|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Tô Thùy Yên
Đãng Tử không phải là bài thơ hay nhất của Tô Thùy Yên. Tôi thích hơn, ở Tô Thùy Yên, bài Qua sông, bài Trường Sa hành và đặc biệt, chùm thơ Quỷ xướng thi bao gồm ba bài thất ngôn: Hề, ta trở lại gian nhà cỏ, Tưởng tượng ta về nơi bản trạch, Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai. Tuy nhiên, Đãng tử là bài thơ có vị trí cực kỳ quan trọng: nó là cửa ngõ, từ đó, dẫn vào tư tưởng, vào tâm hồn, vào cõi thơ bát ngát của Tô Thùy Yên. Không thể hiểu rõ Tô Thùy Yên, nếu trước hết, không đọc kỹ bài thơ này.
Bài thơ bắt đầu như một cách gợi chuyện:
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Ở bìa rừng bên gió sửa soạn
Tuần du - cuộc tuần du bất tận
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Giũa tầng trời cao chim giục giã
Từng giàn như những thủy triều sôi
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Trên đỉnh non nhòa, mây xôn xao
Về nơi hẹn nào không hẹn trước.
Đoạn thơ nói về gió, về chim, về mây. Gió tuần du. Chim giục giã. Mây xôn xao. Nhưng chủ tâm của Tô Thùy Yên không phải là tả ảnh. Nhà thơ chỉ muốn nêu lên một số những hiện tượng trong tự nhiên. Và muốn nêu lên thật nhanh để đi vào vấn đề chính mình muốn gửi gắm. Nhanh quá thành hối hả. Mỗi khổ thơ bị rút ngắn lại ba câu thay vì là bốn câu như thường lệ. Và nhịp thơ nữa, để ý mà xem, cứ thoăn thoắt, thoăn thoắt, âm vang câu trước chưa dứt, âm vang câu sau đã tràn lên, nối tiếp, "như những thủy triều sôi".
Những hiện tượng tự nhiên ở trên dẫn đến nhận định này:
Bạn có nghe, này bạn có nghe Vũ trụ miên man chuyển động đều Chim đã bay quanh từ vạn cổ Gió thật xưa, mây thật già nua Nên vời một đời bao biến đổi Mà trong vô hạn có chi đâu.
Hơi thơ đang dồn dập ở trên, đến đây, bỗng dưng lắng xuống, trầm lại. Thành lặng lẽ suy tưởng. Thành ngậm ngùi bâng khuâng. Ý, không mới. Từ xưa, đã lâu lắm,t nhất từ Trần Tử Ngang, đời Đường, biết bao người đã bàng hoàng trước cái mênh mông không cùng không tận của trời đất. Tô Thùy Yên chỉ khác, hơi khác ở thái độ: ông không hoảng hốt run sợ, đôi khi một cách rất giả vờ, như hầu hết các nhà thơ trước. Ông chỉ ưu tư khắc khoải.
Đoạn thơ kế tiếp vừa để chuyển mạch vừa để tô đậm thêm cái ý trên:
Ly rượu rót mời xin uống cạn
Bài ca ta hát đến đâu rồi.
Xin hát nốt - Còn đi kẻo muộn
Cho úp ly - Bóng xế đường dài.
Thật mâu thuẫn. Đã biết "Nên với một đời bao biến đổi. Mà trong vô hạn có chi đâu", thế nhưng, nhà thơ - mà không phải chỉ nhà thơ - tất cả đều vội vàng, đều thấp thỏm lo muộn màng, đều nôn nao trước cảnh đường dài bóng xế.
Nhưng đi đâu?
Bìm bịp chiều chiều kêu nước lớn
Đi, đi đâu, chèo chống mỏi mê
Đến ngã ba, đành theo một lối
Tiếc ngẩn không cùng theo lối kia.
Hai câu trên được gợi hứng từ câu ca dao quen thuộc ở miền Nam:
Bìm bịp kêu nước lớn, anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
Tô Thùy Yên không phải là người thương hồ. Ông không đi trên sông nước. Nước lớn và chèo chống mỏi mê chỉ là một cách nói. Vấn đề Tô Thùy Yên nêu ra liên quan đến vấn đề lịch sử. Điệp điệp trùng trùng trong lịch sử hiện đại là những ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã bảy. Không còn nữa, những quốc lộ, những đại lộ thênh thang dẫn về một hướng. Chỉ có những ngõ ngách rối rắm, chằng chịt, những con đường đi quanh quẩn và bế tắc.
Lịch sử đất nước chưa bao giờ phức tạp và bị phân hóa đến thế. Phức tạp và phân hóa ngay trong tư tưởng của mỗi người. Ngày xưa, nhớ lại coi, tất cả đều đơn giản biết mấy. Lúc nào, ở đâu cũng chỉ có một lý tưởng chói sáng. Từ "người khách chinh phu" trong thơ Thế Lữ đến "người khách giang hồ", trong thơ Lưu Trọng Lư đến những người "khách độc hành" trong thơ Nguyễn Bính, thơ Trần Huyền Trân, tất cả đều là những kẻ dứt khoát, hoặc đi hẳn một con đường, hoặc ngồi lại hẳn một chỗ nhất định:
Ta đi, nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây, ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi.
(Nguyễn Bính)
Thời tiền chiến, các nhà thơ cùng lắm chỉ có chút "phân vân" kiểu "con cò trên ruộng cánh phân vân" của Xuân Diệu chứ chưa có những dằn vặt, những trăn trở đầy nhức nhối trước lịch sử. Nói cho đúng, họ chưa có ý niệm rõ ràng về lịch sử. Vấn đề lịch sử đặt ra lúc ấy khá đơn giản: họ tiếp tục cuộc sống cũ hoặc là phải vùng lên đánh đổ thực dân, giành lại độc lập cho tổ quốc.
Người đãng tử trong thơ Tô Thùy Yên, trái lại, không ngớt thao thức trước lịch sử, lòng nung nấu khát vọng hành động, nhưng trí lại chìm đắm trong mịt mù hoài nghi. Đi, ừ, thì đi. "Đến ngã ba đành theo một lối". Nhưng vừa đi vừa phân vân: "Tiếc ngẩn không cùng theo lối kia".
Tô Thùy Yên biện mình cho thái độ lưỡng lự của mình:
Thoáng nhớ có lần ta đọc trộm
Lược sử ta trong bí lục nào
Văn nghĩa mơ hồ không hiểu trọn
Thiên thu lóe tắt vệt phù du.
Nhà thơ bịa. Chả có bí lục nào hết. Ông cũng không hề đọc trộm. Lịch sử ta sờ sờ ra đấy. Và ông đã nắm bắt được, từ lịch sử ấy, cái kết luận này: bao nhiêu dâu biển, bao nhiêu biến thiên, cuối cùng, chỉ là "thiên thu lóe tắt vệt phù du". Phù du. Lóe tắt. Thiên thu.
Thân phận con người, dưới ngòi bút Tô Thùy Yên, nhỏ nhoi đến tội nghiệp. So với cái vô hạn của trời đất, so với cái thiên thu của lịch sử, con người chỉ là một vệt đom đóm nhỏ nhoi, chập chờn, lóe tắt hư ảo.
Hẳn Tô Thùy Yên nhớ đến Lý Bạch:
Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt
Sở vương đài tạ không sơn khâu.
(Từ phú Khuất Nguyên mờ nhật nguyệt
Lâu đài qua Sở cỏ rêu xanh)
Nên ông nảy ra cái ý định giải quyết sự bế tắc bằng văn nghệ:
Thuận tay, ta ngắt một cành sậy
Làm cây sáo thổi cạn hồn sầu
Bay tản khắp vô cùng trống trải
Âm thừa tưởng lạc đến muôn sau.
Cây sậy có thể chỉ là cây sậy. Nhưng cây sậy cũng có thể là con người. Ý Pascal: "Con người chỉ là cây sậy biết suy tưởng". Thơ Vũ Hoàng Chương: "Thơ đâu?... Hãy thắp vào cây sậy. Ánh lửa mười phương Nhật-nguyệt-đăng". Biến cây sậy thành cây sáo là biến chính mình thành bài thơ để âm vang cái nỗi niềm "những điều trông thấy mà đau lớn lòng". Như Nguyễn Du.
Nhà thơ, như vậy, trước hết, là một kẻ bất lực. Bất lực trong cuộc đời. Trong bài Phương, Tô Thùy Yên viết: "Văn nghệ, tôn giáo của những anh hùng bất lực". Nhưng nhìn trong thăm thẳm thời gian, vượt qua lớp lớp những thời đại khác nhau, nhà thơ lại là người chiến thắng. Chiến thắng sự quên lãng. "Bất tri tam bách dư niên hậu". Thơ Nguyễn Du. "Âm thừa tưởng lạc đến muôn sau". Thơ Tô Thùy Yên.
Riêng tôi, tôi tin lắm, là, thơ Tô Thuỳ Yên sẽ còn lại mãi. Mãi mãi.
ĐÃNG TỬ
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Ở bìa rừng bên, gió sửa soạn
Tuần du – cuộc tuần du bất tận.
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Giữa tầng trời cao, chim giục giã
Từng giàn như những thủy triều sôi.
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Trên đỉnh non nhòa, mây xôn xao
Về nơi hẹn nào không định trước.
Bạn có nghe, này bạn có nghe
Vũ trụ miên man chuyển động đều.
Chim đã bay quanh từ vạn cổ,
Gió thật xưa, mây thật già nua.
Nên với một đời, bao biến đổi
Mà trong vô hạn có chi đâu.
Ly rượu rót mời, xin uống cạn.
Bài ca ta hát đến đâu rồi?
Xin hát nốt – còn đi kẻo muộn
Cho úp ly – bóng xế đường dài…
Bìm bịp chiều chiều kêu nước lớn.
Đi, đi đâu, chèo chống mỏi mê?
Đến ngã ba, đành theo một lối,
Tiếc ngẩn không cùng theo lối kia.
Thoáng nhớ có lần ta đọc trộm
Lược sử ta trong bí lục nào,
Văn nghĩa mơ hồ không hiểu trọn,
Thiên thu loé tắt vệt phù du…
Thuận tay, ta ngắt một cành sậy
Làm cây sáo thổi cạn hồn sầu
Bay tản khắp vô cùng trống trải,
Âm thừa tưởng lạc đến muôn sau…
- Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận
- Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức
- Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận
- Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu
- Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
• Đọc lại Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên (Đoàn Phương)
• Tô Thùy Yên và những bài thơ viết trong tù (Phạm Tín An Ninh)
• Hai Con Hạc Vàng Vỗ Cánh (Trần-Vấn Lệ)
• Tâm Thức Hòa Giải Trong Bài Thơ "Ta Về" (Nguyễn Cẩn)
• Một Người, Một Người... (V. Phiến)
• Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)
• Ta về Một Bóng Trên Đường Lớn... (Thảo Dân)
• Tô Thùy Yên. Thi Sĩ Lạ (Trần Yên Hòa)
• Tô Thùy Yên (Võ Phiến)
• Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người (Bùi Vĩnh Phúc)
• Trường Sa hành của Tô Thùy Yên (Nguyễn Hưng Quốc)
• Đãng Tử (Nguyễn Hưng Quốc)
• Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)
• Ngựa phi đường xa (Đặng Tiến)
• Tô Thùy Yên,thời gian, tồn tại, cô đơn và đá (Thụy Khuê)
• Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh (Nguyễn Tà Cúc)
- Vài hình ảnh Tô Thùy Yên với bạn bè (diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, chân dung muôn đời thi sĩ (Nguyễn Mạnh Trinh, sangtao.org)
- Đêm qua Bắc Vàm Cống (Ngự Thuyết, sangtao.org)
- Thắp tạ (Hồ Đình Nghiêm, sangtao.org)
- Nói chuyện với nhà thơ Tô Thùy Yên (Nguyễn Mạnh An Dân, sangtao.org)
- Tô Thùy Yên (1938-2019) nhà thơ Việt Nam (Đặng Tiến, diendantheky.net)
- Nhớ Tô Thùy Yên (Trần Doãn Nho, diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, Chia Xẻ Chút Tình Cay Mặn Cũ (Nguyễn Đức Tùng, diendantheky.net)
- Hãy Cài Bài Thơ Lên Ngực Mới (Trần Mộng Tú, diendantheky.net)
- Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực (Trần Hữu Thục, diendantheky.net)
- Nhà thơ Tô Thùy Yên, truớc và sau Sáng Tạo (Trần Hoài Thư, tranhoaithux.com)
- Nghĩ Về Thơ Tô Thùy Yên, thơ bảy chữ có uy thế hơn thơ tự do (Trần Văn Nam, luanhoan.net)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Hoa Từ Bi Độ Lượng (Tô Thùy Yên)
• Nói Về Thơ, Người Làm Thơ và Người Đọc Thơ (Tô Thùy Yên)
• Trường Sa Hành (Tô Thùy Yên)
• Ta Về (Tô Thùy Yên)
- Tuyển Tập Thơ Thơ Tô Thùy Yên (tranhoaithu42.com/)
- Thơ Tô Thùy Yên (Talawas)
- Thơ Tô Thùy Yên (dactrung)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |