1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vùng Tuyệt Mù Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-12-2012 | VĂN HỌC

      Vùng Tuyệt Mù Nguyễn Thị Thanh Bình

        THỤY KHUÊ
      Share File.php Share File
          

       

      Cái đó, cái mà cho đến hôm nay, chưa một vị thiện- trí-thức, chưa một vị bồ-tát nào mô tả được hình tướng, xác định được thể chất, cái đó có thể giản dị như mưa và nắng, hiện hữu rất tự nhiên -mặt trời lại mọc lúc đêm tàn- nhưng cũng lại có thể vô cùng phức tạp, ẩn hiện vô lường... (1)


      Cái đó của Vũ Khắc Khoan thường hay hiện về trong tôi như một hiển linh, một hiện diện. Nhưng càng hiện diện bao nhiêu, "nó" lại càng "tuyệt mù" chừng ấy. Có lẽ trong văn chương ta, trừ Vũ Khắc Khoan ít người chú ý đến "cái đó". Phải vậy mà ta ít khi có văn chương đích thục chăng?


      Tòi đã từng đọc truyện của Thanh Bình, trong truyện cửa Thanh Bình tôi chưa bắt gặp cái đó. Hôm nay, được đọc thơ của Thanh Bình (2). Tôi thích. Dường như trong thơ, Thanh Bình đang đi tìm cái đó.


      Đêm rủ nhau nằm bên sương cỏ

      Trái đất thơm da thịt ướt mềm

      Có phải tình nào cũng như gió

      Càng thổi cho đầy dập tắt thêm.


      Có và Không cùng một lúc. Hỏi đấy. Đáp đấy. Phủ định. Xác định. Đều có cả. Nhung cả hai đều mơ hồ, đều vắng mặt như nhau: Tình là gió? Gió là tình? Đầy? Vơi? Vơi? Đầy? Thổi? Tắt? Ai đi đâu? - Đêm. Ai rủ nhau nằm? - Đêm. Đêm nằm trên Đất: hình ảnh đẹp, lạ và bí mật. Ở Thanh Bình có sự hẹn hò, hoan lạc giũa đêmđất. Ở Thanh Bình dường như đang chớm nở ý hướng khám phá nhũng bí mật của thiên nhiên và thòi gian, muốn thiên nhiên hóa, vật chất hóa con người:


      Em nhỏ nhoi như một hạt bụi

      Anh không thể cắn em ra nữa

      (Gió)


      và người thơ không nề hà, mặc cả trái tim:


      Bán cho em trái tim của anh

      Dù nhịp điệu bất thường tan nát

      Anh cứ giao hàng rồi phiêu bạt

      (Mặc cả)


      Dường như người thơ còn muốn xé thời gian và không gian: Muốn lấp những khoảng cách, để tìm đến một thực tại đầy, không trống, không chia. Nhưng chính "cái đó" cũng lại là không tưởng:


      Hãy khép cửa chia niềm quá khứ

      Miếng thời gian huyên náo ngoài kia

      (Đi qua)


      Thơ Thanh Bình mang nỗi đau về những cõi không biết của con người; cõi ấy mênh mông, vô tận, và cũng là con đường của nghệ thuật: con đường tìm tòi, nhưng không biết thực hiện như thế nào? Bản chất nó là gì? Vẽ thế nào? Viết thế nào? Thế nào là thơ? Là không thơ? Là hội họa? Là dòng sông? Là con người? Là cuộc tình?


      Em biết vẽ thế nào về một dòng sông ngồi khóc

      Những giọt nước mắt sám hối

      Đắn đo mặc cả từng niềm đau đá cuội

      Vâng em biết tô màu thế nào cho hài hòa với hạnh phúc bèo trôi

      Khi những hạnh ngộ rồi cũng trăm nhánh chia phôi

      Khi những đíên mê rồi cũng trở thành con nước cạn

      Khi anh là những đám rêu rong dật dờ trong mùa tình hạn hán.

      (Vô ảnh)


      Cũng có khi Thanh Bình tìm cách giải thích những câu hỏi về tình yêu, tình người, cuộc sống, nhưng rồi sự trả lời hiện đến chỉ là đêm tối. Đêm là cúu cánh, là tình yêu, là vũ trụ của Thanh Bình:


      Phải không anh rồi em cũng yêu đêm

      Em khát đêm như môi hôn bóng tối

      ...

      Đêm càng sâu em càng không thể sờ chạm nắm với

      (Ngụ ngôn)


      Vật chất hóa những ý niện trừu tượng như "đêm", như "quá khứ" có phải là một cách nhìn vô vọng về thực tại "sờ mó" được của người (yêu) hoặc người (không yêu)? Chối bỏ thực tại hiện thực, để tìm đến thực tại trừu tượng, thực tại vô hình, phải chăng là đi tìm lối thoát cho sáng tác?


      Và sáng tác là gì? Nếu không chỉ chẳng-là-gì-cả. Ở đây, chúng ta gặp lại Vũ Khắc Khoan:


      "Cái đó -chính nó- đôi khi vẫn thấp thoáng trong tôi, hóa trang thành những lời tra vấn trớ trêu, những tại sao ray rứt, lảng đảng quanh tôi, tưởng như dễ dàng nắm bắt, bỗng lại xa vời, nhòa dần, biến hẳn, tuyệt mù" (3)


      Sáng vả sống chẳng qua cũng chỉ mịt mùng hai chữ tuyệt mù. Và dường như Thanh Bình đang tìm đến vùng tuyệt mù đó.

      Chúc Thanh Bình thượng lộ bình an.

          (Lời giới thiệu tập thơ

          Trốn Vào Giấc Mơ Em, Paris, cuối thu 1996)


      Thụy Khuê

      (Sóng Từ Trường, Văn Nghệ xb, 1998)

      1. Đọc Kinh của Vũ Khắc Khoan, An Tiêm, 1990, trang 14.

      2. Trốn Vào Giấc Mơ Em, thơ Nguyễn Thị Thanh Bình, Thanh Văn xuất bản, Los Angeles, California 1997.

      3. Đọc Kinh của Vũ Khắc Khoan, An Tiêm, 1990, trang 15.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nói chuyện với dịch giả Trần Thiện Ðạo Thụy Khuê Phỏng vấn

      - Giáo Sư Nguyễn Văn Trung Thụy Khuê Nhận định

      - Trí Thức Và Văn Nghệ Miền Nam Đứng Trước Văn Hóa Và Triết học Tây Phương Thụy Khuê Phỏng vấn

      - Lê Thị Lựu, ấn tượng hoàng hôn (1911-1988) Thụy Khuê Nhận định

      - Paris, người Việt và tranh Lê Tài Điển Thụy Khuê Nhận định

      - Trần Thị Ngh., Lạc Đạn và mười truyện ngắn Thụy Khuê Khảo luận

      - Võ Đình: Tâm, Thân, Văn Và Vẽ Thụy Khuê Phỏng vấn

      - Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Thụy Khuê Khảo luận

      - Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ Thuỵ Khuê Giới thiệu

      - Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ của mình Thụy Khuê Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Thanh Bình

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Những Người Biết Yêu (Hồ Đình Nghiêm)

      Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Phúc)

      Vùng Tuyệt Mù Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê)

      Nguyễn Thị Thanh Bình (Học Xá)

      Thơ dịch sang Anh ngữ (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Nói Chuyện Với Nguyễn Thị Thanh Bình (Thụy Khuê)

      Nguyễn Thị Thanh Bình (Vĩnh Hảo)

      Tiểu sử tóm lược (hocxa.com)

       

      Tác phẩm Nguyễn Thị Thanh Bình

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Những tra vấn tháng 4 tự trả lời

      (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Thơ dịch sang Anh ngữ (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Trang Thơ Nguyễn Thị Thanh Bình

      (Nguyễn Thị Thanh Bình)

      Truyện: Giấc Mơ Của bão, Khỏa Thân Đêm,

      Mùa Xuân Ở Trần Gian, Lạc Bóng, Mùi Của Lửa

       

      Cảm tưởng về ngày 30/4 (tienve.org)

      Tháng Tư Vữa (vanchuongviet.org)

      Trả Lời Phỏng Vấn (talawas.org)

      Nói Về Tác Giả Một Thuở Làm Trùm (luanhoan.net)

      Bài đã ấn hành (damau.org)

      Nguyễn Thị Thanh Bình phỏng vấn (tienve.org)

       

      Thơ: Ác Mộng Đỏ (talawas.org)

      Liberty or Death, Việt Nam là của Việt Nam tự do!,

      Tự do đâu là khúc hát nửa vời (tienve.org)

      Thơ phổ nhạc (quoctoqn.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)