1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng Vấn Thái Tuấn (Nguiễn Ngu Í) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-11-2003 | HỘI HOẠ

      Phỏng vấn Thái Tuấn về Quan Niệm Hội Họa

        NGUIỄN NGU Í
      Share File.php Share File
          

       

      1. Theo ý bạn, thì hội họa ngày nay ở Việt Nam có những xu hướng nào đáng kể nhất, và riêng bạn hiện đã ngả về xu hướng nào hay bạn tự tìm lấy một đường lối riêng biệt?

      2. Nếu có người cho rằng Hội họa phải có dân tộc tính thì có người lại cho rằng Hội họa cần phải được Quốc tế hóa. Theo ý bạn, hai lập luận trên đây có trái nghịch nhau không và bạn có nghiêng về lập luận nào không?

      3. Xin bạn cho biết những công trình tìm kiếm và những kết quả của bạn trên địa hạt Hội họa.

      4. Trong các họa phẩm của bạn, bức nào bạn cho là hợp hơn cả với đường lối riêng của bạn và xin bạn vui lòng giải thích rõ các đặc tính của tác phẩm đó.

      5 Xin bạn cho biết ý kiến về tình trạng hiện tại và triển vọng của ngành Hội họa Việt Nam?


      THÁI TUẤN



          Họa sĩ Thái Tuấn tự họa

      Tên thật: Nguyễn Xuân Cống

      Sanh ngày 11-9-1918 ở Hà Nội.

      Dự thính trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (1939-1940). Rồi đọc sách về Thẩm mỹ học và về phê bình Hội họa. Đến 1954 mới bắt đầu vẽ.

      Triển lãm ở Pháp văn đồng minh hội (1957) và triển lãm chung ở phòng Triển lãm Đô thành (1959) với Duy Thanh, Ngọc Dũng, Vị Ý, Lê Thị Quang, Đào Sĩ Chu, Phạm Thị Khanh.

      Dự các cuộc triển lãm mùa Xuân 1959, 1960, 1961, 1962.


      Trong Hội đồng giám khảo tuyển lựa tranh Triển lãm mùa Xuân 1960 và 1962.

      Đặt việc viết Phê bình hội họa ngang với việc sáng tác.

      Đã cộng tác với Sáng tạo, Văn nghệ mới, Thế kỷ hai mươi, Văn nghệ.

      Phụ trách mục Nghệ thuật ở đài phát thanh Sài gòn (1959-1960).

      Hội họa Việt Nam hiện thời chưa có những xu hướng rõ rệt. Họ dọ dẫm về kỷ thuật tuy có đem lại hình thức diễn tả khác nhau nhưng phần lớn vẫn chưa thoát ra ngoài cái tinh thần cũ: dùng hội họa như một phương tiện để ghi chép: người, sự vật, cảnh trí, hoặc cái lối "kể chuyện" bằng bức họa. Tôi nghĩ rằng: hình thức mới không thể tạo ra một tinh thần mới. Tuy nhiên trong cái đám lộn xộn đó, có một số nhỏ đã đem lại cho Hội họa Việt Nam những khám phá mới mẻ, những ý thức tiến bộ về nghệ thuật. Riêng phần tôi, tôi không hề nghĩ đến chuyện đi tìm một đường lối riêng biệt. Có riêng biệt hay không là do ý thức về nghệ thuật của mình tạo ra; không thể là công việc tính toán tìm kiếm trong phạm vi kỹ thuật. Tôi thấy Picasso đúng khi ông nói: "Je ne cherche pas, Je trouve".


      Người nghệ sĩ cũng như mọi người khác. Không thể thoát được những ảnh hưởng do hoàn cảnh xã hội mình sinh sống, trong đó "tính chất dân tộc" là một. Khi sáng tác, những ảnh hưởng đó tất nhiên để lại dấu vết trên tác phẩm. Phải coi những dấu vết đó là những thứ ngoài "ý muốn nghệ thuật" của nghệ sĩ. Văn hóa, chính trị, kinh tế tạo ra "dân tộc tính". Nghệ sĩ không tạo ra được mà cũng không tự ý loại bỏ đi được; cho nên không cần đặt thành vấn đề. Vả lại một họa phẩm đã được coi là có giá trị nghệ thuật, thì không thể vì là của người nước này hay người nước kia vẽ mà nó sẽ mất hết giá trị nghệ thuật.


      Việc tìm hiểu về hội họa của tôi, tôi thường do theo kinh nghiệm trong sách vở, kinh ngiệm trong đời sống và kinh nghịệm trong công việc hành nghề. Tất cả soi sáng lẫn cho nhau và cho tôi một nhận định: dù là sinh hoạt ở trong bộ môn văn nghệ nào, điều quan trọng nhất là trình độ ý thức về nghệ thuật của con người làm văn nghệ. Kỹ thuật cũng là do cái ý thức đó tạo ra.

      Về lối vẽ của tôi, tôi chú trọng đến tinh thần đơn giản, thanh đạm, muốn dùng rất ít đường nét, rất ít màu sắc và ưa để những khoảng trống lớn trong tranh.


      Về tình trạng hiện tại của ngành Hội họa Việt Nam, có thể tóm tắt như sau:

      Một số tài năng đang thời kỳ phát triển mạnh, có nhiều hứa hẹn chắc chắn trong tương lai. Phần đông, họ là những họa sĩ trẻ tuổi, mà giá trị và tài nghệ được một số đông anh em văn nghệ sĩ ở các bộ môn khác hoan nghênh. Ngược lại, tranh họ vẽ không "đắt khách", thành thử "hàng họ" ế đọng; bế tắc phương tiện. Nhiều tác phẩm đành nằm trong tưởng tượng. Có muốn nghiên cứu tìm hiểu thì cũng thiếu sách vở giá trị. Báo chí của ta phần đông coi nhẹ vấn đề nghệ thuật; vì vậy công việc thông tin cũng như phê bình hội họa đã để cho một tờ báo ngoại quốc "làm mưa làm gió". Những bài phê bình thiếu ý thức về nghệ thuật, không hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, cái lối phê bình "thằng mù chỉ đường cho thằng sáng" cứ đều đặn sản xuất như vậy sẽ làm bối rối và đánh lạc người xem tranh. Tôi mong mỏi báo chí hãy đặt thành vấn đề; hãy nắm lấy dư luận về nghệ thuật. Tất cả triển vọng của ngành Hội họa Việt Nam cũng chỉ có thể đặt tin tưởng vào sự trợ lực của các ngành nghệ thuật anh em khác.


      Tôi xin góp thêm vài ý kiến phụ: Công việc giáo dục thẩm mỹ cho công chúng là công việc đòi hỏi một tổ chức quy mô cùng những phương tiện và quyền hạn mà người họa sĩ không thể có được; vả lại công việc chính của người nghệ sĩ là sáng tác chứ. Cho nên việc giáo dục thẩm mỹ là một bổn phận của nhà nước phải thi hành đối với dân chúng. Ở các nước tân tiến, công việc đó người ta làm từ khi người công dân còn ở tuổi thiếu nhi. Ở nước ta, công việc đó quả là đã bị coi nhẹ. Còn việc buôn bán tranh là một việc có tính cách thương mại. Điều đó phải có giới gọi là "lái tranh" lo liệu cho họa sĩ.


      Thời nào thì công chúng cũng thích tranh như nhau. Có khác là thời tiền chiến thì người ta vừa thích xem tranh vừa thích mua về treo ở nhà, còn công chúng ở sau thời chiến tuy thích tranh nhưng mua rất ít. Có lẽ tiền hiếm chăng?


      Nguiễn Ngu Í

      (Trích Tạp chí Bách Khoa)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phỏng Vấn Doãn Dân Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2 Nguiễn Ngu Í Hồi ức

      - Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt Nguiễn Ngu Í Hồi ức

      - Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Họa sĩ Hiếu Đệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn các Họa sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn các Nhạc sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Phỏng vấn Đinh Cường Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

      - Nhạc sĩ Lam Phương, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn

    3. Bài viết về họa sĩ Thái Tuấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thái Tuấn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans (Nguyễn Hưng Quốc)

      Thái Tuấn, Vài Nét Thấy Người Phụ Nữ Việt (Viên Linh)

      Thái Tuấn (Thụy Khuê)

      Vĩnh biệt họa sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật Thái Tuấn (Trịnh Cung)

      Những ngày cuối cùng của họa sĩ Thái Tuấn (Hàm Anh)

      Phỏng vấn Thái Tuấn (Nguiễn Ngu Í)

      Tưởng niệm họa sĩ Thái Tuấn

       (cothommagazine.com/)

      Thái Tuấn Nghệ Sĩ (1918-2007)

       (Nguyễn Xuân Sơn)

      Thái Tuấn thiếu nữ, nét thơ trong họa phẩm

       (Luân Hoán)

      Họa Sĩ Thái Tuấn  (Mai Thảo)

      Họa Sĩ Thái Tuấn  (art2all.net)

      Sau phút cuối cùng! Tại nhà cố họa sĩ Thái Tuấn (1918 – 2007)  (Thái Kim Lan)

       

      Tác phẩm của Thái Tuấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một nhà sưu tập tranh (Thái Tuấn)

      Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (Thái Tuấn)

      Con thuyền giấy (Thái Tuấn)

      Gửi Em (Thái Tuấn)

      Buổi chiều đẹp (Thái Tuấn)

      Slide Show

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)