|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Tạp chí Bách Khoa số 141, năm 1962
Nếu bây giờ có ai hỏi tôi “xuất thân” từ đâu, tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời: “Từ lò Bách Khoa.”
Tôi nói lên điều trên không phải vì đây là bài viết đặc biệt cho Bách Khoa hay vì anh chị C. vốn có một đặc tính hiếu khách rất đáng phàn nàn đôi khi, vì ai đã thường lui tới Bách-Khoa đều cảm thấy những thăm hỏi mà anh chị C. dành cho người nào cũng như người nào, rằng mình không phải là thứ gì đặc biệt cả, song cũng chính vì vậy mà mỗi người tới Bách-Khoa đều cảm thấy nơi đó có một không khí gia đình đặc biệt. Tôi viết vì cảm thấy có bổn phận, cái bổn phận của một phần tử trong gia đình, nhân ngày giỗ kỷ niệm, không thể không trở về họp mặt với một món quà để góp mặt, bù vào những ngày lo làm ăn buôn bán, ở phương xa...
Thỉnh thoảng có dịp ghé qua tòa soạn Bách-Khoa, khi vui miệng kể về sinh hoạt hiện tại của mình, về những dự án tương lai, tôi thường bắt gặp trong đôi mắt của anh chị C. một tia lóe lên thích thú. Rồi nhân lúc câu chuyện tạm ngưng, thường là chị vừa cười vừa nói:
“Chóng thật. Mới ngày nào, hồi cô mới tới chơi với chúng tôi cách đây bẩy tám năm, tôi còn nhớ cô mặc cái áo dài hàng Nilfrane màu rêu, tay cầm cái bóp nhỏ bằng bàn tay, tóc cắt ngắn không uốn và cô cũng không cả dùng phấn son ... trông đến là thơ ngây.”
Đang huênh hoang nói cười về những dự án tương lai, nghe nhắc lại cái thủa “khi ấy em còn thơ ngây”, tôi không khỏi hơi thấy ngượng, nói chữa:
- Thì chị thấy bây giờ tôi cũng đâu có dùng son phấn và cũng đâu có thay đổi bao nhiêu đâu ...
Cách đây bẩy, tám năm. Lần đầu tiên xuất hiện dưới bút hiệu Trùng-Dương với truyện ngắn “Sao Rụng” đăng làm hai kỳ trên tạp chí Bách-Khoa với số tiền nhuận bút là một ngàn bảy trăm đồng và đó là lần đầu tiên tôi ăn một cái Tết hết sức là sang trọng, cái sang trọng đối với một sinh viên nghèo thường đến trường bằng một cái xe đạp cọc cạch như tôi.
Hồi đó tôi đang theo học năm thứ hai ở Luật. Tôi đến với Bách-Khoa qua lời giới thiệu của anh V.P. Tôi cũng không nhớ là trông tôi ngây thơ ở cái chỗ nào khi mà tâm hồn tôi lúc đó đang phải chịu đựng những khủng hoảng nặng nề của tuổi mới lớn – những khủng hoảng đến từ mọi phía dồn ép tôi vào một góc: bản thân, gia đình, học đường, xã hội... (Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi là sao hồi đó tôi chưa tự tử, dù ý tưởng đó đã đến với tôi hơn một lần). Cũng trong thời kỳ này tôi rất muốn có cơ hội tìm hiểu về nguyên nhân đã đưa đến sự thất bại của phe quốc gia vào những năm 45-54. Vì thế, sau khi đọc cuốn “Giã Từ” của anh V.P., tôi nảy ra ý định viết thư làm quen với anh. Trong thư có một đoạn như vầy:
“Tôi thèm khát cái kinh nghiệm của các ông hồi kháng chiến.” Lá thư hồi âm của anh V.P. có một đoạn như sau (vì tôi ký tên thật và bỏ chữ “thị” mà tôi vẫn chê là yếu ở giữa đi, nên anh V.P. đã ngỡ tôi thuộc phái nam) “... Còn tôi, tôi lại tiếc là không còn đủ hăng say để tham dự vào thời đại của các anh”. Chúng tôi quen nhau từ đó. Tôi đưa cho anh V.P. đọc một vài truyện ngắn của tôi viết và anh đã chọn “Sao Rụng” để làm quà ra mắt của tôi với Bách Khoa nói riêng, và giới văn nghệ nói chung.
Tuy thế, dù cơ hội đã đến với tôi từ năm 1965, nhưng tôi không thể sử dụng nó triệt để vì lý do: tôi vẫn còn đắm mình trong những cơn khủng hoảng nội tâm triền miên nên chưa có bao nhiêu bình tĩnh cũng như kinh nghiệm sống cần thiết cho sáng tác. Đó là nguyên do tại sao trong khi có nhiều cây bút đồng lứa và cùng đến với Bách Khoa đồng thời với tôi đã rời BK để tung mình ra ngoài và liên tiếp xuất hiện trên nhiều tạp chí quen thuộc với tâm trạng của một kẻ táo bón kinh niên về văn chương. Đã thế, lâu lâu viết được một truyện đưa đến BK còn bị từ chối vì lý do thiếu hấp dẫn như hai truyện khác đăng trên tạp chí này tạp chí nọ chẳng hạn. Thú thực những lúc đó, tôi hận anh C. thề không thèm viết cho BK nữa. Nhưng dần dần, tôi thấy là anh cũng có lý khi phải đọc kỹ truyện của tôi trước khi đăng, và sự thận trọng mà anh có là cho tôi chứ không phải cho anh. Về sau này, lăn lộn trong báo giới, tôi càng cảm mến anh C. hơn nữa ở chỗ mặc dù tình trạng vật chất hiện đang mỗi ngày một sa sút, nhưng anh vẫn cố gắng duy trì tờ Bách Khoa thay vì khai tử nó cho rồi. Thành ra, một khi nhận viết cho Bách Khoa tức là hoàn toàn vì lý do tình cảm mà viết. Đã có lần tôi đề nghị anh để cho tôi viết cho BK một cái truyện dài, nhưng anh từ chối không rõ vì sao. Nhưng điều tôi biết chắc là tính anh cẩn thận lắm: anh chỉ đăng một cái truyện dài khi nào anh đã nắm trong tay phân nửa bản thảo. Trong lúc này, viết được phân nửa bản thảo thì thà là viết hết rồi đưa in thành sách cho được việc. Tuy nhiên, tôi tự nhủ sang năm sẽ gắng đưa cho anh phân nửa bản thảo xem anh còn từ chối vào đâu được nữa!?
Nói đến gia đình Bách Khoa mà không nói tới các anh em khác ngoài anh chị C. thì quả là một thiếu sót.
Phải nhìn nhận rằng những anh chị em trong gia đình BK vẫn có một thứ tình đặc biệt dành cho nhau, dù chưa một lần gặp mặt. Tôi xin đan cử một trường hợp.
Hôm đó, tôi được cử đem tiền ra cho nhóm HTN để chi phí vào buổi lễ đặt tên Công trường HTN ở Nha Trang. Tôi lên đường với lời cam đoan là sẽ có người ra đón ở sân bay. Tới nơi, tôi chờ nửa tiếng ở ngoài phi trường, rồi gần một tiếng ở trạm hàng không trong thành phố cũng chẳng có ma nào ra đón. Tôi nặn óc nghĩ ra một người quen ở thành phố cát trắng này để khỏi phải thuê phòng khách sạn và biết đâu lại chẳng dò ra chỗ của anh em trong nhóm. Người duy nhất mà tôi nhớ ra là anh V.H. với một cái địa chỉ hết sức lờ mờ mà tôi tình cờ biết được địa chỉ khi đọc nơi một cái bì thư ở tòa soạn BK cách đó cũng đã mấy năm. Thuê xích lô tới cái địa chỉ nhớ mài mại đó thì được biết tất cả các số nhà trong thành phố đã được đổi lại cách đây mấy tháng. Nhưng rồi tôi cũng dò ra được nhà anh V.H. Sau khi gõ cửa và đứng đợi người ta trả lời, tôi băn khoăn tự hỏi liệu sẽ được tiếp đón ra sao. Rồi một người đàn ông cao gầy đầu sói ra tiếp tôi với đôi mắt dò xét. Nhưng khi nghe tôi xưng tên (bút hiệu) thì đôi mắt ấy không còn vẻ dò xét e dè nữa mà chợt sáng lên với một nụ cười rạng rỡ: “Té ra chị. Nghe danh hoài mà giờ mới gặp!” Tôi thở ra thoát nạn: “Tôi cũng nghe danh anh hoài mà giờ mới gặp.” Và ngay tối hôm đó, mặc dù đang bị cúm, anh V. H. nghe tôi trình bày khó khăn của tôi vì mất liên lạc với anh em trong nhóm HTN, đã xách vê-lô đi hỏi thăm giùm tôi nơi tụ họp của họ và nhờ đó công việc của chúng tôi đỡ bị kẹt phần nào.
Dĩ nhiên, những hội ngộ kiểu lỡ độ đường đáng cảm động như vậy không chỉ xảy đến những người trong gia đình BK mà thôi. Nhưng dầu sao, phải thành thực mà nhận rằng trong cái tình của những người BK với nhau nó vẫn có một vẻ gì đơn sơ mộc mạc làm người cho cũng như kẻ nhận cảm thấy thoải mái dễ chịu. Và một khi bước chân vào BK, mỗi người chỉ còn là một người trong gia đình với những kinh nghiệm đem về kể lại cho mọi người cùng nghe.
Những nhãn hiệu, chức vụ, cả đến tuổi tác v.v… đã được ai nấy cởi ra bỏ ngoài cửa, để sẵn sàng đón nhận nụ cười và lời hỏi thăm với giọng nói lắp suýt soa đặc biệt của anh chưởng môn, người mà anh em mệnh danh là chưa làm phật lòng một ai, hay nếu có thì đó là sự phật lòng vì đã “bị” anh đối xử ... đồng cân đồng lạng với mọi người khác.
TRÙNG DƯƠNG
Tòa Soạn Sóng Thần, 18-12-1971
(nguồn: tạp chí Bách Khoa số 361&362 15-1 và 1-2-1972)
- Trông Vời Quê Mẹ... Trùng Dương Bút ký
- Đọc lại ’Rừng Mắm’ của Bình Nguyên Lộc, lan man nghĩ về Đồng bằng Sông Cửu Long Trùng Dương Nhận định
- Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh Trùng Dương Điểm sách
- Văn Quang mà tôi biết Trùng Dương Hồi ức
- Tưởng nhớ Túy Hồng Trùng Dương Hồi ức
- Đi Tìm Thạch Trung Giả Trùng Dương Hồi ức
- Từ chiếc điện thoại thông minh... Trùng Dương Tạp luận
- Điểm qua vài Web sites lưu giữ sách báo xuất bản trước 1975 tại Miền Nam Trùng Dương Giới thiệu
- Từ Đền Sách Cấm Parthenon ở Đức, tới Chiến Dịch Cộng Sản Đốt Sách Miền Nam 1975 Trùng Dương Tạp luận
- Thiếp trong khung cửa Trùng Dương Hồi ức
• Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ (Phạm Phú Minh)
• Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)
• Từ Nam Phong Tới Bách Khoa (Nguyễn Văn Lục)
• Viết Về Tạp Chí Bách Khoa (TQBT 48)
• Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
• Tạp chí Bách Khoa (Võ Phiến)
• Bổ túc thêm về Tạp chí Bách Khoa (Huỳnh Văn Lang)
• Chủ bút Bách Khoa (Người thủ hầm)
• Nhà văn viết về "duyên nợ" Bách Khoa (Trần Hoài Thư)
• Bách Khoa, nơi từ đó... (Trùng Dương)
• Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Văn Đàn Tình Thoại (Phan Du)
• Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu (Trần Trung Sáng)
• Hai mươi năm! (Võ Thị Diệu Hằng)
• Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)
- Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)
- Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa
(Nguyễn Thụy Hinh)
- Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)
- Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)
• Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)
• Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)
• Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... (Trần Hoài Thư)
• Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) (Trần Hoài Thư)
• Ðọc ‘Trọn Bộ Dòng Việt,’ nhớ người xưa bạn cũ (Viên Linh)
• Thư Tòa Soạn (Văn Hóa Việt Nam)
• Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In (Luân Hoán)
• Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên (Luân Hoán)
• Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải)
• Về một tờ báo cũ (Trần Hoài Thư)
• Số báo cuối cùng của Ba Tạp Chí Văn Học Miền Nam (Trần Hoài Thư)
• Tòa soạn Quán Văn (Trương Văn Dân)
• “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)
• Vài tác giả của tạp chí Tư Tưởng (Viên Linh)
• Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Tri Tân, Thanh Nghị (Nguyễn Thức)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay (Nguyễn Duy Diễn)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí (Nguyễn Xuân Hiếu)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)
• Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học (Nguyễn Văn Lục)
• Vài Số Báo Về Một Cố Đô Đã Chết (Viên Linh)
• Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |