|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Vào năm 17 tuổi, tôi nhận được một lá thư quan trọng, ấn tượng nhất trong cuộc đời đeo đuổi “giấc mộng văn chương”. Lá thư ấy có nội dung như sau: “Kính gởi ông …/ Chúng tôi đã nhận được hai truyện ngắn của ông gởi đến. Trong số này, chúng tôi sẽ in truyện ngắn: “Con nai nhỏ trên đoạn đường gian nan” (1) . Riêng truyện ngắn “Con thằn lằn” không in được, vì bị Bộ Hốt cắt đục (1) cho là có sai phạm/ Chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông. Kính chúc ông sức khỏe và tiếp tục có nhiều sáng tác mới/ Ký tên : LÊ NGỘ CHÂU, Chủ nhiệm Tạp chí Bách Khoa”.
Thật khó tưởng tượng nổi cảm giác một cậu bé học trò mới tập tành viết lách khi nhận được những lời lẽ trân trọng bằng chính nét bút của Chủ nhiệm một tạp chí nghiên cứu – lý luận – sáng tác uy tín bậc nhất miền Nam. Đó là truyện ngắn đầu tay tôi được in với bút danh Tần Hoa và cũng là sáng tác duy nhất tôi được nhận nhuận bút (với số tiền gần bằng một tháng lương công chức thời kỳ trước 1975).
Hơn 30 năm qua, dù cuộc sống với biết bao xáo trộn thăng trầm, đã không ít lần tôi phải gác bút để lo bươn chải chuyện áo cơm, thế nhưng cứ mỗi lúc tình cờ tìm gặp và đọc lại lá thư của ông Chủ nhiệm Bách Khoa trong những ngăn kéo cũ, tự nhiên một khát vọng nào đó của tuổi trẻ còn lẩn khuất ở trái tim bỗng cháy bùng lên dữ dội.
Dĩ nhiên lá thư nói trên, không thể làm cho tôi lập tức trở thành nhà văn. Nó cũng không làm cho tuổi trẻ tôi xấu hoặc tốt hơn người khác. Nhưng chắc chắn ký ức của tôi sẽ nghèo đi rất nhiều nếu thiếu mất một kỷ niệm tuyệt vời như vậy. Điều rất lạ, cho đến mãi về sau, dù đã in được nhiều đầu sách và thường xuyên cộng tác trên nhiều mặt báo cả nước, tôi vẫn chưa từng nhận được một lá thư hoặc một lời nói động viên nào từ các nhà xuất bản hoặc các ông chủ bút trân trọng như vậy.
Ông Lê Ngộ Châu sinh ngày 30-12-1922 tại làng Phú Tải, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trước khi sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Bách Khoa, ông từng làm hiệu trưởng một trường trung học ở Hà Nội (1951). Trước 1975, tòa soạn Bách Khoa đặt tại nhà riêng của bà Châu (Nghiêm Ngọc Huân), số 160 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu quận 3 TP HCM) - là một địa chỉ rất quen thuộc của văn đàn thường được các nhà nghiên cứu, học giả, nhà văn, nhà biên dịch tên tuổi lui tới cộng tác như: Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983), Bình Nguyên Lộc (1914-1988), Bùi Giáng (1926-1998), Đông Hồ (1906-1969), Giản Chi (1904…), Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí (1908- 1993), Nguyễn Văn Xuân (1921…), Phạm Ngọc Thảo (1922- 1965), Quách Tấn (1910-1992), Trần Văn Khê (1920…), Võ Hồng (1921-… ), Vương Hồng Sển (1902-1996), v.v…
Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đánh giá: “Trong lịch sử báo chí của nước nhà, tờ Bách Khoa có một vị trí đặc biệt. Không nhận trợ cấp của chính quyền, không ủng hộ chính quyền mà sống được 18 năm từ 1957 đến năm 1975 bằng tờ Nam Phong, có uy tín tập hợp được nhiều cây bút giá trị như tờ Nam Phong, trước sau các cộng tác viên được khoảng 100 người”. (Hồi ký, tr. 145)
Nhà văn Vũ Hạnh (lúc này còn có bút danh Cô Phương Thảo) trong lúc làm cán bộ kháng chiến hoạt động nội thành đã “chọn tạp chí Bách Khoa làm mảnh đất chính cho việc cầm bút”. Nhà văn Nguyễn văn Xuân đánh giá ông Lê Ngộ Châu là người làm báo đứng đắn nhất của làng báo miền Nam.
Qua 426 kỳ báo của Bách Khoa, mỗi kỳ chỉ in một truyện ngắn (hoặc truyện dài nhiều kỳ), nhưng hầu như nhiều cây bút thành danh sau này tại miền Nam đều xuất hiện sáng tác đầu tay nơi đây. Trong đó, có thể kể những nhà văn tên tuổi đã xuất thân từ “lò” Bách Khoa như: Nguyễn thị Hoàng, Y Uyên, Hoàng Ngọc Tuấn…
Vào cuối tháng 9 hồi năm ngoái (2006), nhà báo Lê Ngộ Châu đã vĩnh viễn ra đi. Thời điểm đó, do tình hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề trên nhiều tỉnh miền Trung, nên tang lễ của ông ít người chú ý. Tuy nhiên, với những gì ông đã làm được với tạp chí Bách Khoa, chắc chắn sẽ còn được nhớ mãi, bởi điều đó đã để lại sự đóng góp to lớn cho một giai đoạn phát triển của sự nghiệp văn nghệ và báo chí nước nhà.
(Nguồn: Damau.org 15.05.2007)
Ghichú:
(1) Bộ Hốt cắt đục: lúc này báo chí thường dùng từ này để ám chỉ Bộ kiểm duyệt.
Truyện này được TQBT sưu tầm và đăng lại trong phần VĂN BÁCH KHOA
- Trăn trở cùng tác giả “Phóng sinh chữ nghĩa” Trần Trung Sáng Nhận định
- Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu Trần Trung Sáng Tạp bút
• Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ (Phạm Phú Minh)
• Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)
• Từ Nam Phong Tới Bách Khoa (Nguyễn Văn Lục)
• Viết Về Tạp Chí Bách Khoa (TQBT 48)
• Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
• Tạp chí Bách Khoa (Võ Phiến)
• Bổ túc thêm về Tạp chí Bách Khoa (Huỳnh Văn Lang)
• Chủ bút Bách Khoa (Người thủ hầm)
• Nhà văn viết về "duyên nợ" Bách Khoa (Trần Hoài Thư)
• Bách Khoa, nơi từ đó... (Trùng Dương)
• Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Văn Đàn Tình Thoại (Phan Du)
• Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu (Trần Trung Sáng)
• Hai mươi năm! (Võ Thị Diệu Hằng)
• Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)
- Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)
- Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa
(Nguyễn Thụy Hinh)
- Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)
- Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)
• Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)
• Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)
• Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... (Trần Hoài Thư)
• Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) (Trần Hoài Thư)
• Ðọc ‘Trọn Bộ Dòng Việt,’ nhớ người xưa bạn cũ (Viên Linh)
• Thư Tòa Soạn (Văn Hóa Việt Nam)
• Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In (Luân Hoán)
• Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên (Luân Hoán)
• Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải)
• Về một tờ báo cũ (Trần Hoài Thư)
• Số báo cuối cùng của Ba Tạp Chí Văn Học Miền Nam (Trần Hoài Thư)
• Tòa soạn Quán Văn (Trương Văn Dân)
• “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)
• Vài tác giả của tạp chí Tư Tưởng (Viên Linh)
• Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Tri Tân, Thanh Nghị (Nguyễn Thức)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay (Nguyễn Duy Diễn)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí (Nguyễn Xuân Hiếu)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)
• Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học (Nguyễn Văn Lục)
• Vài Số Báo Về Một Cố Đô Đã Chết (Viên Linh)
• Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |