|
Trần Trọng Kim(.0.1883 - 2.12.1953) | Văn Đen(.0.1919 - 2.12.1988) | Đàm Trung Pháp(.0.1941 - 2.12.2021) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Thanh Nam
Nhà Văn Thanh Nam là một trong những người đầu tiên rời khỏi đất nước Việt Nam vào tháng 4 năm 1975. Ông có nhiều tác phẩm văn xuôi. Văn ông hay, chừng mực, nhưng có lẽ vì không làm thành một khúc rẽ văn học, không mang một nội dung với đề tài mới, cũng không là đại diện cho một giai đoạn lịch sử nào đó, nên tác phẩm văn xuôi của ông hình như mờ nhạt với thời gian, đóng khung như một mảnh đời lặng lẽ qua truyện "Buồn Ga Nhỏ" của ông. Đó là một truyện thật đơn giản như không phải truyện theo ý nghĩa cần nhiều tình tiết, vậy chỉ là mảnh đời của một thiếu nữ tên Hảo.
Hảo theo gia đình cha làm nhân viên ở một nhà ga xe lửa heo hút, lên đây từ lúc tám tuổi. Năm Hảo mười bốn tuổi thì mẹ qua đời, cha sau đó tục huyền với một người đàn bà bán thức ăn trên xe lửa. Gia đình còn có mười anh trai làm phu khuân vác ở ga xe lửa, rồi một ngày kia thì bỏ nhà đi đâu không biết và không thấy tác giả nhắc đến nữa. Cuộc sống của Hảo tiếp diễn như trước khi mẹ mất, với "một ông bố nghiện rượu, yêu những toa tàu và những chai rượu hơn yêu vợ con". Năm mười bảy tuổi, Hảo lấy chồng già hơn nàng gần hai chục tuổi, lại còn "đen đủi và xấu xí như một đầu tàu xe lửa cũ kỹ", cũng là nột nhân viên trong nhà ga và cũng nghiện rượu như cha vợ. Cuộc đời của Hảo đóng khung, buồn bã với số phận bên người chồng không ra gì như kiếp sống của mẹ trước kia.
Một người bạn học của anh trai từ hồi nhỏ, trước có để ý đến Hảo, nay đang làm việc khấm khá ở Sài Gòn, và trở về muốn thố lộ với Hảo một điều gì; nhưng Hảo thụ động dù cũng xao xuyến, nên đã đóng lại những biến chuyển sắp sang trang thành một truyện dài; khép lại lịch sử để chỉ còn là một mảnh đời của một truyện ngắn, "một sự tiếp nối những buồn nản thường xuyên chạy dài như những con đường sắt".
So sánh với cuốn tiểu thuyết đồ sộ "Xóm Cầu Mới" của Nhất Linh, cả hai tác giả đều lấy cảm hứng từ những cuộc đời bình thường trong bối cảnh heo hút. Nhưng đời người dù cho bình dị đến đâu cũng có thể đã từng trải qua bao nhiêu đổi thay, như những người trôi giạt vì một cơn lụt đến ngụ cư nơi xóm ven một chiếc cầu. Nhà văn Nhất Linh đã viễn kiến thấy những nhân vật tầm thường đó cũng mỗi người là một cánh cửa mở của lịch sử, cũng mỗi người là một thế giới tâm lý phong phú, có thể đào sâu thành một truyện rất dài, đúng như nhà văn đã tiên liệu sẽ là "một cuốn Đông Chu Liệt Quốc của những đời sống tầm thường... sinh hoạt ở trong một cái xóm nhỏ ở đầu một chiếc cầu gỗ từ lúc cầu bắt đầu mọt cho đến khi cầu gẫy, và xóm nhỏ và các gia đình cũng tan tác theo với chiếc cầu gỗ". Nhà văn Nhất Linh có khuynh hướng mở ra cho lịch sử mỗi nhân vật theo dòng đời đổi thay, trong khi nhà văn Thanh Nam khép lại lịch sử của nhân vật để chỉ thành một mảnh đời lặng lẽ không biến cố.
Về văn xuôi thì như vậy, nghĩa là Thanh Nam không mở ra một hướng nào mới như Nhất Linh đã từ bỏ khuynh hướng viết "tiểu thuyết luận đề" của mình trước đây để có một bước ngoặt khác. Nhưng về thơ thì Thanh Nam tình cờ có một bài thơ thả neo vào một thời kỳ, thời "di tản buồn" đến Hoa kỳ vào năm 1975. Thơ của ông cảm động qua bài "Thơ Xuân Đất Khách" trong thi phẩm "Đất khách" (xb. vào tháng tư năm 1983 tai Arkansas, Hoa Kỳ, bài thơ này đề Gửi Viên Linh). Lúc đó, ngườl Việt thật ít ỏi, sống rải rác, không làm thành một cộng đồng đông vui mà cũng phức biệt như ngày nay. Nhưng thơ ông ngậm ngùi buồn đau thế sự:
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa.
Trở lui thời gian vào năm 1975, ra đi như một đứt lìa vĩnh viễn với cố quốc, khó khăn cả việc thư từ liên lạc, huống chi là còn dịp trở về thăm quê hương như bây giờ, trở lui như vậy mới thông cảm với nỗi ray rứt trong thơ Thanh Nam:
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ.
Hình ảnh cuộc thua trận, ông vẽ ra thật thê thảm nhưng có vẻ chung chung, kiểu sách vở về chiến tranh Đông Tây Kim Cổ, lời thơ như thuộc về thời "Chinh Phụ Ngâm". Chỉ cái hiện thực đời sống là được ông nói đến một cách đặc thù, diễn ra cho người mới đến Hoa Kỳ. Vào năm 1975, nhà văn Thanh Nam đã ở vào tuổi trung niên, tất nhiên là dở dang khi hội nhập vào xứ người, khó khăn về nghề nghiệp, khó khăn về ngôn ngữ:
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Tập làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu.
Nhà văn Thanh Nam đến Hoa Kỳ lúc mới vào thời trung niên, chỉ vào khoảng từ 40 đến 45 tuổi, khoảng tuổi đó kể như đã về chiều đối với người các xứ Á Châu, nhưng đối với tuổi thọ khá dài như bây giờ ở các nước tiên tiến về môi trường sống và chăm lo sức khỏe, thì tuổi đó đang là tuổi tháo vác và sáng tạo trong việc làm. Lại còn vướng mắc vấn đề " sĩ diện", khiến cuộc đời không thích nghi. Vì ông vốn là nhà văn thành công khi ở trong nước, đã có trình độ Việt Ngữ hoặc Pháp Ngữ; không muốn đến trường học Anh Ngữ như lớp người mới định cư khác; không muốn đi vào môi trường dòng chính tìm việc làm mà thường là lao động dành cho người không có kinh nghiệm chuyên môn ngành nghề kỹ thuật nào. Vì vậy từ ngày đến Hoa Kỳ cho đến khi mất, nhà văn chỉ lo công việc gần gũi với chữ nghĩa Việt ngữ là làm tờ báo "Đất Mới" cho cộng đồng người Việt. Hơn nữa, cộng đồng người Việt đó lại quá ít ỏi ở một nơi xa xôi gần Canada, tiểu bang Washington. Như vậy thì làm sao đời sống có thể cải thiện khá hơn khi đang ở trong một xứ đáng lý là dễ thăng tiến, do đó ông mới chua chát thấy "Thân phận không bằng đứa mãng phu".
Chứng nhân của thời kỳ đầu di tản sang Hoa Kỳ, đại diện rõ nét về thi ca hội nhập đời sống là Cao Tần và Thanh Nam. Sau cuộc di tản 1975 là thời vượt biên, thời ra đi theo chương trình thỏa thuận giữa chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ, thì mỗi thời kỳ còn nhiều nhà thơ đại diện cho hội nhập buồn hoặc hội nhập vui, hoặc hội nhập tất nhiên. Như giới hạn vào thời di tản có thêm Giang Hữu Tuyên với bài thơ hội nhập buồn "Trời Mưa Đi Phát Báo", nhưng ít người biết đến cho đến khi Giang Hữu Tuyên mất vào ngày 14 tháng 11 năm 2004 tại Hoa Thịnh Đốn. Cùng đi vào cảng mới nay cuối cuộc Chiến Tranh Việt Nam, nhưng Cao Tần đã bỏ neo bằng một văn phong lạ, văn phong đưa văn xuôi sống sượng vào thơ như lời nhận định của nhà phê bình Nhuyễn Hưng Quốc, trong khi đó Thanh Nam chỉ bỏ neo bằng một văn phong cổ kính vào nền văn chương hải ngoại.
Thanh Nam mất ngày 2 tháng 6 năm 1985 tại Seattle, tiểu bang Washington. Như vậy thì ông định cư tại Hoa Kỳ chỉ vào khoảng 9 năm, đó là thời gian khá ngắn để có những đổi thay cuộc sống. Vì vậy bài Thơ Xuân Đất Khách báo hiệu trước sự khép lại lịch sử, chỉ vĩnh viễn là đại diện cho thi ca hội nhập buồn. Nhưng nhà thơ Cao Tần có những biến chuyển từ bất mãn cuộc sống buổi đầu, sang giai đoạn làm những việc an nhàn đều đặn mà tác giả khiêm tốn gọi là tháng năm hèn; thơ có sử tính đi từ hậm hực sang bình thản với cuộc đời:
Râu lâu lâu cạo lâu lâu để
Cho tháng năm hèn tí biển dâu...
Thôi thì ta để râu cho quen
Mai mốt tìm về nơi tịch mịch
Vuốt ngậm ngùi dăm sợi thần tiên
Cho những đời sau làm cổ tích.
(Trích bài thơ Gửi Thảo Trường)
Thơ Thanh Nam, trái lại, đã chấm dứt sử tính. Cái chết của ông đình chỉ mọi sự đổi thay về cuộc sống. Nếu còn sống lâu, biết đâu chừng ông có dịp thành công về mưu sinh, để thi ca lại có lịch sử từ những phản ánh lạc quan hoặc cởi bỏ bon chen để hướng về siêu thoát.
"Buồn Ga Nhỏ" của Thanh Nam khép lại lịch sử bằng lối viết có vẻ như tác giả không muốn mở rộng tình tiết để một mảnh đời thành một cuộc đời chất chứa trong truyện dài. Còn thơ của Thanh Nam mãi mãi là thơ hội nhập buồn do định mệnh đã khép lại lịch sử.
(1) Trong tập này tôi chỉ đề cập tới những truyện ngắn.
- Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định
- Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định
- Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định
- Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định
- Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ
- Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định
- Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định
- Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định
- Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu
- Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định
• Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa (Đàm Trung Pháp)
• Vài kỷ niệm viết lách với Thanh Nam (Bình Nguyên Lộc)
• Lần thăm cuối cùng (Mai Thảo)
• Thanh Nam, Trọn Đời Sống Chết Với Văn Chương (Nguyễn Thiếu Nhẫn)
• Đọc "Buồn Ga Nhỏ" và "Thơ Xuân Đất Khách" của Thanh Nam (Trần Văn Nam)
• Đọc Bài Thơ Xuân Đất Khách Của Thanh Nam (1931-1985) (Viên Linh)
Tiểu Sử (gio-o.com)
Loạn bút về Thanh Nam (Nguyễn Văn Sâm)
Thanh Nam đất khách, những ngày Tháng Tư (Viên Linh)
Lịch Sử Như Ngừng Lại Trong Thơ Truyện Của Thanh Nam (Trần Văn Nam)
Đất Khách, khúc ngâm trên đất tạm dung (Nguyễn Mộng Giác)
Nhà văn, nhà thơ của rượu và giang hồ (Hồ Nam)
Tản mạn... Thanh Nam (Tuý Hồng)
Thơ Thanh Nam (thivien.net)
Thơ Thanh Nam (thica.net)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |