên tuổi, cái dấu cái triện, niên đại này niên đại kia ở những bức mà thị trường tranh thường nhắc đến. Song ông cũng rõ ngày nay những người chuyên môn sao chép tranh giỏi lắm, như bức tranh ông vừa xem đấy.” Tôi hỏi ông: "Như vậy thì làm thế nào mà ông phân biệt được?" Ông nghiêm trang đáp lại: “Trước hết mình phải thích tranh thật sự; sau đó để cho cái lòng mình lựa chọn; đừng có tin vào cái đầu.” Tôi vẫn không chịu ý kiến của ông nên hỏi lại: "Dù sao thì bây giờ khoa học đã tiến bộ; với những phương pháp những dụng cụ tân tiến, người ta có thể phân biệt một cách chắc chắn tranh giả tranh thật chứ?” Ngẫm nghĩ một lúc ông nói: "Đúng là như vậy. Nhờ phương pháp khoa học có thể khám phá bức tranh giả hay bức tranh thật, đó cũng chỉ là cái biết gián tiếp. Nhưng khoa học làm sao có thể giúp ta nhìn ra cái tinh thần nghệ thuật hay không nghệ thuật ở bức họa.”



         Kịch Sĩ, sơn dầu (Thái Tuấn)

      Nhận thấy ý kiến của ông có nhiều điều hay hay. Tôi hỏi ông nghĩ sao về những cuộc triển lãm tranh. Ông nói: “Ngày trước bên Trung Quốc không có chuyện đó. Ngày nay thời buổi nào phải theo thời buổi ấy. Riêng tôi nhận thấy nếu có tổ chức cho nghiêm chỉnh cũng được đi nhưng việc mua bán lẫn lộn với việc thưởng ngoạn thật khó lòng. Xem tranh cần có sự yên tĩnh, các cuộc triển lãm thường là ồn. ào, náo nhiệt. Khó mà tập trung tinh thần để thưởng lãm. Vả chăng như ông thấy đó, xem một bức tranh hay, cũng đã mệt; làm thế nào xem một hơi năm ba chục bức. Nếu như mỗi bức họa là mỗi tâm sự của người vẽ muốn bày tỏ với mình. Hơn nữa chen lấn trong cái đám đông, mà mỗi người đến phòng tranh với những mục đích khác nhau. Lại đôi khi có những tổ chức thiếu nghiêm chỉnh; những bức tranh được gài vào giúp vui cho những cuộc bàn luận chính trị, hội họp kinh tế hoặc như một cái nồi tả pí lù, có những lời tuyên bố om sòm, đàn sáo ca hát nhảy múa. Thưởng lãm nghệ thuật trong cái không khí như vậy kể cũng khó khăn.”


      Nhận thấy ông đang vui vẻ, tôi hỏi thêm: "Thường tôi nhận thấy loại tranh thủy mặc Trung Hoa cho đến nay vẫn ở trong những khuôn sáo cũ với những đề tài tre trúc, hoa lá, chim chóc, được nhắc đi nhắc lại. Như vậy có sợ lỗi thời không?” Ông ta nhìn tôi: "Ông muốn nói lỗi thời có nghĩa là xưa cũ phải không? Hãy thử nhìn ra chung quanh ông. Những đóa hoa, những cành lá, bầu trời và những đám mây muôn hình sắc; ông có thấy cũ chăng? Cái Đẹp bao giờ cũng mới lạ, và nói cho cùng cái Đẹp chẳng có mới cũ và nghệ thuật với cái tinh thần của nó chẳng có chuyện cũ mới. Những cành tre lá trúc nhìn thấy nơi bức họa đã chuyển hóa thành sắc màu hình nét; song dù hình sắc ấy có điêu luyện rực rỡ tới đâu, chẳng qua như chiếc áo khoác. Người nghệ sĩ có phong độ dù có mang chiếc áo rách vẫn để lộ cho ta thấy phong cách của họ. Những người vẽ sau bắt chước chỉ là kẻ đi mượn áo. Cũng như vẽ Đức Phật, vẽ bông sen mà mong thành vị thiền sư thì thật quá dễ dãi.”


      Ông ngưng lại nhấp một chút trà, rồi tiếp:


      "Trước kia tôi thích tranh thì ít, mà sưu tầm tranh vì cái lợi thì nhiều, dần dà làm quen với tranh, cải thích thật sự nó đến, làm át cái lợi."


      Trong lúc tiễn chân tôi ông cười: "Hồi nãy nghe ông chê bức họa có đôi nét vụng về xen lẫn với hình sắc điêu luyện. Theo tôi đó là cái chân thực của người vẽ hiển lộ. Ở đời làm gì có chuyện toàn bích; những nét vụng về như khoảng rách của chiếc áo; chẳng hại gì cho phong cách của người nghệ sĩ vì đã không muốn làm chuyện tiểu xảo; là vá víu mảnh vải đẹp lên chiếc áo của mình."


      Chúng tôi vừa đi vừa tiếp theo câu chuyện. Khi ra đến cổng ngoài, ông dừng lại, ngắt một chiếc lá ở bụi trúc đưa cho tôi mà nói: "Ông hãy nhìn kỹ chiếc lá này; cùng là lá trúc mà có chiếc nào giống chiếc lá nào đâu.”


      Rồi ông cười thân mật: "Tôi nói thật họa sĩ các ông chẳng làm nên cái Đẹp, chính cái Đẹp đã làm ra người nghệ sĩ.”


      Sau lần gặp gỡ ấy, tôi ngẫm nghĩ mãi câu nói cuối cùng và từ đó chẳng còn tin tức gì về ông ta. Mãi về sau, trên một đường phố Paris, tình cờ tôi gặp người con trai ông, anh ta cho hay ông bố anh đã mất sau khi về Đài Loan ít lâu và cũng cho tôi biết phần lớn số tranh của nhà sưu tập hiếm có ấy, đã được tặng cho Viện bảo tàng nghệ thuật ở nơi ông an nghỉ.

      Thái Tuấn

      Nguồn: Tuyển Tập Tranh và Tiểu Luận,VAALA 1996

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một nhà sưu tập tranh Thái Tuấn Tạp luận

      - Họa sĩ Nguyễn Gia Trí Thái Tuấn Tiểu luận

      - Con thuyền giấy Thái Tuấn Tạp bút

      - Gửi Em Thái Tuấn Thơ

      - Buổi chiều đẹp Thái Tuấn Thơ

    3. Bài viết về họa sĩ Thái Tuấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thái Tuấn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans (Nguyễn Hưng Quốc)

      Thái Tuấn, Vài Nét Thấy Người Phụ Nữ Việt (Viên Linh)

      Thái Tuấn (Thụy Khuê)

      Vĩnh biệt họa sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật Thái Tuấn (Trịnh Cung)

      Những ngày cuối cùng của họa sĩ Thái Tuấn (Hàm Anh)

      Phỏng vấn Thái Tuấn (Nguiễn Ngu Í)

      Tưởng niệm họa sĩ Thái Tuấn

       (cothommagazine.com/)

      Thái Tuấn Nghệ Sĩ (1918-2007)

       (Nguyễn Xuân Sơn)

      Thái Tuấn thiếu nữ, nét thơ trong họa phẩm

       (Luân Hoán)

      Họa Sĩ Thái Tuấn  (Mai Thảo)

      Họa Sĩ Thái Tuấn  (art2all.net)

      Sau phút cuối cùng! Tại nhà cố họa sĩ Thái Tuấn (1918 – 2007)  (Thái Kim Lan)

       

      Tác phẩm của Thái Tuấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một nhà sưu tập tranh (Thái Tuấn)

      Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (Thái Tuấn)

      Con thuyền giấy (Thái Tuấn)

      Gửi Em (Thái Tuấn)

      Buổi chiều đẹp (Thái Tuấn)

      Slide Show

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)

      Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nụ Cười Của Nàng Joconde (Liễu Trương)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)