|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà báo Lê Ngộ Châu
Tôi chỉ quen biết anh Lê Ngộ Châu qua thư từ.
Những năm cuối thập niên 50, đang còn là sinh viên ở Paris, sợ luôn sống trong một cộng đồng Pháp ngữ, một ngày kia sẽ quên tiếng mẹ đẻ như nhiều anh lính thợ qua đây hồi đệ nhị thế chiến, tôi thấy cần phải cấp tốc trau dồi Việt ngữ. Hiếm có người Việt quanh mình để trò chuyện, sách cũng đâu có mà đọc trừ phi phải mất thì giờ chạy vào các thư viện đặc thù như ở các Trường Viễn đông Sinh ngữ Langues O (sau nầy là INALCO), Trường Viễn đông của Pháp EFEO, Viện Bảo tàng Guimet,…, chỉ còn một phương tiện, tuy không đầy đủ nhưng cũng còn hơn không, là viết. Nhưng viết chỉ giữ cho mình thì ít thú vị, cần phải có người đọc. Từ đấy có ý nghĩ cho đăng vào báo chí, tôi mạnh dạn viết thư về báo Bách Khoa. Và tôi được anh Lê Ngộ Châu sốt sắng nhận lời. Lại thêm được khuyến khích, tôi siêng năng viết. Cái khó là tìm cho ra đề tài. Là sinh viên, quen với những bài học khoa học, tôi chỉ viết trên những đề tài dính líu đến thời sự khoa học, bắt đầu với những tin tức về hỏa tiễn, vũ trụ, dần dần bước qua các ngành khác như hóa học, vật lý học, sinh vật học…nghĩa là bất cứ một đề tài nào được nhắc nhở đến trong báo chí.
Tôi còn nhớ bài đầu tiên Ta biết gì về cung trăng gởi về, có lẽ nhận thấy vài vụng về trong cách hành văn của tôi, anh Lê Ngộ Châu tự ý sửa chữa vài đoạn. Với lòng tự ái dồi dào của tuổi thanh niên tôi phản ứng ngay tức khắc: tôi viết về một lá thư dài trong ấy có một trang gồm hai cột, bên trái là những dòng viết của tôi, bên phải là những dòng được sửa để so sánh rồi tôi đòi anh chứng minh cái hay ở đâu. Anh không trả lời nhưng từ đây anh không còn sửa một chữ, một câu trong bài, thậm chí anh còn giữ nguyên những lỗi chính tả của tôi! Thỉnh thoảng anh không tiếc lời khen ngợi, như khi tôi gởi về bài Mười năm phát triển khoa học khéo léo lược kể những bài tôi viết trong nhiều năm qua. Thành thử quan hệ giữa chúng tôi tiếp tục rất đằm thắm: tôi gởi bài, anh đăng bài. Anh không trả tiền nhuận bút nhưng thỉnh thoảng gởi quà như những tấm tranh sơn mài, những sách vừa xuất bản ở Sài Gòn, những băng nhạc anh tự ghi lấy vì hồi ấy chưa có bán trên thương trường. Nhờ vậy tôi có được một tủ sách quý thời bấy giờ, nghe được những bài ca Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, Hỷ Khương hò những câu của cụ Ưng Bình…
Một hôm ở Sài Gòn, tôi hân hoan được chị Phan Thị Mai, Giám đốc Công ty Sông Trà, mời ăn cơm mà chị Mai không ai khác là người cộng sự của anh Lê Ngộ Châu hồi trước có phận sự gởi quà qua Pháp cho tôi. Sau một số bài khá lớn đã đăng, anh đề nghị cho xuất bản thành sách. Hoàn toàn đồng ý, tôi giao phó cho anh chọn lựa bài vở và kiếm nhà xuất bản. Rút cuộc hai cuốn Vũ trụ và không gian và Nói chuyện khoa học trong Tủ sách Tiến bộ được Cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản năm 1968. Sau nầy Thầy Nhất Hạnh, tôi vừa mới quen ở Paris nhưng Thầy đã đọc tôi từ Sài Gòn, đặt tôi viết một cuốn sách về tính phái. Viết xong cuốn Giáo dục tính phái, theo lời Thầy dặn, tôi gởi về nhà xuất bản Lá Bối thì được trả lời là họ không in những loại sách nhảm nhí ấy! Sau nầy cũng lại nhờ anh Lê Ngộ Châu chạy kiếm nhà xuất bản Lửa Thiêng để in năm 1973. Nhưng cũng từ đây liên lạc giữa tôi và tạp chí Bách Khoa ít dần lại cho đến 1975.
Năm 1986, về lại quê hương sau 36 năm xa cách, ghé ngang Sài Gòn, tôi không quên lại thăm anh Lê Ngộ Châu ở 160 Phan Đình Phùng. Đây là lần đầu tiên và lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Anh Châu nhìn kỹ tôi, rồi chép miệng: “Xem anh còn trẻ quá và lại rất năng động!” Ở bìa sau các sách của tôi, anh không quên chua vài câu về tiểu sử của tôi, tất anh biết tuổi tác của tôi. Tôi có ý định trở lại thăm anh trước khi ra Huế nhưng rồi bị con cháu lôi cuốn nên không thực hiện được ý muốn. Sau nầy mỗi lần về nước, được nghe là anh đã theo con qua đoàn tụ bên Úc nên tôi không kiếm cách lại thăm anh nữa.
Cho đến gần đây, cháu Diệu Hằng cho biết anh vừa mới mất. Tôi ngậm ngùi không có dịp hàn huyên với anh, một người đã hiểu tôi và giúp tôi nhiều trong bước đầu sự nghiệp văn chương.
Vẫn biết còn có tạp chí Phổ Thông của thi sĩ Nguyễn Vỹ cũng có đăng một số bài khoa học phổ thông của tôi, nhưng sau nầy tôi được thông tin nhiều người biết tôi qua tờ Bách Khoa.
Trong bài giới thiệu cuốn Gửi thương về Huế của tôi do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2006, anh bạn Cao Huy Thuần khen ngợi tôi: "Trong một giai đoạn lịch sử còn quá hiếm thông tin khoa học, những bài viết dễ hiểu, trong sáng của anh đã mang lại những lượng kiến thức đứng đắn, đáp ứng nhu cầu của những đầu óc vừa mới trưởng thành. Giá anh có cơ hội tiếp tục như thế thì vai trò giáo dục của anh đã lớn biết chừng nào!"
Ít năm trước khi bác Hoàng Xuân Hãn mất, tôi được gặp bác ở chùa Trúc Lâm tại thị trấn Villebon miền nam Paris, và trong câu chuyện bác nhiều lần trở lại các bài của tôi đăng trong tờ Bách Khoa cùng các bài của bác, của anh Trần Văn Khê, của các chị Linh Bảo, Minh Đức Hoài Trinh trong số các tác giả tôi may mắn gặp được ở kinh đô ánh sáng. Tôi cũng rất cảm động khi nghe vài người hiện đang làm khảo cứu khoa học bảo đã dấn thân vào con đường nầy nhờ ít nhiều đã có đọc những bài hồi trước của tôi. Và tất cả những mối cảm động nầy đều bắt đầu với tạp chí Bách Khoa và nhất là với anh Lê Ngộ Châu, chủ biên tờ báo.
Tôi không biết quan hệ giữa anh Lê Ngộ Châu và các tác giả khác ra sao, chứ đối với tôi, anh đã là một người giúp tôi nhiều trong bước đầu viết lách, tôi xem đó như là một bàn đạp để tiến lên. Tôi xếp anh trong số những nhà ân nhân đã nâng đỡ tôi trong thuở ban đầu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công việc học hành, công tác để có được ngày nay một địa vị trong xã hội mà mình không hổ thẹn. Xin thành thật cám ơn anh Lê Ngộ Châu và xin cầu nguyện linh hồn anh thảnh thơi nơi chốn phiêu diêu cực lạc.
Xô thành mùa xuân Đinh Hợi 2007
- Trường Viễn Đông Bác Cổ Võ Quang Yến Nhận định
- Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu Võ Quang Yến Tạp bút
• Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ (Phạm Phú Minh)
• Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)
• Từ Nam Phong Tới Bách Khoa (Nguyễn Văn Lục)
• Viết Về Tạp Chí Bách Khoa (TQBT 48)
• Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
• Tạp chí Bách Khoa (Võ Phiến)
• Bổ túc thêm về Tạp chí Bách Khoa (Huỳnh Văn Lang)
• Chủ bút Bách Khoa (Người thủ hầm)
• Nhà văn viết về "duyên nợ" Bách Khoa (Trần Hoài Thư)
• Bách Khoa, nơi từ đó... (Trùng Dương)
• Những Dòng Mực Cuối Năm (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Văn Đàn Tình Thoại (Phan Du)
• Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu (Trần Trung Sáng)
• Hai mươi năm! (Võ Thị Diệu Hằng)
• Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Thương Nhớ Anh Lê Ngộ Châu (Võ Quang Yến)
- Từ Huỳnh Văn Lang đến Lê Ngộ Châu đến các tác giả viết cho Bách Khoa (Nguyễn Thụy Hinh)
- Nhìn lại một số vấn đề của tờ Bách Khoa
(Nguyễn Thụy Hinh)
- Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng (Đặng Tiến)
- Về Một Kinh Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Trung)
• Một buổi chiều (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
• Nước mắt tuổi thơ (Trần Hoài Thư)
• Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)
• Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... (Trần Hoài Thư)
• Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) (Trần Hoài Thư)
• Ðọc ‘Trọn Bộ Dòng Việt,’ nhớ người xưa bạn cũ (Viên Linh)
• Thư Tòa Soạn (Văn Hóa Việt Nam)
• Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In (Luân Hoán)
• Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên (Luân Hoán)
• Tạp chí Văn Học Mới ra đời: Biên khảo, truyện, thơ… (Phan Tấn Hải)
• Về một tờ báo cũ (Trần Hoài Thư)
• Số báo cuối cùng của Ba Tạp Chí Văn Học Miền Nam (Trần Hoài Thư)
• Tòa soạn Quán Văn (Trương Văn Dân)
• “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” (Huy Phương)
• Vài tác giả của tạp chí Tư Tưởng (Viên Linh)
• Giới Thiệu Tạp Chí Nghệ Thuật (Trần Hoài Thư)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Tri Tân, Thanh Nghị (Nguyễn Thức)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Phong Hóa và Ngày Nay (Nguyễn Duy Diễn)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Nam Phong Tạp Chí (Nguyễn Xuân Hiếu)
• Vai Trò Tạp Chí Trong Văn Chương Việt Nam: Đông Dương Tạp Chí (Lưu Trung Khảo)
• Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học (Nguyễn Văn Lục)
• Vài Số Báo Về Một Cố Đô Đã Chết (Viên Linh)
• Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |