|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thi phẩm Thủy Mộ Quan chia ra làm ba phần, tập I là Thủy Mộ Quan gồm các ý tưởng về Biển Đông như một định mệnh của Việt Tộc, tập II là Ngoại Vực gồm các bài thơ sáng tác từ khi rời khỏi Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tập III là Dư Tập gồm các bài thơ đã đăng báo tại Việt Nasm trước 1975.
Nhà thơ Viên Linh là một trong lớp người đầu tiên di tản ra khỏi Việt Nam năm 1975, định cư nhiều năm tại Virginia trước khi chuyển về California. Đọc các bài thơ trong phần Ngoại Vực sáng tác tại hải ngoại, ta thử đi tìm dấu vết phản ánh Đất và Người nơi cư trú mới thì cũng không tìm ra những dấu vết phản ánh đậm nét nào. Nhiều năm sống tại hải ngoại, nhưng thơ ông chỉ thấy phản ánh thái độ một con người ẩn cư trong thành phố xứ người. Thành phố Falls Church tiểu bang Virginia nơi ông cư ngụ, và thủ đô Hoa Thịnh Đốn nơi ông thường lui tới làm việc, gần như không có một dấu vết đặc biệt nào lưu lại trong tập thơ, ngoài cái chung chung của một miền xứ lạnh:
- Đêm qua mưa đổ cây phong lê
Ẩm một lòng lênh láng huyết chiều
- Xa nhau thôi nhé thu vàng
Lá rơi trên tuyết, lòng tan dưới đường
Xứ người là nơi cư trú mới tưởng chừng như đã dập tắt mọi lý tưởng vì cuộc sống cơm áo hàng ngày, sau cơn binhl bại năm 1975:
- Có phải mùa thu đời đổi sắc
Hay hồn binh bại máu còn reo
- Quê người cơm áo đau vô tận
Sống tưởng chừng như chỉ bấy nhiêu
Thế nên, ông không có một cảm hứng nào với quang cảnh xứ người, dù nơi ông cư trú ở gần những thắng tích lịch sử nước Hoa Kỳ, dù nơi ông cư trú mùa thu lá vàng mùa đông tuyết rơi rất nên thơ trong một kinh thành tráng lệ. Tâm hồn ông không hướng ra ngoại cảnh mà quay về với nội tâm, sống một đời ẩn cư, vui với khu vườn nhỏ quanh nhà, với sách vở trong thư viện của riêng ông:
- Hầm tối tháng ngày qua
Nghe hạc vàng nhớ bạn
Lưu lạc nơi xứ người
Sách cùng ta chuyện vãn
...
Mấy năm rồi ngóng đợi
Bằng hữu biệt muôn phương
Có chiều ta xén cỏ
Lệ rơi trong góc vườn
Từ khi di chuyển về California, ông cũng sống ẩn cư như thái độ trong thi ca. Thỉnh thoảng mới thấy ông cho đăng vài bài thơ, và cũng không ngoài những ý tưởng về ẩn cư, vui cùng sách vở, điển hình qua một câu thơ rất đẹp:
- Có đêm gấp sách gối đầu
Vẳng nghe chữ nghĩa gọi tàu sang trang
Ông ít có cảm hứng về Đất và Người nơi chốn tạm dung, nhưng lại có một cảm hứng sâu đậm về Biển Đông. Có lẻ sau khi di tản đến Hoa Kỳ vào năm 1975, hàng ngày đọc sách báo và nghe tin tức về những cuộc vượt biển của lớp người đi sau, đã xúc động với sự thảm khốc hãi hùng trên biển cả mà ông mường tượng hay thấy qua đài truyền hình, nên ông đã có một rung cảm sâu xa, thấy biển đông như một định mệnh của Việt Tộc.
Biển Đông, hay nói đúng hơn là giải đất ven biển Thái Bình Dương, đó là nơi bắt đầu và cũng là nơi tận cùng của Việt Tộc. Biển Đông là nơi bắt đầu của Việt Tộc qua truyền thuyết về Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Lạc Long Quân dẫn 50 đứa con đến sinh sống ở ven biển, chia tay với Âu Cơ dẫn 50 đứa con khác về sống ở miền núi, tất cả là nguồn gốc của người miền đồng bằng và các bộ lạc núi rừng hiện nay ở nước ta:
- Vua gặp Âu Cơ lúc thủy du
Cùng nàng rung động nước thiên thu
Duyên tan nàng bắt con về núi
Những đứa theo cha khổ đến giờ
(Âu Cơ)
- Ngày sau anh hỏi chị đi đâu
Hãy trả lời anh - Dưới vực sâu
Anh hỏi vì sao em hãy nói
Tiên Rồng xưa vốn đã xa nhau
(Dưới Vực Sâu)
-Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm giòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung
(Trăm Giòng)
Sau thời kỳ Huyền Sử, ta bước qua thời kỳ lịch sử lập quốc với các vua Hùng nước Văn Lang. Lịch sử của giai đoạn phôi thai này cũng thơ mộng qua các truyền thuyết, thấy thấp thoáng trong đó hình ảnh một dân tộc có nguồn gốc từ biển:
- Vua Hùng ta lập nước Văn Lang
Ven biển cho nên phải vẽ mình
Ngày tháng phôi pha quên tục cũ
Rủ nhau ra biển nộp giao long
(Giao Long)
Tác giả thi hóa lịch sử Việt tộc qua một loạt các truyện cổ tích, truyền thuyết, sử sách xưa, làm cho đất nước ven biển Đông của ta thêm phần huyền ảo: nào truyện tình ngang trái Trầu Cau, truyện tình có màu sắc truyện gián điệp thời cổ của cặp Trọng Thủy và Mỵ Châu, truyện tình mang xuống tuyền đài của Trương Chi, truyện tình non nước ngàn dặm ra đi của Huyền Trân Công Chúa, truyện Thần Tháp Rùa, truyện Bà Trưng quê ở Châu Phong, và những ngọn núi Hồng Lĩnh của thi hào Nguyễn Du ...
Ngày nay chỉ cần căn cứ vào một vài câu hát như những sấm ngôn khó hiểu còn lưu truyền trong dân gian của dân tộc các hải đảo Thái Bình Dương, mà các nhà khảo cổ đã truy tầm, lập được các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc đã mất tích chỉ còn lưu lại những tượng đá khổng lồ huyền bí trên đảo EASTER. Hay như nhà địa lý phiêu lưu hàng hải TIM SEVERIN đã căn cứ vào truyện Nghìn Lẻ Một Đêm mà tìm ra con đường phiêu lưu có thật từ biển Hồng Hải đến biển Trung Hoa của nhà hàng hải Sinh Bá (Sindbad) thời cổ đại, hoặc căn cứ vào thi phẩm anh hùng ca Odyssey của Homer thời xa xưa tìm ra được địa bàn phiêu linh có thật quanh biển Hy Lạp của nhân vật huyền thoại ULYSSE, sau cuộc chiến tranh thành Troie vì người đẹp Helen. Vậy nên, nhà thơ Viên Linh đã thi hóa lịch sử Việt Tộc, đất nước ven Biển Đông qua những truyền thuyết cổ tích, trong một thi phẩm xuất bản ở hải ngoại, có lẽ sẽ gây được cảm hứng truy tầm và tìm hiểu về sau này cho những tâm hồn yêu thích khảo cổ như một TIM SEVERIN, nhà địa lý phiêu lưu hàng hải của thế kỷ 20.
Biển Đông như một định mệnh của Việt Tộc, vì Biển Đông là nơi bắt đầu và cũng và nơi tận cùng của Việt Tộc. Quan niệm của nhà thơ Viên Linh có phần bi quan, nhìn Biển Đông như một vùng Thủy Mộ cho Việt Tộc, trong khi có ngư'ời nhìn thấy đàn chim Việt nay đã định cư trên khắp trời thế giới:
- Đời sau vét biển Thái Bình Dương
Thợ lặn tìm ra vạn cốt xương
Hậu thế áng chừng ta động đất
(Nền văn minh cổ cũng điêu tàn
(Đời Sau Vét Biển)
-Nhân loại giong tàu tới biển Đông
Tin đồn thềm biển có kim cương
Nếu không ngọc quý, không vàng quặng
Sao đáy sâu nghìn kẻ liệm xương
(Ngọc)
- Tôi chết xin làm vọng hải quan
Ngày đêm canh biển đón thuyền nhân
Ngoài khơi ngư nữ xưa và bạn
Dưới đáy phần dương cũng sẵn sàng
- Lưu vực điêu tàn ở biển Đông
Xương bầy như thú cháy rừng hoang
Nhưng rừng không cháy, nào đâu thú
Người chết thân chìm Thủy Mộ Quan
(Lưu Vực Điêu Tàn)
Ta muốn đi tìm dấu vết phản ánh Đất và Người nơi cư trú mới, nhưng chỉ thấy thái độ ẩn cư của một nhà thơ không mấy tha thiết với ngoại cảnh xứ người. Ông chỉ có cảm hứng nhìn về đất nước, nhìn về biển Đông, thấy biển Đông như một Thủy Mộ bao la. Một Thủy Mộ bao la nhưng có sức hấp dẫn huyền ảo, khiến ông có hứng cảm hoàn thành một tác phẩm độc đáo về biển gắn liền với số phận của một dân tộc.
- Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định
- Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định
- Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định
- Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định
- Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ
- Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định
- Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định
- Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định
- Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu
- Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |