|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Tô Thùy Yên
Hành giả của cô đơn, Tô Thùy Yên đáp chuyến tốc hành “cánh đồng con ngựa chuyến tàu”, năm 56, vào vòng khác biệt của thời gian, nghiền nát hình hài, đập tan bão tố, giã vụn tâm tư, biến tất cả thành hư vô, trừ đá: Đá ở lại. Đá ở lại, trong ánh tàn dư, khiến cho thời gian, đá và con người trở thành tương quan tồn tại.
Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tàu chạy mau mà qua rất lâu
Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu.
Cỏ cây, cỏ cây lùi chóng mặt
Gò nổng cao rồi thung lũng sâu.
Ngựa thở hào hển, tở hào hển.
Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau.
Mặt trời mọc xong, mặt trời lặn.
Ngựa gục đầu, gục đầu, gục đầu.
Cánh đồng, a! Cánh đồng sắp hết.
Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ,
Chấm giữa nền nhung một vết nâu.
(Cánh Đồng Con Ngựa Chuyến Tàu, tháng 4-1956)
Ý niệm “chạy đua” lạ lắm. Mà đây không phải là cuộc chạy đua tầm thường giữa phường tục tử. Đây là cuộc chạy đua giữa ba “kẻ” không phải người, không cùng “giống”: Cánh đồng (đất và cỏ) vừa là một tĩnh thể bất biến (đất), vừa là một sinh thể lụi tàn (cỏ). Ngựa thuộc loài tử kiếp (mortel), cố rượt theo con tàu, guồng máy vô tri, vô kiếp. Tô Thùy Yên đã đoạn tuyệt với quá khứ thơ tiền chiến bằng cuộc đua này, một cuộc đua rất cô hồn, siêu thực và có thật. “Chúng” chạy đi đâu? Chạy vào không gian và thời gian, mịt mùng vô tận. Ngựa chạy mau, tàu càng mau hơn. Vân tốc (thời gian) càng gia tăng, cánh đồng (không gian) càng “dãn” ra như thể hai cái biển gian ấy cùng nhập bọn một lúc, điều mà Phạm Duy rất ngại: đừng cho không gian đụng thời gian (Thương tình ca).
Như thế, ý thức thời gian gia nhập lãnh phận Tô Thùy Yên ngay từ đầu, “thời gian” vào thơ như một nhận thức về sự tồn tại xuyên qua thời gian.
Ở ông, thời gian phát động những câu thơ rất sâu và rất mạnh:
“Thời gian” rũ trắng xương làm nhớ . . . .
“Thời gian” gia tốc thảm thê thay . . . .
“Thời gian” đứt quãng dài vô định . . . .
“Thời gian” mất trí trắng vô âm . . . .
Lục lại “thời gian” kiếm chính mình . . . .
Thăm thẳm trưa “thời gian” chết xanh . . . .
Hồn “thời gian” phất phơ lưới nhện
Thời gian đứt quãng là một nhận thức cô cùng sâu, dẫn đến những đớn đau khác: thời gian rũ trắng xương làm nhớ, thời gian mất trí, thời gian gia tốc, thời gian chết xanh, hồn thời gian phất phơ lưới nhện … và trong cái biển thời gian dữ dằn, tàn khốc ấy, có kẻ đi lục lại thời gian kiếm chính mình, thì quả là cao đạo.
Cùng với Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên đem ý thức về bản ngã, về nỗi hoang tưởng của con người vào thi ca những năm 60, với một phong cách khác.
Ở Thanh Tâm Tuyền, con đường ý thức được vẽ trên cấu trúc gián đoạn, tượng trưng mạch đứt của thời gian.
Đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
Em bé quàng khăn đỏ ơi
Này một con chó sói
(Tôi Không Còn Cô Độc)
Ở mỗi tích tắc, Thanh Tâm Tuyền chụp một bức ảnh và dàn trải chúng bên nhau.
Ba hình ảnh “đêm ngã xuống”, “em bé quàng khăn đỏ” và “con chó sói” rời rạc, không có gì liên lạc với nhau, cả ba xuất hiện cùng một lúc thành một bức tranh “siêu thực lập thể”.
Ở Tô Thùy Yên, ý thức hoang tưởng xuất hiện dưới dạng cổ điển và liên tục. Tô Thùy Yên không phá cách trong hình thức mà phá cách trong tư tưởng:
Thời gian đứt quãng dài vô định
Như sợi dây diều băng mất tăm.
Lòng anh thảng thốt, sông chao song
Kỷ niệm buông tay, rú ngất chìm.
(Vườn Hạ)
Cách tạo hình siêu thực gắn với ý thức về bản ngã, về sự đứt quãng của thời gian, được Tô Thùy Yên nhào nặn nhuần nhuyễn trong một cấu trúc liên tục: Thời gian đứt quãng dài vô định như sợi dây diều băng mất tăm, lòng anh thảng thốt, sông chao sóng đến đây vẫn là một “chuỗi thơ” hiền lành theo lối cũ, bỗng “kỷ niệm buông tay, rú ngất chìm”, từ đâu rớt xuống khiến người đọc thảng thốt, giật mình kịp thấy nỗi hoang mang, hoang tưởng. Trễ rồi. Hắn đã nhập cuộc. Vào cõi thơ Tô Thùy Yên, vào cõi hoang tưởng của chính mình, với những hình ảnh cực kỳ phức loạn: “nằm nghe tóc rụng”, “chiều hôm nhìn lửa nhớ tiền thân”, “con rạch đen nồng như máu chết”, “mắt người sâu vời vợi ẩm hơi chiều”, “đất bạc màu đi, đất bạc màu”.
Đi từ những nghiệm sinh về sự tồn tại và thời gian, rất Heidegger ấy, thơ Tô Thùy Yên đớn đau và sâu sắc, ông tạo ra một mẫu cô đơn hành giả, có khả năng đi ngược thời gian, suốt đời tìm lại chính mình, đằng vân trong một vũ trụ đau thương, ô nhiễm những lừa lọc, tội tù và chết chóc:
Nao nao mường tượng bóng mình
Mịt mùng cõi tới, u minh tiếng rền
Xuống đò, đời đã bỏ quên
Xuống sông nước lớn trào lên mắt ngời.
(Qua Sông)
Những chyến đi tuyệt vọng chỉ kéo dài thêm, lâu thêm, nỗi khắc khoải của cô đơn:
Năm tháng nhúng hoàng hôn
Đến rã rời thể xác
Tôi đã thấy mất mát
Tất cả trừ cô đơn.
Cuộc sống nhiễm lầm than
Nằm liệt trên buồn bã
Thượng đế điềm nhiên lạ
Tôi đánh liều cười khan
(Thân Phận Của Thi Sĩ)
Nhưng nói gì, làm gì rồi cũng thế thôi, cũng thừa thôi. Bởi từ lâu, người đãng tử ấy đã biết rằng:
Chim đã bay quanh từ vạn cổ
Gió thật xưa, mây thật già nua.
(Đãng Tử)
Với đá, Ngô Thừa Ân bắt đầu Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là con khỉ đá. Tào Tuyết Cần mở Hồng Lâu Mộng bằng đá, Giả Bảo Ngọc là hậu thân của hòn đá dưới núi Thanh Ngạnh. Luận Ngữ, Tam Tự Kinh … trong Văn Miếu tại Trường An cũng khắc trên bia đá. Rút cục chỉ có đá còn lại. Đá ở lại. Đá ở lại sau khi tất cả những ánh tàn dư khác đều đã trôi đi, biến đi:
Trên dốc thời gian, hòn đá tuột
Lăn dài khinh động cả hư vô
(Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ)
Tiếng kêu đá lở long thiên cổ
Cát loạn muôn trùng xóa dấu chôn
(Góa Phụ)
Đá là thể xác của vĩnh cửu. Nhưng đá cũng lại muôn kiếp cô đơn. Đá không có bạn. Đá không nói. Không có thông ngôn. Đá đợi ngàn năm. Đá là nỗi đợi vô tận.
Nữ Oa góp nhặt những hòn đá lớn, ngoan cường nhất để vá lại bầu trời thương khuyết, nứt nẻ, tật nguyền. Với sự tính toán tỉ mỉ, Nữ Oa cho rằng: Phải cần đến hàng vạn năm mới kiếm được 36.500 hòn đá lớn để lấp kín vết thương của bầu trời. Bà chuẩn bị được 36.501 hòn đá, nhưng lại chỉ cần có 36.500. Hòn đá duy nhất, bé nhất còn sót lại bị bà bỏ quên trên núi Thanh Ngạnh.
Về tâm sự đứa con út của Nữ Oa, Tào Tuyết Cần viết: “Đá khát vọng lên trời, nhưng bầu trời bao la rộng lớn lại vứt bỏ nó. Đá muốn xuống với đất nhưng năm tháng dằng dặc qua đi, mòn mỏi đợi chờ vẫn không có cơ may để nó được đặt chân lên bàn cờ huyền bí trên mặt đất.” Nhà văn muốn giải thích cái nhân duyên của đá. Không được lên trời, không chôn xuống đất. Đá hóa thân thành: Giả Bảo Ngọc. Đứa con út của Nữ Oa, chẳng qua là con người bị kết án chung thân di chuyển, lủng lẳng giữa thời gian và không gian một chiều đi duy nhất: Tiến về cõi Không. Dẫm lên lầm than, tang tóc, cô đơn, phi lý, nguyền rủa, căm thù, lắng nghe những chuyện trần thế thất thiệt. Thân phận đợi chờ, di biến, trơ đá ấy, Tô Thùy Yên đã viết được, như một định mệnh, một vinh dự lầm than của kiếp người, như một định nghĩa của cô đơn, của con người, lửng lơ trong cõi vô chung, vô thủy:
Con chim bói cá trong tàn tối
Soi vĩnh hằng xanh rợn mặt hồ
Hư ảnh lờn rờn tụ tán tụ
Hoài công không định nổi chân như
Trái đất thì buồn như xác rỗng
Ta thì như gió, tuyệt bơ vơ,
Trăm năm, cửa khép hờ mưa nắng …
Mãi chẳng ai về qua gọi cho.
Ta đợi nghe chừng thiên cổ mỏi
Hàng hàng thân trụ đứng hư hao
Hoàng hôn, thần thánh bưng mặt khóc
Ta chẳng buồn thăm hỏi tại sao
Ôi đá địa đầu vần vụ mộng
Ai xưa qua yểm lại tình sầu
Thời gian rủ trắng xương làm nhớ
Gió cát không nguôi khóc dãi dầu.
(Nỗi Đợi)
Ý thức về đá làm lạnh thơ, giá băng những câu thơ tha thiết nhất:
Từng chút vỗ về, từng chút một
Em tạt vào anh rồi rút đi …
Thương tích chẳng lành chan muối xót
Bào sâu thân đá, nước tay ghì
(Hải Phận)
Và với lạnh băng ấy, nhà thơ đi vào hành trình ý thức, tìm lại chính mình:
Một sáng ta về qua bãi sụp
Thấy tàn tro váng biết là ta.
(Nỗi Đợi)
Ở Tô Thùy Yên, còn một con người nữa trong đó chất hành giả, ý niệm quân tử và hào hung nhào nặn thành một tâm hồn “tráng sĩ” hiện đại. Hình ảnh này rất được quần chúng (di tản) ngưỡng mộ. Giọng thơ quan hoài, biên tái, mang hào khí của người (anh hùng) bại trận, bất khuất. Coi nhẹ tù đày. Xem thường gian khổ. Kể chuyện mười năm lao cải nhẹ như lông.
Bài Ta Về được phổ biến ngay khi Tô Thùy Yên còn ở trong nước như một bài ca ngất ngưởng của người tù cải tạo, cao ngạo trở về, với cái ta khinh mạn và ngạo nghễ:
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai …
Sao vẫn nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay.
Vĩnh biệt ta – mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ,
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
. . . .
(Ta Về)
Nhiều người cho Ta Về, Chiều Trên Phá Tam Giang, Trường Sa Hành … là những bài thơ tiêu biểu Tô Thùy Yên, có lẽ tiêu biểu thơ chính khí, chính luận thì đúng hơn. Bài Ta về, như có ý tái tạo một chính nghĩa, môt chí khí cho người bại trận, xướng lên cái căn cước của miền Nam, tấm long “rộng lượng” của người tù lao cải, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã hành hạ, đày đọa mình.
Nhưng dường như thơ hay không cần chính nghĩa, không cần bày tỏ. Lão Tử có nói đến tính “vô ích” của các sự xướng danh. Vô danh mới là Đạo. Đạo thường ẩn. Đạo vốn mộc mạc, không có tên. Không có tên nên mới có khả năng biến hóa. Thơ hay không lộ. Mà lại ngại những hình ảnh cliché, sáo mòn như thơ đề vạt áo, niềm đau phế phủ, chốn rừng thiêng, tiếng nghìn thu, truông cùng phá, hóa thân thành vượn … Những nỗi đau thật không hợp với tạng chữ lấp lánh láng diện, như thể đám tang không mặc áo màu.
Cho nên những câu thơ như:
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ.
trong Trường Sa Hành, dù được ca tụng, e rằng chúng cũng rất xa với nỗi quạnh hiu dù rất lớn của nhà thơ và của con người.
Ở Tô Thùy Yên, cô đơn, hiu quạnh và thất phận âm ỷ dưới những câu thơ khác không viết hoa, khiêm tốn hơn, tinh tế hơn và ít được chú ý hơn.
Dường như nỗi đau đã đến với Tô Thùy Yên từ rất sớm, từ những ngày đầu chiến tranh, nỗi đau đời, bắt gặp một đêm qua bắc Vàm Cống:
Đêm qua bắc Vàm Cống,
Mối sầu như nước sông,
Chảy hoài mà chẳng cạn,
Cuốn phăng kiếp bềnh bồng.
. . . .
Tôi châm điếu thuốc nữa
Đốt tàn thêm tháng năm
Chiếc bắc xa dần bến
Đời xa dần tuổi xanh
Nước tách nguồn về biển
Sầu lại chảy về hồn
Khi tôi vuốt lấy mặt
Nghe bàn tay trống trơn
Đây là một trong những bài thơ lọt vào người như kẻ trộm như lời Tô Thùy Yên. Chính cái khẽ khàng, cái nhỏ nhẹ ấy mới thấm và đau, nó là những sợi thần kinh của cảm giác. Không hề có những chữ “lớn” mà mối sầu vẫn lớn. Một thời gian gian dối: Đốt tàm thêm tháng năm. Một trống vắng âm thầm xâm lấn, cô đơn nạo sát hồn người: Khi tôi vuốt lấy mặt, nghe bàn tay trống trơn. Thơ đã tìm được tần sóng của những ngõ vắng, những lối lạc của tâm hồn; thơ mở những cửa kín, phát lộ những nỗi đau dấu sâu trong tim người.
Bài Vườn Hạ, lạnh lung chăng lên phận số con người, những kiếp mỏng manh như những sợi diều, bị bắt làm con tin cho một mẹ mìn thời gian luôn luôn bất trắc phản bội chỉ chờ dịp là quất ngựa truy phong:
Thời gian đứt quãng dài vô định
Như sợi dây diều băng mất tăm
Lòng anh thảng thốt, sông chao song
Kỷ niệm buông tay rú ngất chìm.
Ai ngắt dùm anh cây cỏ sướt
Làm đôi gà đá, đá ăn cười
Mùa hè đi khuất kêu không lại
Bãi mía điêu tàn gốc cháy thui.
Trời cao mỏi mắt, chòm mây bạc
Thăm thẳm trưa, thời gian chết xanh.
Ngoài cõi chói chang hư áo múa
Dường như ai gọi ấu danh anh.
Hàng cây đứng bóng ôm tròn gốc
Đất ẩm vương hương, cỏ trở màu
Ai cúi soi mương rong khỏa mặt
Thấy hồn mùa cũ đọng xanh xao.
(Vườn Hạ)
Một mối ‘sầu” mới dấy lên, không phải sầu tiền chiến, sầu lãng mạn Lưu Trọng Lư, Huy Cận. Sầu Tô Thùy Yên mang tính chất nội tại, sầu hiện sinh, sầu sống, sầu hôm nay, sầu tự bản thân lan ra vũ trụ “lòng anh thảng thốt sông chao sóng” khác với sầu hôm qua, “sóng cuộn tràng giang buồn điệp điệp” (Huy Cận). Sầu mới xuất phát từ người, làm chao đảo thiên nhiên, khác với sầu cũ: thiên nhiên gây thương cảm trong lòng người.
Ở cõi sầu mới, con người làm chủ tình cảm và tình thế, vũ trũ bị nhân hóa (việc nhân hóa này rất khác với nhân cách hóa trong thơ lãng mạn: phất phơ hồn của bông hường, Xuân Diệu) như: Trời cao mỏi mắt chòm mây bạc: trời, mây ở đây là người, chứ không bị ví là người như bong hường của Xuân Diệu.
Thăm thẳm trưa thời gian chết xanh, ngoài cõi chói chang hư ảo múa, hàng cây đứng bóng ôm tròn gốc, đất ẩm vương hương cỏ trổ màu …: thời gian, hư ảo, hàng cây, đất, cỏ … đều là người, và người lại biến thành vật ảo, thành bóng ma của chính mình:
Ai cúi soi mương rong khỏa mặt
Thấy hồn mùa cũ đọng xanh xao.
Những rung động mới này xuất phát từ những nghiệm sinh về tồn tại và thời gian, hợp với cách tạo hình siêu thực, tạo thành ”nỗi đau hôm nay”, một nỗi đau xâm thẳng vào bản thể, dày vò tâm thức, cực kỳ nhức nhối (khác hẳn với nỗi đau lãng mạn êm dịu thời tiền chiến), tạo nên những hình ảnh thầm lặng mà vô cùng chua xót như mùa hè đi khuất kêu không lại, thăm thẳm trưa thời gian chết xanh, thấy hồn mùa cũ đọng xanh xao … Nơi Tô Thùy Yên, có tồn tại nào qua mắt được thời gian? Tồn tại và thời gian ẩn kiếp trong nhau: Không biết ai phụ ai? Ai lấn át ai? Ai chết trước ai?
Hải Phận, một bài thơ nhỏ với mối sầu lớn. Tô Thùy Yên dựng hải phận tình yêu trong hải phận người. Vừa chia cắt, vừa gần gụi như biển và cát, như nước và đá. Ảo tưởng gần xa, hợp tan, sáng tối, tuy một mà hai, giao nhau tạo nên một mối sầu non trẻ luôn luôn bắt đầu, luôn luôn trở lại:
Như một con sò giữa chiếc vỏ
Chúng ta cuộn trốn trong tình yêu
Như đôi dã tràng không biết mỏi
Chúng ta khởi sự lại mối sầu
Từng chút vỗ về từng chút một
Em tạt vào anh rồi rút đi
Thương tích chẳng lành chan muối xót
Bào sâu thân đá, nước tay ghì.
Người lính trong hải phận cũng nhập nhằng, khiêm tốn. Ở đây không có khí hạo nhiên, không có lời hào sảng mà chỉ là những tích tụ đau thương, nhục cảm, tìm đến đối tượng yêu đương như một cõi sống, cõi về, cõi hải đăng sáng diệu:
Anh sống làm quen cùng cái chết
Liếm lấy mặn mà trên đau thương
Chìm mãi xuống em và mất tích
Như mặt trời rã trong nước loang.
Vị thần mun hải đăng trơ trọi
Trừng mỏi con mắt ngó không gian
Em trở về em chờ biến đổi
Trở về em như kim chỉ nam.
(Hải Phận)
Sau này, nếu tất cả nhân gian đã bị thời gian cuốn đi, ý thức cô đơn nơi Tô Thùy Yên sẽ còn dội lại như một âm thừa tưởng lạc đến muôn sau. Và những gia tốc vận hành của nhà thơ, ngược thời gian, tìm về tiền thân, rồi cũng sẽ được lưu lại như một thử nghiệm tư tưởng.
May ra, trong một mùa hạn nào đó, Tô Thùy Yên sẽ tìm thấy:
Ở đâu còn cụm mây hư ảo
Bay tự ngàn năm trắng cổ thi
Tưởng tượng ta gom vào hiện kiếp
Trọn luân hồi ấy, một lần đi.
- Nói chuyện với dịch giả Trần Thiện Ðạo Thụy Khuê Phỏng vấn
- Giáo Sư Nguyễn Văn Trung Thụy Khuê Nhận định
- Trí Thức Và Văn Nghệ Miền Nam Đứng Trước Văn Hóa Và Triết học Tây Phương Thụy Khuê Phỏng vấn
- Lê Thị Lựu, ấn tượng hoàng hôn (1911-1988) Thụy Khuê Nhận định
- Paris, người Việt và tranh Lê Tài Điển Thụy Khuê Nhận định
- Trần Thị Ngh., Lạc Đạn và mười truyện ngắn Thụy Khuê Khảo luận
- Võ Đình: Tâm, Thân, Văn Và Vẽ Thụy Khuê Phỏng vấn
- Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Thụy Khuê Khảo luận
- Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ Thuỵ Khuê Giới thiệu
- Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ của mình Thụy Khuê Khảo luận
• Đọc lại Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên (Đoàn Phương)
• Tô Thùy Yên và những bài thơ viết trong tù (Phạm Tín An Ninh)
• Hai Con Hạc Vàng Vỗ Cánh (Trần-Vấn Lệ)
• Tâm Thức Hòa Giải Trong Bài Thơ "Ta Về" (Nguyễn Cẩn)
• Một Người, Một Người... (V. Phiến)
• Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)
• Ta về Một Bóng Trên Đường Lớn... (Thảo Dân)
• Tô Thùy Yên. Thi Sĩ Lạ (Trần Yên Hòa)
• Tô Thùy Yên (Võ Phiến)
• Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người (Bùi Vĩnh Phúc)
• Trường Sa hành của Tô Thùy Yên (Nguyễn Hưng Quốc)
• Đãng Tử (Nguyễn Hưng Quốc)
• Con đường bè bạn (Phan Lạc Phúc)
• Ngựa phi đường xa (Đặng Tiến)
• Tô Thùy Yên,thời gian, tồn tại, cô đơn và đá (Thụy Khuê)
• Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh (Nguyễn Tà Cúc)
- Vài hình ảnh Tô Thùy Yên với bạn bè (diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, chân dung muôn đời thi sĩ (Nguyễn Mạnh Trinh, sangtao.org)
- Đêm qua Bắc Vàm Cống (Ngự Thuyết, sangtao.org)
- Thắp tạ (Hồ Đình Nghiêm, sangtao.org)
- Nói chuyện với nhà thơ Tô Thùy Yên (Nguyễn Mạnh An Dân, sangtao.org)
- Tô Thùy Yên (1938-2019) nhà thơ Việt Nam (Đặng Tiến, diendantheky.net)
- Nhớ Tô Thùy Yên (Trần Doãn Nho, diendantheky.net)
- Tô Thùy Yên, Chia Xẻ Chút Tình Cay Mặn Cũ (Nguyễn Đức Tùng, diendantheky.net)
- Hãy Cài Bài Thơ Lên Ngực Mới (Trần Mộng Tú, diendantheky.net)
- Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực (Trần Hữu Thục, diendantheky.net)
- Nhà thơ Tô Thùy Yên, truớc và sau Sáng Tạo (Trần Hoài Thư, tranhoaithux.com)
- Nghĩ Về Thơ Tô Thùy Yên, thơ bảy chữ có uy thế hơn thơ tự do (Trần Văn Nam, luanhoan.net)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Hoa Từ Bi Độ Lượng (Tô Thùy Yên)
• Nói Về Thơ, Người Làm Thơ và Người Đọc Thơ (Tô Thùy Yên)
• Trường Sa Hành (Tô Thùy Yên)
• Ta Về (Tô Thùy Yên)
- Tuyển Tập Thơ Thơ Tô Thùy Yên (tranhoaithu42.com/)
- Thơ Tô Thùy Yên (Talawas)
- Thơ Tô Thùy Yên (dactrung)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |