1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-02-2016 | VĂN HỌC

      Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

      Sơ Lược



        Nhà văn Trần Hoài Thư
      Lão ngồi khâu di sản / Kim đâm mà không hay... (Trần Văn Sơn)

      Nghệ thuật là tuần báo văn học nghệ thuật, phát hành vào ngày thứ bảy. Số đầu tiên ra ngày 1-10-1965. Số cuối cùng là số 57 phát hành tuần lễ 10-11 tới 15-11 năm 1966. Nghệ thuật có mặt trên văn đàn được hai năm...


      Chủ nhiệm, chủ bút: Mai Thảo. Tổng Thư ký tòa sọan: Thanh Nam. Kể từ số 18, thêm nhà thơ Viên Linh phụ trách thư ký tòa sọan.


      Bắt đầu số 30, tòa sọan chỉ còn Mai Thảo (chủ nhiệm kiêm chủ bút), Viên Linh: Tổng thư ký tòa sọan.


      Về hình thức, khổ báo là khổ lớn, bằng nửa khổ giấy nhật trình. Số trang cho mỗi số là 34.


      Về nội dung, bao gồm 4 phần. Phần 1 là Vấn đề - Nhận định. Phần 2: Thơ - Kịch - truyện. Phần ba: Truyện dài. Phần bốn là Mục Thường Xuyên gồm: Thời sự nghệ thuật, Những người viết mới và Nghệ thuật và bạn đọc.


      Với một tờ báo thuần túy văn học nghệ thuật, lại phát hành hàng tuần, bìa lại là bìa offset màu rực rở (đến số 49 mới thay đổi mẩu bìa), - thì quả là một hiện tượng lạ trong sinh họat văn học nghệ thuật bấy giờ.


      HÀNH TRÌNH CỦA TẠP CHÍ NGHỆ THUẬT


      Một bông hồng cho Nghệ Thuật



        Một tấm biểu ngữ treo trên đường phố Sài Gòn loan báo một tờ báo mới sắp ra đời, tuần báo   Nghệ Thuật xuất bản vào tháng 10, 1965.  Hình Năm Ròm cung cấp. (nguồn: Internet)

      Thực hiện một tạp chí thuần túy văn học nghệ thuật đã khó, huống hồ tờ báo là một tuần báo thì phải khó khăn gấp bội phần. Hãy nghe thư ký Tòa sọan Viên Linh giải bày về nỗi khó khăn này:

      Sau một tuần làm việc, hoàn thành một tố báo và sửa soạn một số báo khác, tòa soạn Nghệ Thuật thường kiểm điểm rhững bài vở đã chọn đăng số này và sẽ chọn đăng trong số tới, cùng là những ghi nhận rút ra từ các thư tín của bạn đọc cũng như các nhà văn nhà thơ, các tác giả cộng tác thường xuyên. Sau mỗi tuần làm việc thường là chẳng bao giờ bằng lòng. Ngồi trước tờ báo mới chưa khô mực, có một nô nức và một băn khoăn. Bạn đọc gửi bài về nhiều lắm, nhưng tại tao lại chỉ chọn đăng được ít thế. Mỗi tuần ít ra cũng là trên một trăm lá thư, kèm theo là những sáng tác, nhưng truyện chọn quá ít và thơ chọn không được nhiều. Nói chung thì thơ của những người làm thơ trẻ tuổi bây giờ vững vàng, có suy nghĩ, có tư tưởng, ở trên một bực những người trẻ tuổi những năm trước.


      Nhưng nếu vấn đề kỹ thuật đạt được như vậy thì vấn đề đề tài còn quanh quẩn lắm. Đồng ý là ngày nay thơ tình hết rồi, tiếng kểu tán tự cũng không còn nữa. Nhưng vẫn chỉ là thân phận, là cuộc chiến, là hỏa châu, là những vấn đề chung. Thơ là vấn đề riêng. Thơ là thế giới riêng trong đó một người làm thơ phải là giáo chủ, không liên kết gì tới thế giới khác. Tạo dựng một thế giới riêng đồng thời là xây dựng một ngôn ngữ riêng. Chọn vấn đề chung để nói, là lựa chọn tư cách kẻ cộng đồng : làm một công dân có từng ấy nhiệm vụ và quyền lợi. Do đó mà thơ giống nhau quá : thường có những bài hay mà không đăng được : nỏ hay chung chung, không mở được thểm một cảnh cửa nào hết.


      ● Bạn đọc muốn nhiều truyện ngắn hơn, nhưng một tuần lễ có được hai truyện ngắn đã là khó. Chúng ta có nhiều nhà văn tên tuổi, nhưng không phải tháng nào cũng viết được một truyện ngắn. Có người nhiều năm mới cầm lấy bút. Trong - hai truyện ngắn lại cần có một truyện dịch, có thể là nặng, khó đọc, nhưng cần thiết đọc khó. Tờ Nghệ Thuật đã chạn con đường phá thạch ngay từ số 1. Cho nến dẫu có truyện chưa tới cái ngà ngọc nhưng nó là tinh huyết, đành phải quí tiếng khóc hơn tiếng cười.


      ● Về mặt mỹ thuật, nhiều khó khăn không thể tưởng tượng. Có giấy để in là quí, có anh em sắp chữ là quí, có điện là quí. Nó chạy chậm vì nhân công hiếm, người thạo nghề đã đi lính, bây giờ chuyên viên offset là đàn bà, anh em sắp chữ, chạy máy, là thiếu niển nhiều hơn thanh niên. Và điện là một cụ già nhiều bệnh.

      (Nghệ Thuật số 24)

      Bông hồng thứ hai


      Một điểm nổi bật của Nghệ Thuật là tờ báo đăng rất nhiều tin tức thời sự về văn học nghệ thuật. Thời ấy, có lẽ chúng ta ít để ý đến ông văn hào này chết, tác giả kia vừa hoàn thành cuốn sách, ông họa sĩ nọ triển lãm tranh, hay tin về một đêm đọc thơ , một vở kich được trình diễn... Có rất nhiều để phải cần nhớ: những lo âu, những tin tức chiến sự, Mỹ oanh tạc Bắc Việt, hay những ngày những đêm cùng với chiến trường mặt trận. Giữa một bản tin trên nhật báo trang nhất và một bản tin trên Nghệ Thuật, đối với chúng tôi, bản tin trên nhật báo cần lưu tâm hơn...


      Bây giờ, ý nghĩ này đổi khác. Những bản tin trên trang nhất ấy đã để lại những biến cố đau thương như những vết sẹo trên thân thể, nhưng những bản tin trên tuần báo Nghệ Thuật đã khiến chúng tôi ngẫng đầu. Bởi đó là những thước phim bằng chữ, chứng tỏ miền Nam đi quá xa miền Bắc, trong lảnh vực văn học. Điều này được thể hiện và phản ánh qua những tin thời sự nghệ thuật tràn ngập trên Nghệ Thuật hàng tuần.


      Chúng tôi xin chọn một số tin được đăng trên Nghệ Thuật để giúp quí bạn thấy rõ điều này.



       

      (Nhấn vào hình để phóng lớn)

      Trên đây chúng tôi chỉ chọn một số tin thời sự nghệ thuật tiêu biểu trên một vài số để giúp quí bạn có cái nhìn về sinh họat nghệ thuật tại Saigon vào nửa năm cuối 1966.


      Không hiểu bây giờ Việt Nam có cái không khí tấp nập về sinh hoật văn học nghệ thuật như miền Nam đã có cách đây hơn nửa thế kỷ không?


      Bìa mới và điềm chẳng lành


      Kể từ số 49, việc từ tranh bìa offset với màu sắc rực rở, qua những họa phẩm của những họa sĩ nổi tiếng, không còn thấy nữa. Mẫu bìa mới được thay vào

      Sự thay đổi mẫu bìa được chủ nhiệm Mai Thảo giải thích lý do:

      (....) Nhưng mẫu bìa mới này, mà không phải là những mẫu bìa offset cũ, mới phản ảnh đúng thực tinh thần và đối tượng của tờ Nghệ Thuật. Là diễn đàn này không chịu đánh lừa bằng hình thức, rũ bỏ một lần chót cái thái độ thỏa hiệp, không tiêu phí cho những lối ấn loát nhiều mầu phù phiếm, và như vậy để có thể lên tiếng mãi và sống lâu hơn. (NT số 49)

      Bây giờ nhìn lại hai mẫu bìa, tôi nghĩ rằng, chính những lời giải thích kia là cố che dấu một điềm chẳng lành như cái điềm xấu mà nhà văn Mai Thảo đã trải qua trong thời ông chủ trương tờ Sáng Tạo.


      Từ cái bìa màu in offset rực rở khiến ai ai cầm lên phải tấm tắc khen thầm. Nó không phải được dùng để lừa mị người đọc. Trái lại là khác., Những tranh hình của các họa sĩ nổi tiếng in như cuốn lịch treo tường, cọng vào phần nội dung - nếu hay, thì lại càng làm tăng vẽ bề thế của tạp chí từ nội dung đến hình thức, chứ sao mà lại lừa dối được?


      Mặt khác, nhà văn Mai Thảo đã đề cập đến hai chữ thỏa hiệp. Ông không muốn nội dung mang tính chất thỏa hiệp. Nhưng mà một câu hỏi. Thỏa hiệp với ai? Câu trả lời: thỏa hiệp với kẻ đã bỏ tiền ra bảo trợ, để Nghệ Thuật có những bìa báo lộng lẫy mà chắc chắn chưa có báo văn nghệ nào đẹp sang như thế trong lịch sử báo chí văn học nghệ thuật miền Nam.


      Qua hồi ức của nhà thơ Viên Linh đăng trên báo Người Việt, ông cho biết tờ Nghệ Thuật có nhận sự tài trợ từ thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ - chủ tịch Ủy Ban Hành pháp trung ương thời bấy giờ. Số tiền dĩ nhiên rất lớn. Người làm việc đều trả lương. Nhuận bút thì trả hậu.


      Bây giờ, có lẽ ngân quỉ cạn hay vì một điều kiện gì đó mà nhà văn Mai Thảo không đồng ý nên ông phải dùng “chiến thuật đánh giặc nhà nghèo” chăng.


      Giống như Sáng Tạo, khi nhà văn Mai Thảo đăng nguyên một bài dài phản công tố cáo “bọn bảo thủ phản tiến hóa” đã tìm cách triệt hạ Sáng Tạo, để rồi chỉ hai tháng sau, Sáng Tạo chết thì Nghệ Thuật cũng vậy: Sau khi bìa được thay đổi từ số 49, thì cũng hai tháng sau, tuần báo Nghệ Thuật nằm xuống vĩnh viễn, sau khi phát hành số 57!


      Nghệ thuật và người viết mới


      Đây là mục thường xuyên, có nghĩa Nghệ Thuật chú trọng đến việc giới thiệu những tài năng mới.


      Sự chú trọng này qua bài viết của Mai Thảo:

      “Nói chuyện với những người viết mới,với những dấu chân sáng nay xuống núi, với những tiếng nói mới đây thôi nhập cuộc, những ý thức thoạt kia thôi vào đời, tôi có cảm tưởng đứng trước một bãi biển sớm mai, mặt bãi phẳng gương, chân trời xa và xanh, và trước mắt tôi, đang đầy lên, đang đổ về. đang dâng tới một ngọn triều thanh xuân dào dạt. Trong cái hướng đang dâng bát ngát của triền đầy những người lữ hành làm nên đoạn đường sau nầy của văn học nghệ thuật Việt Nam đang khởi một cuộc hành trình tập thể đi vào đời sống. Các bạn trẻ làm nghệ thuật của chúng ta hôm nay đứng lên, đông lắm. Những người đi sau đang đuổi kịp, vượt qua, những người đi trước, hiện tượng này trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam là hiện tượng của những đường máu hồng hào sinh khí nhất, những tế bào nhiều sức khỏe nhất, những mầm hạt tươi non phơi phới nhất, và tôi nghĩ đó, và tôi thành thật tin tưởng rằng những người viết trẻ của chúng ta, con đường đi tới của những người viết trẻ của chúng ta, với những nhành hoa đang mọc lên tự lòng tay và khối óc những người viết trẻ chúng ta đích thực và duy nhất là nơi có chân trời, mùa màng của nghệ thuật, tương lai của văn học.“ (NT số 18)

      Suốt 57 số, chúng ta nhận thấy rất đông, đông lắm như nhận xét của nhà văn Mai Thảo. Trong số có những người sau này thành danh như Ngô Nguyên Nghiểm, Triều Uyên Phượng, Mường Mán, Phạm Triều Nghi (một bút hiệu của Phạm Ngọc Lư), Trần Dzạ Lữ, Nguyễn Tịnh Đông, Nguyễn Vạn Hồng, Huy Tưởng, Chu Trầm Nguyên Minh, Lâm Chương...


      Nhận xét về mục này, nhà văn / nhà thơ Lâm Chương nhớ lại qua bài nói chuyện với nhà thơ Triều Hoa Đại:

      “... Những năm về Sài Gòn, tôi tập viết văn xuôi. Ông Mai Thảo đăng trên Nghệ Thuật, trong mục ‘Những Người Viết Mới’ . Tôi mắc cở, không gửi cho Nghệ Thuật nữa. Tôi gửi bài cho báo khác, chẳng thấy đăng. Nghe thuật lại rằng, có một nhà văn lớn (đã mất rồi) đọc bài bản thảo của tôi, lần nào cũng kêu lên: ‘Thằng Phá Hoại. Thằng Phá Hoại’ và ném vào sọt rác. Từ ấy, tôi không viết văn xuôi. Sau này, nghĩ thương ông Mai Thảo. Ông cho ‘Thằng Phá Hoại’ vào mục ‘Những Người Viết Mới’ là nâng đỡ lắm rồi!” (Lên Rừng Đếm Lá - Triều Hoa Đại)

      Tại sao ông mắc cở. Phải có lý do. Hãy nhìn những Cung Tích Biền, Cao Thọai Châu, Tần Vy... Họ bắt đầu hành trình văn thơ qua cánh cửa của Nghệ Thuật, nhưng không phải cánh cửa của Những Người Viết Mới, mà ngược lại họ vào thẳng lòng Nghệ Thuật như những người viết xứng đáng được trao tặng vòng hoa A+.


      Mục Giới thiệu những người viết mới là con dao hai lưỡi, nếu người chủ bút không thận trọng. Nó có thể làm người được giới thiệu “thừa thắng xông lên”, nhưng nó cũng làm người ấy xấu hổ, mặc cảm. Một ví dụ là trên Hiện Đại, nhà thơ Nguyên Sa giới thiệu Viên Linh, Hoang Vu (bút danh của Nguyễn Xuân Hoàng) là tài năng mới. Sau này, nhà thơ Viên Linh trong bài viết về tạp chí Hiện Đại đã tỏ ra bất mãn vì Nguyên Sa đã giới thiệu ông là tài năng mới, còn Hoang Vu thì sau đó chẳng còn thấy một bài thứ hai xuất hiện trên Hiện Đại nữa (Muốn biết rõ xin đọc TQBT số 66, số 67).


      Tôi đọc thật nhiều báo văn nghệ nhưng thú thật tôi chưa bao giờ thấy báo nào đăng thơ của một tác giả nhiều như Nghệ Thuật đăng thơ Tần Vy. Thơ Tần Vy đăng hầu như thường xuyên và trang trọng trên hầu hết các số Nghệ Thuật kể từ khi Viên Linh phụ trách thư ký tòa sọan. Lúc ấy nhà thơ nữ này chắc là phải trẻ lắm - 18 là cùng. (Năm 1966 người chị ruột của Tần Vy là một thí sinh kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp - kỳ thi mà tôi là một giám khảo chấm thi). Tên Tần Vy lại được xếp chung với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Viên Linh, Nguyên Sa, Trần Dạ Từ hay những nhà thơ nổi tiếng khác... .


      Theo nhận xét của chúng tôi, Tần Vy là nhà thơ có thực tài. Tuy nhiên, có một điều là thơ Tần Vy không tạo nên một cõi riêng cho mình, mà bài nào bài nấy đều “chung chung không mở được thêm một cánh cửa nào hết” (nhận định của nhà thơ Viên Linh về những người làm thơ trẻ mà chúng tôi vừa trích dẫn)


      Ví dụ bài thơ sau đây được đăng trên Nghệ Thuật số 24, để bạn đọc thẩm định.

      TẦN VY


      Cơn Gió Mùa Hạ


      Bằng những cơn gió từ biển khơi

      Em sẽ đem anh vào cuộc phiêu lưu.

      Để tìm đến những thung lũng mơ ước.

      Hãy hóa thân thành chiếc diều con

      mà em đã làm trong những ngày còn bé.

      Và em sẽ đem anh vào miền an nghỉ ở thinh không.

      trong cơn gió mùa hạ.

      Số 57, số cuối cùng


      Số 57 phát hành tuần lễ từ 19-11 tới 25-11-1966, gồm những bài sau đây:

      Viên Linh: Trong một tháng nay

      Mai Thảo: Văn Nghệ và cuộc sống

      Trần Thiện Vũ: Dostoievsky và những kẻ đáng thương

      Trần Triệu Luật: Thực tại trong văn chương

      Trương văn Ngọc: Chiến tranh và tai nạn qua tác phẩm Thụy Vũ

      Du Tử Lê: Giữa đời

      Hoang Luỡng Hòai: Đêm ở đó

      Thơ của Boris Pasternak - Thành Văn - Phạm Triều Nghi- Trinh NH - Nguyễn Tịnh Đông

      Những người viết mới:

      Nguyễn Tây Sơn, Thế Tùng, Nguyễn Xuân Hùng

      Nguyễn Ngoài Trung: Đọc tác phẩm mới Đàn Ông của Võ Phiến

      Viên Linh: Từ đó.

      Số cuối cùng, ta đọc gì ở bài viết của chủ nhiệm Mai Thảo và Tổng thư ký Viên Linh để có thể biết thêm về một ra đi vĩnh viễn của một tờ báo, để chia sẻ cùng với nỗi buồn, nỗi đau hay niềm tự hào mà họ đã làm nên một tờ báo lịch sử?


      Không.


      Viên Linh trong bài “Trong một tháng nay” cho biết: “Tháng này văn chương có kinh văn chương hôi hám và rây rớt trên đôi chân của một người đàn ông.”


      Đọan cuối cùng, ông kể là ông thấy cơn ác mộng trong một cơn mê sảng thật sự:

      “Ác mộng không dìm chết nổi ai, nhưng ác mộng đưa tôi tới gần những chân tường cao vút. Bức tường cao lắm, trơ vơ ẩm ướt. Tôi đứng ngó bức tường. trên ấy có khắc tên tôi. Tên tôi khắc sâu vào lớp vôi vữa hoen rêu...”

      Riêng Mai Thảo, qua Văn Nghệ và cuộc sống, thì không có một chữ nào nói lên tình trạng bi quan. Bài viết chỉ là những ghi nhận những thực trạng của sinh họat văn nghệ và những đề nghị (ngày 14-11, ngày 15-11). Đọan cuối của bài ghi nhận này được viết vào ngày thứ năm 17-11 nhân dịp Cung Tích Biền ghé thăm tòa sọan:

      Thứ năm 17-11


      Cung Tích Biền vừa từ Cà Mâu về ghé thăm tòa sọan. Vẫn viết đều. Có chân tình và nhiệt tình ở những điều anh nghĩ và đã viết ra. “Phải ra thóat những cái mòn cũ, những cái nhàm chán. Phải biết đứng trên nhau ném cái nhìn bao trùm xuống thấp, phải biết đứng thật xa ném cái nhìn rộng rãi trở về. Anh thấy phải như thế ?” Biền hỏi tôi. Cố nhiên là thấy như thế, bao giờ mà chẳng thấy như thế. Diễn đàn này là để như thế. Đất đai mới cho những dấu chân mới và những cái nhìn mới. Với những cái đã mòn cũ, nó đứng ở phía bên kia. Với những cố gắng tìm đường, nó đứng chung một phía.

      Đấy là những giòng chữ cuối cùng in trên một số báo cuối cùng của chủ nhiệm Mai Thảo và tổng thư ký Viên Linh sau 2 năm có mặt.


      *


      Xin được cám ơn nhà thơ Viên Linh. Chúng tôi mong rằng, ông sẽ không còn những cơn ác mộng, mê sảng mà nhà thơ đã gặp khi thực hiện tờ Nghệ Thuật nữa. Và tên ông, khắc trên bức tường cao vút kia, trong nỗi cô đơn tột cùng không phải chỉ một mình ông thấy trong cơn ác mộng đâu. Trái lại rất nhiều người đều thấy: thấy về sự đóng góp tích cực và lớn lao của ông để chúng ta phải tự hào rằng miền Nam đã có một nền văn học lẫy lừng, tự do nhân bản và sáng tạo để còn ngẩng đầu sau ngày 30 tháng 4, 75.


      Riêng nhà văn Mai Thảo, qua bài viết, chúng ta càng thương ông hơn bao giờ. Ông là nhà văn. Nhưng ông lại lao vào con đường đầy sạn đạo mà lẽ ra nhà văn không thích hợp chút nào. Bởi nhà văn cần giấy cần chữ, cần bàn viết, cần sự bình lặng của tâm hồn... Chứ nhà văn không cần máy in chạy rầm rập, nỗi lo toan về bài vở, về giấy in... hay làm sao để mỗi ngày báo mỗi khời sắc. Nhà văn cần tự do, độc lập chứ không phải bị bó buộc hay bị chi phối bởi một thỏa hiệp nào...


      Vậy mà ông vẫn lao vào, chấp nhận gánh trên vai những khối đá tảng. Để có Sáng Tạo. Để có Nghệ Thuật. Để có Vấn Đề. Để có Văn trước 1975 và sau 1975 ở Mỹ.


      Trần Hoài Thư

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)