1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lâm Chương, Bản Tường Trình Của Một Chứng Nhân (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      08-03-2015 | VĂN HỌC

      Lâm Chương, Bản Tường Trình Của Một Chứng Nhân

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Lâm Chương

      Không phải mặc nhiên tôi chọn đầu tựa như vậy để bước vào không gian văn chương của nhà thơ nhà văn Lâm Chương, nhưng là cái chọn lựa tâm đắc mà suốt hơn 40 năm nhiều lúc dong ruỗi cùng anh trong nhiều đoạn đường dài đầy gió bụi. Bao giờ tôi cũng rất thán phục những thành công thật tuyệt vời của Lâm Chương, trong từng giai đoạn sãi vó phi nhanh trước một không gian diệu vợi của nghệ thuật.


      Thật ra, tựa bài phát xuất từ cuộc phỏng vấn của Triều Hoa Đại gom lại trong đề bài Lâm Chương, ngựa Hồ hí gió Bắc . Bài phỏng vấn khá dài, có đoạn so sánh một tác giả được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản hiện đang sống rời xa tổ quốc là nhà văn Haruki Murakamai phát biểu, chỉ có thể tìm thấy quê hương khi ở xa quê hương. Vậy, Lâm Chương cũng là nhà văn đang sống xa tổ quốc, anh có cùng quan điểm đó không? Lâm Chương trả lời: “Khổ quá. Anh cứ gọi tôi là nhà văn. Tôi chỉ là chứng nhân thời đại, và đang viết bản trường trình về những gì đã nghe thấy mà thôi. Ý nhà văn Haruki Murakamai muốn nói tìm thấy quê hương ở trong lòng mình. Tôi cũng nghĩ thế. Người xa quê hương, viết về quê hương thắm thiết hơn người ở tại quê nhà”. Tôi nhớ gần kết bài phỏng vấn, nhà thơ Triều Hoa Đại phát biểu bạn bè nói dù lưu lạc nơi đâu hay trong hoàn cảnh nào thì Lâm Chương cũng là Lâm Chương, chẳng khác gì ngựa Hồ mỗi khi gió Bắc lồng lộng thổi về thì chẳng bao giờ quên cất tiếng hí đau thương.


      Đằng đẵng sau hơn mấy mươi năm, cay đắng chen chúc trong cuộc sống còn giữa bốn bề là vách tường kiên cố không tìm thấy một lối thoát, cứ quẩn quanh nuôi dưỡng một hướng sáng khiến tâm thức gò ép trong cùng cực quẩn bách. Tất cả như một hiện trạng cốt lõi đầy ấp tài liệu, giúp Lâm Chương bùng vỡ mãnh liệt trong những tác phẩm dính đầy máu thịt, đọa đày, mồ hôi và nước mắt. Quả thật, như phân trần của nhà văn sự hiện diện tác phẩm anh hoàn toàn dựa trên tinh thần nhân bản, sự thật, không dính dấp vào những hư cấu của những người viết giàu tưởng tượng…


      (Nguồn: luanhoan.net)

      Qua những tác phẩm xuất bản trong thời gian gần đây, tạo dựng trong tâm hồn một sự cảm thông chia sẻ vô bờ bến. Ngoài Lò Cừ , Đoạn Đường Hốt Tất Liệt, là những mẫu chuyện dài rấp nối suốt đoạn đường bi thiết của chiến tranh. Mọi chi tiết lồng lộng tự chính nó như dòng sông, con suối trôi chảy dầy đặc những bản tuyên ngôn li ti những điều biến thể ghê rợn, mà người bình thường cũng không dám có giây phút tưởng tượng. Sự chân thật trong hành văn, là một thành công của tác phẩm Lâm Chương, nó hấp dẫn cực kỳ, lôi kéo người đọc say mê bước thẳng vào con đường trước mặt. Hình như trong sáng tác, nhà văn không bao giờ vạch sẵn cho trước tác một hướng đi trước, tất cả trôi nổi tự nhiên như dòng chảy của trí nhớ. Nhào nắn quá tải trong nhiều kỷ niệm, từ bình dị trong cuộc đời mà anh đã trải qua suốt những năm tháng lăn lóc trong lửa đạn, thừa hưởng hoan lạc hay bi thống giữa đời thường, đến những khắc nghiệt phủ kín định mệnh những ngày tháng sau nầy bôn ba trên quê hương. Tất cả hóa thân một Lâm Chương sừng sững và hùng vĩ trong văn nghiệp thật độc đáo. Những gì đã trải qua là những kinh nghiệm được đúc kết và bạch hóa sự thật trên từng tác phẩm. Lâm Chương nhiều khi cũng bày tỏ, chỉ viết với những kinh nghiệm đã trải qua, khó mà viết khác với lòng mình. Sự hoạt biến từng chi tiết ngẫu nhiên là phương cách khiến truyện anh vừa sống động, thực tế, vừa mê hoặc người đọc một cách kỳ diệu. Diễn biến câu chuyện như một tường thuật tràn ngập chi tiết và hoạt biến, chính sự sáng tạo đó người thưởng ngoạn bất ngờ không tiên đoán được cái hậu của truyện viết.


      Thâm giao với nhau cũng hơn 40 năm, mỗi người một tài hoa và định kiếp, nhưng trong đời ngoài sự trôi dạt lãng du của một Lâm Hảo Dũng, phiêu bồng gian khổ như Vũ Hữu Định, nghĩa khí bạt ngàn của Phạm Nhã Dự, tiết tháo cùng cực như Nguyễn Phan Thịnh… thì hiện thân của sự tang bồng lang bạt chắc phải có Lâm Chương. Những ngày tháng gặp nhau như những cơn phiêu hốt tình cờ trong cuộc sống, anh em thì rải rác muôn phương, tụ tán như vầng mây nắng sớm mưa chiều.Thời gian cuối thập niên 60, Lâm Chương đã có nhiều tác phẩm đăng trên Nghệ Thuật, Văn, Văn Học, Bách Khoa… nên bằng hữu văn nghệ đều biết tên nhau. Khi tạp chí Khai Phá ra mắt với bạn bè văn nghệ, Lâm Chương cũng góp phần bài vở giúp tờ báo vững chải như những tài hoa khác. Ngày anh em họp bàn chuyển tờ báo sang nhà xuất bản, Lâm Chương hiện diện tác phẩm đầu tiên cho NXB Khai Phá, với thi phẩm Loài Cây Nhớ Gió, đã gây được nhiều tiếng vang tuyệt diệu.


      Đến giờ, thỉnh thoảng Lâm Chương vẫn làm thơ nhưng hầu như từ ngày định cư tại phương trời xa thẳm, anh bước sang viết văn. Thật ra, đó cũng là cách chuyển tải những nỗi niềm gian khổ, đã oằn nặng trên đôi vai suốt bao nhiêu năm tháng trong cuộc trở mình đầy đọa giữa quê hương chính mình. Bước sang địa hạt văn chương, vì chính thơ theo Lâm Chương chỉ nói lên những rung động cảm xúc của cõi lòng, nhưng văn mới có thể diễn tả được hết những chi li trong cuộc đời. Những tháng năm xưa, Lâm Chương vẫn là một nhà thơ nổi danh như phần đông bạn bè tuổi trẻ, vì vậy thơ vẫn đến với anh những lúc bất chợt cần có trong sự rung động của lòng mình. Ngoài những truyện ngắn vừa viết xong gởi về tôi chia sớt niềm vui sáng tác, thỉnh thoảng trong vài năm trước Lâm Chương vẫn mail cho tôi đôi ba bài thơ thật khuynh khoái làm trong lúc trà dư tửu hậu (*). Như vậy, bao nhiêu ân tình xưa cũ giữa văn và thi ca vẫn đột biến từng cơn trong tâm thức. Cái nét lấp lánh ẩn hiện của thơ, càng khiến tinh hoa phát tiết tuyệt diệu hơn…


      Hiện tại, trong thế giới văn chương trong cũng như ngoài nước, Lâm Chương hiện diện là một nhà văn lớn trong cộng đồng người Việt. Tác phẩm bao gồm những tập truyện, truyện vừa, truyện và những đoản văn… hầu như chỉ chuyên chở những câu chuyện hòa quyện suốt cuộc đời mà nhà văn gian khổ trải qua. Lâm Chương trung thành quan điểm nầy, như anh thường nói chỉ viết những chuyện của mình thôi. Những cốt lõi của tác phẩm là sự trung thực và sáng tạo, chính vậy bút pháp bạch hóa thẳng băng, không cầu kỳ hay mang nặng những lý tưởng cao siêu. Lâm Chương khơi hoạt rõ nét từng chi tiết trong cuộc chấm phá những cảnh tượng cuộc đời đầy phong ba trong quá khứ. Nó được vực dậy như một chứng nhân, giữa thời kỳ chuyển biến khốc liệt của xã hội hiện tại xãy ra từng giờ trong đời sống, mà anh bó buộc nai lưng chịu đựng.Quá khứ còn dẫy đầy trong tâm thức uất nghẹn, bi thống chưa tiêu hóa được, nên hiện tại nét nhìn của nhà văn Lâm Chương mong soi thấu được hết phần nào đoạn đường khốc liệt trải qua. Khi được hỏi, có nên đổi cách viết để hướng về ngày mai tươi sáng chan chứa tình người? Lâm Chương trả lời, khơi rõ hơn về quan niệm sáng tác, là anh không có biệt tài dựng lên những truyện hoàn toàn do trí tưởng tượng. Theo anh, chỉ có thể viết được những kinh nghiệm đã có trong quá khứ, nên hiện tại chẳng thể viết được gì về cái xã hội xa lạ nầy


      Đọc tác phẩm Lâm Chương, quả thật ta nhìn thấy sự thật như vậy. Những phân cảnh quá khứ tuôn trào nồm nộp, chuyển biến như những lớp thoại kịch nhiều tình tiết đa dạng, trôi chảy chẩm rải như những khúc phim, được đạo diễn tài ba quay li ti trong từng góc sống của cuộc đời.


      Từ tập truyện vừa Đi Giữa Bầy Thú Dữ, chia hai phân đoạn là hai câu chuyện Gió Về Phố BiểnĐi Giữa Bầy Thú Dữ, Lâm Chương kể lại chuyện đời mình từ thời niên thiếu, rời gia đình lang bạt tận phố biển Nha Trang, háo hức của người đi tìm ước mơ kỳ thú. Trong cuộc sống vô gia đình bao nhiêu diễn biến trong tình yêu sa đà hư đốn, những cuộc hội ngộ với những danh nhân như thi sĩ Quách Tấn, ôm mớ triết học của Krishnamurti tự do đầu tiên và cuối cùng, ôm cái tâm lành của nhà sư Trí Tâm, những tên ma cô đĩ bợm đánh đỗ hết mọi giá trị đạo đức….(Gió Về Phố Biển). Phân đoạn hai, Đi Giữa Bầy Thú Dữ là cuộc đào thoát trốn chạy, xuyên qua biên giới Kamphuchia, cất dấu tài sản trên đường hoạn lộ bằng cách nuốt vàng vào bụng, hậu môn, cửa mình… Cuộc tráo chác lường gạt giữa cuộc đời, nhiều khi còn quá tàn bạo, những người lên Kampuchia vượt biên bị lừa lấy hết vàng, rồi giết phi tang. Kế tiếp, sự trôi nổi gian truân lê lết cuộc sống giữa xứ lạ quê người…(Đi Giữa Bầy Thú Dữ).



            Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Người đọc chia sẻ cùng nhà văn những chuyện thật đời người, như màn kịch lớp lang trên một sân khấu lộ thiên. Những chuyển biến như những hoạt hình, cứ trôi chảy bao nhiêu tình tiết mắc xích liên quan thật ấn tượng. Văn phong đầy chi tiết sáng tạo, uyên bác như nỗi nhớ xấp lớp dầy đặc những bi kịch của kiếp người. Ý tưởng trùng trùng trải đầy trên trang giấy vô tri, thành câu chuyện hấp dẫn đầy tình tiết chân thật hữu tri.


      Nét thông minh ranh mãnh trong từng câu thoại tự nhiên, như dẫn dắt câu chuyện về một ngã rẽ hướng sẵn cá tính của nhân vật: “Trên tường nơi phòng khách, treo cái bản đồ thiết lộ ghi các trạm phụ và nhà ga ở mỗi địa phương. Tôi thường đứng nhìn bản đồ, mơ ước một chuyến viễn du qua những địa danh xa lạ, những nơi đèo heo hút gió. Bửa trước, đọc ké quyển sách anh Hòa để trên bàn. Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng của Krishnamurti. Tôi nhớ câu 'Đi là sống. Đứng là chết' ngay trong đời sống hiện tại” Ý tác giả nói đến sự thăng hoa trong tư tưởng, nhưng tôi vẫn muốn hiểu theo cái nghĩa đen cuộc đời. Không biết tự lúc nào, trong tâm hồn sâu thẳm của tôi có tiếng thì thầm réo gọi ra đi. Không dự định sẽ tới nơi nào, mà vẫn muốn ra đi. Tư tưởng phiêu bạt đã gắn chặc trên cung định mệnh, tác giả dẫn dắt người đọc đi từ tấm bản đồ, để trình bày một chuyển dịch sáng tạo phải có thay đổi thường xuyên quanh ta.


      Lâm Chương quả thật xây dựng một cung cách viết độc đáo, góp nhặt quá khứ thành một trang sử mà theo anh, anh chỉ là chứng nhân đang viết lại những điều nghe thấy mà thôi.


      Viết tại Thư trang Quang Hạnh

      Mùa đông 2012


      (*) Bài thơ MÙA HẠ Lâm Chương gởi tặng, làm rõ thêm quan điểm sống, lấp lánh tâm thức lãng bạt của thi nhân bên cạnh thế sự vậy:

      MÙA HẠ


      Mùa hạ nhà ta lò bát quái

      Cửa mở toang thông đạt khí trời

      Đêm trăn trở trong lò thịt nướng

      Da rám vàng tươm mỡ mồ hôi


      Mùa hạ nhà giàu đi ra biển

      Ta vô rừng nằm dưới bóng cây

      Mấy lão tu tiên ngàn năm trước

      Chắc cũng như ta nằm ngắm mây


      Không có con nai làm bằng hữu

      Vài con sóc nhỏ nhảy lăng quăng

      Sóc ơi ta với mi là bạn

      Vui giữa rừng xanh lánh bụi trần


      Tiền bạc chẳng làm ta mờ mắt

      Ba ngàn tân khách của Nguyên Quân

      Ký sinh bám riết vào thân trụ

      Cũng chỉ vì tham một miếng ăn


      Ví thử mai kia ta tuyệt mệnh

      Chẳng phủi tay đời cũng sạch trơn

      Sống thong dong thác không hề tiếc

      Bởi ta sinh vốn đã trần truồng


      Mùa hạ nhà giàu đi nghỉ mát

      Ta ngồi ta ngắm một dòng sông

      Hỡi ơi, con nước đi ngày ấy

      Phiêu hốt mười năm bất phục hoàn


      Khương Thượng ngồi câu danh với lợi

      Đội nón mê áo vải chờ thời

      Còn ta chẳng còn gì trông đợi

      Chỉ ngồi suông ngó nước mà thôi


      Kẻ sĩ ngày nay nhiểu như nhặng

      Không ai cầm trủy thủ qua sông

      Dẫu có Yên Đan tìm đỏ mắt

      Cũng không ra một kẻ sang Tần


      Mùa hạ dăm ba thằng thất nghiệp

      Đến tìm ta bày cuộc nhậu chơi

      Bằng hữu những tên nghèo kiết xác

      Uống lai rai để lãng quên đời


      Con mồi khô mực dai như đỉa

      Trệu trạo nhai hoài nuốt chẳng trôi

      Rượu rót tràn ly mời tới tấp

      Bỏ hết lo toan ngất ngưởng cười


      Cười sĩ khí mặt dày râu quặp

      Tranh hùng đuổi bắt một con hươu

      Thiếu Lăng gò nổi đùn mây trắng

      Lau sậy đìu hiu cỏ lút đầu


      Rượu bốc hơi men bừng lên mặt

      Việc đời xem cũng nhẹ như không

      Lịch sử bao năm còn dâu bể

      Huống hồ bèo nước ở trường giang


      Mùa hạ nhà ta không đóng cửa

      Nghe chừng sắt thép rợn xương da

      Bốn phương thiên hạ còn tranh chấp

      Lò lửa nhân sinh thổi tạt về.

      LÂM CHƯƠNG

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi, VI - 2014(Viên Mãn)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Lâm Chương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lâm Chương

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thu Thuyền, Trần Trung Ðạo, Đức Phổ, Phan Xuân Sinh, Lâm Chương (Trần Doãn Nho)

      Lâm Chương Trong Mắt Tôi (Minh Nguyễn)

      Lâm Chương, Bản Tường Trình Của Một Chứng Nhân (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Về Truyện Dị Thường, Nhân Đọc "Đoạn Đường Hốt Tất Liệt" Của Lâm Chương (Nguyễn Vy Khanh)

      Lâm Chương (Học Xá)

       

      Lâm Chương (Luân Hoán)

      Lâm Chương, bầm ruột gan không trải được lòng (Du Tử Lê)

      Vài cảm nhận về cách viết trong truyện ngắn của nhà văn Lâm Chương (Lương Thư Trung)

      Chữ nghĩa bật ra từ những vết sẹo đời (Đoàn Nhã Văn)

       

      Tác phẩm của Lâm Chương

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lên Rừng Thăm Bạn (Lâm Chương)

      Thơ Lâm Chương (luanhoan.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)