1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyệt san Văn Hóa Á Châu (40 số) (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-11-2019 | VĂN HỌC

      Nguyệt san Văn Hóa Á Châu (40 số)

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

      Trích từ bản thảo của Tạp chí Thư Quán Bản Thảo số 87
      (sắp phát hành vào tháng 12-2019)


      Nguyệt san Văn Hóa Á Châu – cơ quan phổ biến tinh thần của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu. Số 1 phát hành tháng 4 năm 1958... Chúng tôi không rõ báo bị đình bản năm nào. Số thứ tự của báo đước xếp theo năm. Ví dụ năm 1958 là tập I số 1, tập I số 2… Năm 1960 là tập III số 1, tập III số 2…


      Tạp chí có một chủ nhiệm duy nhất là Nguyễn Đăng Thục. Chỉ có thư ký Tòa soạn là thay đổi. Trước tiên là Lê Xuân Khoa (kể từ số 15). Kể từ năm thứ tư, Lê Thành Trị thay Lê Xuân Khoa giữ phần hành Thư Ký tòa soạn.


      Sau đây là một phần trong bảng tuyên ngôn, để giải thích tại sao VHAC lại có mặt:

      “Dân tộc Việt Nam vốn thuộc về tinh thần văn hóa Hoa Ấn, mới được tiếp xúc với Âu Mỹ trong khoảng vài ba thế kỷ gần đây và nhất là trong ngót một thế kỷ dưới sự bảo hộ của nước Pháp. Trong khoảng thời gian này chúng ta thực đã trực tiếp với Âu Tây nhưng chúng ta lại bị gián đoạn với tinh thần Á châu cố hữu của chúng ta vì một dân tộc đã mất chủ quyền chính trị thì đồng thời cũng mất tự do phát triển quốc túy quốc hồn..”

      (VHAC số 1, Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu)

      Những điểm nổi bật của tạp chí, so với các tạp chí văn hóa khác:


      – Là tờ báo biết lợi dụng sức mạnh của tập thể.


      Tập thể đây là hội viên. Họ là một nguồn tài trợ chính trong việc duy trì tờ báo. Họ cũng là chất xám để phổ biến những tài liệu văn hóa hiếm hoi, chưa hề được phổ biến. Thật hiếm để có những bản dịch như: “Lịch sử những mối tương quan giữa Đông Dương và Java trong thời cổ”, “Văn kiện ngoại giao giữa Nhật – Bản và V.N”, “Bài văn bia tại Lăng Cha Cả”, “ Ngọc tinh liên Phú của Mạc Đĩnh Chi”, “Các Ngữ-tộc trong tỉnh Kontum của D. Thomas” v.v…


      Thú thật, qua công việc sưu tập sách báo cũ miền Nam, tôi có dịp đọc nhiều, nhưng chưa có tạp chí nào lại là một kho lưu trử những tài liệu về văn hóa Đông Tây rất quí giá như tạp chí VHAC.


      – Là một tờ báo mà người viết thuộc thành phần trí thức, có kiến thức cao. Người đọc cũng vậy.


      – Là tờ báo mà mục đọc sách chẳng những dành cho những tác phẩm Việt Nam mà còn ngoại quốc. Mục này chỉ mở ra vào năm thứ ba, những tác phẩm ngoại quốc là những tác phẩm rất thịnh hành như:

      “Le manifeste démocratique” của Ferdinand Peroutka,

      “Le diner en ville” của Claude Mauriac,

      “Aux Indes avec Gandhi” của Edmond Privat,

      “Où va le Japon” của Henry van Strealen v.v…

       

      Các tác phẩm VN được điểm sách là những tác phẩm quen thuộc ví dụ Đời Phi Công của Toàn Phong hay Xây Dựng nhân sinh quan của Nghiêm Xuân Hồng. Khen cũng có và chê cũng thẳng thừng. Riêng cuốn Xây Dựng nhân sinh quan của Nghiêm Xuân Hồng được điểm đến hai lần và lần nào cũng khá kỷ có nghĩa là chiếm nhiều trang. Cả hai lần đều “chê” hơn là khen. Trần Lâm thì vuốt sau khi “chê”:


      Tác phẩm của ông Nghiêm Xuân Hồng mang lại cho người đọc sự thắc mắc và tiếc rẻ: Tôi có cảm tưởng ông chưa nói hết những đoạn đường ông tính đi trong cuộc hành trình tư tưởng của ông và của nhân loại. Những điều chưa nói hết đó, và những đoạn đường chưa đi hết đó, lại là những thứ mà hiện nay chúng ta đang cần. Chúng ta mong chờ và trông cậy ở ông… (Trần Lâm, đọc Xây Dựng Nhân sinh quan của Nghiêm Xuân Hồng tập III số 3).


      Còn bài đọc của Trần quí Thành thì nặng tay:

      Để tổng kết một bài vô tình đã thành ra quá dài này, tôi chỉ xin nhắc lại với Nghiêm tiên sinh rằng triết học, tuy không phải là khoa học theo kiểu thực nghiệm, nhưng là một khoa học thực thụ. Không phải đố ai cũng tự học lấy được. Có lẽ cũng vì quá coi thường nó, nên tiên sinh đã vấp vào những lố bịch đáng phàn nàn như tôi lược lại trên kia.


      Vậy xin tiên sinh tha cho tôi cái tính thực thà, đã dám nêu những khuyết điểm kia ra. Tôi đã chỉ làm vì chân lý. Dầu sao tác phẩm của tiên sinh cũng không thể để như vậy được. Nó vừa sai vừa có hại…

      Kết luận


      Với 38 số báo trong bốn năm phát hành đều đặn, VHAC đã đóng góp 18 bài viết về Triết Học, 22 bài về Tôn Giáo, 70 bài về Văn Hóa & Xã Hội, 6 bài về Nghệ Thuật, 32 bài về Văn Học, 62 bài về lịch sử địa lý, 26 bài về Điểm sách. (Hai số cuối cùng chưa kể trong bảng phân loại này) , rõ ràng nguyệt san Văn Hóa Việt Nam là một tạp chí có công rất lớn trong việc phát huy văn hóa dân tộc, nghiên cứu tinh thần Á Châu và dung hợp tư tưởng Đông Tây.


      Trần Hoài Thư

      tranhoaithu42.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)