1. Head_

    Bé Ký

    (.0.1938 - 12.5.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Thơ Viên Linh (Nguyên Sa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-03-2011 | VĂN HỌC

      Đọc Thơ Viên Linh

        NGUYÊN SA
      Share File.php Share File
          

       

      Đó không phải là một tập thơ. Đó, đúng thế, là ba thi phẩm. Nếu bạn muốn đọc Thủy Mộ Quan theo thứ tự của số trang, thứ tự của vật lý, từ trang 1 đến trang 219. Thủy Mộ Quan hiện ra trước nhất, Ngoại Vực sau đó và chót hết Dư Tập. Nhưng nếu bạn muốn đọc thơ Viên Linh theo thứ tự thời gian sáng tạo thì phải đọc từ cuối cuốn sách đi lên. Bởi vì là một cuốn thơ nằm trong một cuốn thơ gồm những bài sáng tác trước năm 75 đã in đâu đó. Thi sĩ tìm gặp lại được trong chiều gió.

      Ngoại Vực tập thơ thứ nhì trong tập thơ gồm những bài thơ làm sau tháng tư năm 1975. Và chót hết, Thủy Mộ Quan, với 171 đoạn thơ cộng với một bài dài hơn (Gọi Hồn). Phần chính yếu của Thủy Mộ Quan, tập thơ ở trong tập thơ, những sáng tác mới nhất của thi sĩ, tập thơ mang tên tập thơ mà nó là thành phần, đúng hơn tập thơ cho tập thơ mà nó là thành phần mượn danh hiệu, gồm 171 đoạn lợp kín bằng những dòng sao hai mươi tám ngôi bầu trời 69 trang. Một trăm bẩy mươi mốt đoạn mỗi 'đoạn bốn câu, mỗi câu bẩy chữ. Nhị thập bát tú. Bạn đã tìm ra từ ngữ đúng.


      Tôi bắt đầu với Dư Tập, tôi đọc dĩ nhiên theo thứ tự vật lý của số trang. nhưng tôi phải bắt đầu bằng Dư Tập. Bạn đã đọc Đêm Trường chưa? Đêm Trường đây:


      ĐÊM TRƯỜNG


      Như em rồi Cúc Hoa xưa

      Đêm nay dưới ngói trời mưa tầm tầm

      Nhớ em vèo cái thu âm

      Hồn theo bóng ngoại

      phân thân chín từng.


      Nhớ em ly rượu còn lưng

      So đôi đũa mộc cười bừng cơn say

      Phải anh rồi phải anh đây

      Bữa cơm hai bóng

      một ngày phần dương.


      Nhớ anh chưa Cúc mắt vàng

      Cúc xanh mi Cúc biếc hường trái tim

      Cúc đen đâu đó Cúc mềm

      Vùi anh trong bụng

      Cúc hiền như dao.


      Năm năm đời trú mái sầu

      Thời gian phai nhạt những mầu yêu đương

      Nhớ em lần lữa chiêu giường

      Đêm nay lại một đêm trường như xưa.

      (tr. 134,135)


      Bạn có thích bài thơ này không? Tôi thì tôi thấy Đêm Trường tuyệt vời. Có một chút Vũ Hoàng Chương của Mười Hai Tháng Sáu. Có một chút tìm kiếm bản ngã thời trang của thập niên sáu mươi lẩn khuất trong bóng đêm. Nhưng dàn trải nổi bật trong suốt đêm dài đó là bóng dáng kín đáo và ngạo nghễ của Viên Linh.

      Tôi cũng thích lắm Thơ Bệnh:


      Bãi sầu trời ngập trên chân

      Dương gian ta lún nửa thân còn gì. *


      thích lắm cảnh "soi gương lệch mặt" Trong Cõi Đời Tôi, thích lắm năm chữ của Đưa Tôi Về Trần Thế. Tôi tìm thấy thật đầy đủ vóc dáng gầy cao nho nhã và khẳng khái của Viên Linh trên chiếc Lambretta trên những đường phố Sài gòn.

      Đêm Trường có đầy đủ kỹ thuật sử dụng danh từ riêng như một danh từ chung, cái đặc thù trở thành vũ trụ cũng như mỗi giọt mưa dưới ngói, một đôi đũa mộc, những danh từ riêng có một cuộc đời. Bạn có thích động từ phân thân không? Tôi thì tôi khoái động từ cười. Bởi vì cười bừng. Không phải cười bừng. Cười bừng cơn say. Và tài tình hơn nữa, không phải cười bừng cơn say ở bất cứ lúc nào. Cười bừng vào đúng lúc so đôi đũa mộc. Lúc nhớ em. Hãy nhớ kỹ. Đúng lúc nhớ em:


      Nhớ em ly rượu còn lưng

      So đôi đũa mộc cười bừng cơn say.


      Có một thế hệ những thi sĩ của thập niên sáu mươi đã mang lại cho chúng ta những bài thơ sáu tám chói sáng. Tôi nhớ rõ lục bát Cung Trầm Tưởng không phải là lục bát Bùi Giáng, lục bát Nguyễn Đức Sơn là lục bát Nguyễn Đức Sơn và lục bát Viên Linh là lục bát Viên Linh. Thỉnh thoảng có người thích Tưởng hơn Linh bảo Linh giống Tưởng. Người khác nặng lòng yêu Giáng hơn Sơn gọi Sơn là Giáng. Giáng là Sơn. Sơn là Linh. Linh là Linh. Võ công của những người làm thơ này không thể giống nhau được.

      Tôi có quen biết những thi sĩ danh tiếng này, nhưng không thân thiết với một người nào. Tôi vẫn nghĩ xa cách đến lãnh đạm thì hơn là gần gũi trong phe nhóm. Những trái núi cô đơn hơn là những đụn cát xếp hàng. Trong những cứng rắn trên có tương kính. Ở những mềm yếu dưới mất cả tôn kính cho chính bản thân. Chính trong sự cô đơn gần như tuyệt đối có đủ cả xa cách chọn lựa và tôn kính dấu kín tôi tập nghe và tập thấy, trong mỗi âm thanh đâu là hơi thở của Bùi Giáng, của Nguyễn Đức Sơn, của Cung Trầm Tưởng, của Viên Linh.

      Đi từ danh từ riêng rất chung và danh từ chung rất riêng, từ kỹ thuật tăng cách bằng trạng tự cho một động tự đã vút trên cao, cười bừng đó đến kỹ thuật lấy hồi tưởng làm thực tại, từ nhớ em đến phải anh rồi từ hình ảnh cơn say bình dị được nối kết ngay sau đó như ánh sáng phản chiếu với hình ảnh có lịch sử thi ca của ngày phần dương đó là Viên Linh.


      Ngoại Vực, tôi nghĩ đó là sự chuyến tiếp. Nơi cõi ngoài đó còn gương lệch, và đã hé mở Thủy Tang. Ngoại Vực là con đường đưa Viên Linh đi từ Lục bát và Năm chữ sang Bẩy chữ, từ những bài không giới hạn đến một kích thước nhất định của bầu trời nhị thập bát tú, thơ tình dằn vặt trong những tìm kiếm bản ngã tới một thế giới thơ khác, một thứ thơ nhật ký, nơi đó không phải chỉ có tình yêu, cái tôi. Bạn tìm thấy không trong đáy sâu thẳm của Thủy Mộ Quan tâm sự của người binh bại, đoạn 2 của người tình nhận thức được sự trôi chảy của thời gian, đoạn 5 thật nhiều hồi tưởng, đầy ắp những thuyền nhân u uất trong lòng biển.

      Nhớ Nguyễn Thụy Long, thơ nhật ký ghi Loan Mắt Nhung. Thi sĩ nhớ mẹ, thơ nhớ mẹ, thi sĩ thức giấc với siêu thoát, thơ lên chùa xưa thăm nhà sư già. Ô, còn nhiều thứ khác nữa, lịch sử nước ta, sự ngăn cách vạn lý người phương Bắc và người phương Nam, suy tường về văn chương ta mấy chục năm, chút nắng ngày gặp lại người yêu cũ "nháy nhau tý chút cười như nghịch", những giấc Liêu trai xưa, đoạn 70 ...


      Đoạn 76. Viên Linh viết:

      Lưu vực điêu tàn ở biển Đông

      Xương bày như thú cháy rừng hoang

      Nhưng rừng không cháy nào đâu thú

      Người chết thân chìm Thủy Mộ Quan.


      Đoạn 2. Viên Linh:

      Có kẻ bên trời thức trắng canh

      Hồn xưa binh bại quẩn chân thành

      Lắng nghe tiếng kẻng đồn quân cũ

      Hối hả ra đường rảo bước nhanh.


      Ôi tôi muốn mặc vội quần áo chạy ra đó cho kịp, hô to có mặt. Tôi muốn khóc.


      Viên Linh, Đoản khúc 5:

      Em có yêu tôi chờ kiếp khác

      Đời nay nguyệt tận bóng hư quang

      Triều âm từ trước cùng trăng bạch

      Đã hẹn tìm nhau dưới đáy sông.


      Bìa một của thi tập Thủy Mộ Quan của Viên Linh có hình một chiếc nón với những nét trắng trên một nền đen sâu thẳm như một đốm lửa trong đêm đen. Tôi cầm chiếc nón đó lên cài vào đó mảnh giấy nhỏ có giòng chữ vắn: "Đọc Thủy Mộ Quan của Viên Linh rồi. Cám ơn." Bên dưới mẩu giấy nhỏ này ký tên: Nguyên Sa.

      Đời Magazine, l983.

      * THƠ BỆNH

      nguyên bài


      Lúc này hình đất tượng cây

      Đời ta như nước chảy đầy bãi xa

      Chiều rồi lòng mở không ra

      Mênh mông trong ngực mùa hoa hải tần.


      Khói um kín mộng thanh tân

      Hình ta sụp đổ mấy lần trong gương.

      Bên kia bóng vội lên đường

      Đằng sau mặt thuỷ trùng dương sóng dồi.


      Nước xa cuồn cuộn ra khơi

      Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần

      Bãi sầu trời ngập đến chân

      Dương gian ta lún nửa thân còn gì?


      Chiều nay mưa dưới Âm Ty

      Ta nghe kiếp trước thầm thì hỏi han.

      (Thuỷ Mộ Quan, tr. 136, 137).

      Nguyên Sa

      (trích từ Khởi Hành số 74, tháng 12.2002)

      Thuỷ Mộ Quan của Viên Linh do Hội Sinh Viên và Chuyên Gia Công Giáo Việt Nam tại Mỹ Châu và Tác Giả xuất bản tại Virginia, 1982. Nhà xuất bản Thế Giới của nhạc sĩ Việt Dzũng tái bản tại Califomia năm 1992. Khởi Hành sẽ in lần thứ 3 vào năm 2003.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Thơ Trần Văn Nam Nguyên Sa Nhận định

      - Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn Nguyên Sa Nhận định

      - Đọc thơ Viên Linh Nguyên Sa Khảo luận

      - Phạm Duy với ngàn lời ca Nguyên Sa Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà thơ Viên Linh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Viên Linh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)

      Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)

      Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)

      Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)

      Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)

      Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)

      Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)

      Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)

      Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)

      Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)

      Viên Linh (Võ Phiến)

      Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)

      Viên Linh (Học Xá)

      Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)

      Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)

      Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)

      Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)

      Thơ Viên Linh của thời lưu vong thất tán 1, 2.
       (Huỳnh Hữu Ủy, talawas)

      Văn chương tôi không phục vụ niềm vui

       (Thế Dũng, talawas.org) 

      Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org) 

      Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)

      Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)

       

      Tác phẩm của Viên Linh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)

      Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà (Viên Linh)

      Tình nước mặn,

      Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).

       

      Khởi Hành

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.

      Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.

      Email: phamcongkh@yahoo.com

      Website: http://www.khoihanh.com/

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)