1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Diên Nghị (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-4-2019 | VĂN HỌC

      Diên Nghị

       NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Diên Nghị

      Tên thật Dương Diên Nghị (sinh 1933 tại Huế, nguyên quán Lệ Thủy, Quảng Bình), ông từng làm thư-ký tòa-soạn báo Chiến Hữu của Đệ tứ Quân khu và cộng tác cùng đăng thơ trên Đời Mới, Thẩm Mỹ, Phụng Sự, Cải Tiến, Quân Đội, Chiến Sĩ Cộng Hòa, Văn-Nghệ Tiền Phong, Lạc Việt, v.v. Ông đã xuất bản Xác Lá Rừng Thu (Lạc Việt, 1957) và nổi danh với thi phẩm này, sau đó là Chuyện Của Nàng (Huế: Lạc Việt, 1962),... Diên Nghị còn là đồng tác giả hai tiểu luận Khái Luận Về Thơ Mới (với Kiêm Đạt và Yên Khanh, ĐÀ Lạt, 1955, Lạc Việt, 1956) và Khái Luận về Văn-Nghệ Quân Đội (Với Kiêm| Đạt và Phan Lạc Tuyên, Ban-Mê-Thuột: Nhà in Nhân-Ký, 1956).


      Trong Xác Lá Rừng Thu, Diên Nghị đã cho thấy nòi tình, như trong bài Đêm Lên Đường: người lính đa tình ở mỗi bước quân hành những tưởng người yêu luôn dõi theo từng bước, bài thơ đặc-biệt ở những tiếng trùng âm được lập lại khiến cảnh vật và tâm sự thêm thắm thiết:

      “Đêm lên đường, vàng võ trăng non,

      Trăng sao buồn lạnh, lối sao mòn!

      Đèn hiu hắt dọi qua phên mỏng.

      Lệ tủi mắt em, hồn xót hồn...


      Súng đạn quân mang nặng vai gầy,

      Ngựa mỏi, đồi cao, núi tiếp mây.

      Rung rúc chim ngàn ca nhịp bước,

      Rộn rực tình sâu, đầy vơi đầy


      Bóng em lấp lánh bên dòng suối,

      Theo mãi anh đi suốt dặm trường.

      Chạnh nhớ hôm nào mình mới cưới,

      Trầu xanh, cau ngọt, thương càng thương!


      Vội gửi lời về thôn xóm ấy,

      Bảo rằng chiến trận dù chưa thôi!

      Nắng mưa dù lỡ ngăn sống núi,

      Gối phượng, phòng loan, đôi chung đôi.


      Trăng ngả chênh đầu, đêm rưng rưng,

      Thì thầm tiếng lá rụng bên lưng.

      Tưởng em đang nói câu đưa tiễn,

      Gió động, cành lay, rừng lại rừng..."

      Vương Vương; đăng Bách Khoa, Số 34, 1-6-1958, tr. 65)


      Đêm lên đường hiu hắt trăng non

      Trăng sao buồn lạnh, lối vào mòn?

      Ngọn đèn ngả bóng in phên dậu

      Lệ tủi mắt em, hồn sót hồn


      Anh mang súng đạn nặng vai gầy

      Bước mỏi, đồi cao phủ bóng mây

      Rung rúc chim khuya vừa chợt giấc

      Rạo rực tình sâu đầy vơi đầy


      Bóng em lấp lánh bên dòng suối

      Theo mãi anh đi suốt dặm đường

      Chạnh tưởng hôm nào dâng lễ cưới

      Trầu xanh, cau ngọt, thương càng thương


      Vội nhắn lời về thôn xóm ấy

      Bảo rằng chiến trận dù chưa nguôi

      Nắng mưa dù lỡ ngăn sông núi

      Gối phượng, phòng loan, đôi chung đôi


      Trăng ngả chênh đầu, đêm rưng rưng

      Thì thầm nghe lá rụng sau lưng

      Ngỡ em đang nói câu đưa tiễn

      Gió động, cành lay, rừng tiếp rừng"

      (Xác Lá Rừng Thu)

      Hay bài Nao Nao ghi là “gởi người thành nội Huế”:

      Nắng rải chập chờn ngoài biển cỏ,

      Liểu thưa, khói biếc, quyện mây cao

      Hoa lan phảng phất mùi thương nhớ,

      Nhớ một mùa xuân mới độ nào?


      (...) Mắt nhung huyền dịu, màu thu biếc,

      Tóc vẫn cài trâm, má ửng đào

      Áo trắng lòng trong say nghiên bút,

      Trăng thề vườn ước chuyện mai sau


      (...) Âm thầm gởi mộng theo mây trắng,

      Trời nước bao la thiên cổ sầu...

      Làm thân lữ khách say lưu lạc,

      Mơ tàn ngao ngán nỗi binh đao


      Hồn quê khắc khoải, vườn quê quạnh,

      Dặm đời súng chuyển nhịp thưa... mau

      Quán nghèo ngâm lại vần thơ cũ,

      Gà trưa cất giọng... trời!- nao nao...".

      Thật vậy, ở Diên Nghị, đặc biệt là thơ tình và tình yêu đã theo chân người lính chiến lên núi rừng, xuống bình nguyên, từ khu chiến về đô thị,...

      "mỗi đêm lưu trại anh thường viết,/ và viết tên em đến vạn lần".


      Chuyện tình-yêu của tuổi trẻ, một người trẻ đã khóac áo lính, một người lính-đa-tình:

      “súng đạn quân mang nặng vai gầy,

      ngựa mỏi đồi cao, núi tiếp mây.

      rung rúc ngàn chim ca nhịp bước

      rộn rực tình sâu đầy vơi đầy...”

      (Chuyện Của Nàng)


      Đoản thi với âm thanh những “r” như muốn diễn tả tâm tình rạo rực, đa tình. Người lính tay cầm súng bảo vệ quê-hương, đất biển, nhưng cũng có những lúc nhung nhớ người yêu, người thân nơi quê nhà, và từ đó phát xuất những vần thi ca trữ tình và rất nhân bản, những thứ mà người lính phương  Bắc Cộng-sản không bao giờ có được, cái tư riêng đã bị ý chí tập thể và những lý tưởng ngoài tầm con người giết chết, cấm đoán. Với người lính miền Nam, tâm tình có sao là tỏ bày vậy:


      “buồm khát cuồng phong, chim khát bay

      nguồn cao thèm nước, lá thèm cây

      giang hồ mây nọ, thèm phương rộng

      người cũng thèm yêu, cũng khát say”


      Thật vậy, trong cả tập Chuyện Của Nàng, thơ của một người lính chiến, người đọc sẽ tìm thấy và cảm được tình-yêu và tâm tình tuổi trẻ. Tựa là Chuyện Của Nàng nhưng thực ra là Chuyện của Chàng, vì Chàng là kẻ đa lại tình lại đam mê thi ca bên cạnh tình người và thiên nhiên. Hãy nghe Chàng bày tỏ:

      "Nàng ở đâu? Xóm biển, lưng đồi

      Cao nguyên, bình địa, cuối chân trời?

      Giữa lòng đô thị, khu thành ngoại

      Lặn lội tìm nàng khắp mọi nơi...


      Gạn hỏi bình minh, gặp hoàng hôn

      Phương Tây nắng tắt, hắt hiu buồn

      Vườn hoa tang chế, thờ ơ tiếp

      Ngoảnh mặt, quay lưng, quá lạ thường


      Nàng áo xanh, áo tím, diễm kiều

      Áo nâu, dù loang lổ màu rêu

      Bàn tay lao động, tay ngà ngọc

      Vẫn một tâm hồn, tôi mến yêu


      Kiếm tìm nàng, bạc trắng vàng trăng

      Lắng nghe gió biển nhắn mây ngàn

      Ngoảnh nhìn bốn phía còn hoang mạc

      Biết tỏ cùng ai – chuyện của nàng


      Réo gọi điên cuồng, rung vũ trụ

      Trăng sao che khuất lối đi về

      Không gian mù mịt vào vô thức

      Cất bước chân theo nặng khối chì


      Lãng đãng hồn trôi dòng chiêm bao

      Bơ vơ, còn nhận biết phương nào

      Nàng là mộng ảnh, hay chân thực

      Nàng đứng nơi đâu - giữa địa cầu"

      (Chuyện Của Nàng)

      Đẹp làm sao hình ảnh trung trinh của mối tình đầu:

      "Em giữ bên anh một ảnh hình

      Một hồn thi sĩ lựa đầu xanh

      Một đàn bướm trắng đùa trong gió

      Một sớm hoa xoan nở đỏ cành


      Bởi một ngày mai anh sẽ xa

      Mộng xây lên mộng cũng phai nhòa

      Duyên xưa cũng tắt hoàng hôn tím

      Tình cũng hao tàn số kiếp hoa


      Đôi nẻo đường về ngại nắng mưa

      Song thu khép kín tự bao giờ

      Nến gầy, canh lụn, đau lòng sách

      Chữ cũng như người dáng ngẩn ngơ.


      Em giở từng trang đọc từng tên

      Từng đêm hè quanh lại từng đêm

      Bài thơ tâm sự càng heo hắt

      Người ấy năm nào em lỡ quên?


      Hoa phượng rưng rưng rụng trước lầu

      Mà nghìn năm nữa vạn năm sau

      Thời gian chùi sạch màu son trẻ

      Em cũng không quên được buổi đầu"

      (Hình Ảnh Buổi Đầu)

      Người đẹp yêu dấu trong tâm tưởng của nhà thơ được vẽ lên bức tranh hiện thực:

      "da thịt nõn nà, màu bạch ngọc,

      hồng thơm phấn mịn thắm làn môi

      (...) tóc mượt huyền nhung, má ú ngon,

      lưng ong choàng khít ngực no tròn

      (...) chạm nhẹ đài thân, rợn cảm quan,

      đê mê hồn lạc đến thiên đàng...”



           (Kệ sách Học Xá)

      Đê mê, rồi phải yêu, để tình-yêu trở nên lẽ sống, là lý do là mục-đích của cuộc đời:

      "ta phụng thờ em biết mấy xuân,

      quên ngày tháng rụng, sắc quan huân

      choàng tay gối mộng đêm đêm trắng,

      tưởng niệm hồn trinh vọng ý thần...”

      (Chuyện Của Nàng)


      Chàng đắm đuối trong cõi tình, nên dễ thề thốt:

      "từ nay tôi chỉ biết nàng thôi,

      mười ước, mười mơ vẹn cả mười

      trao cả linh hồn cho trọn nghĩa,

      cho nàng vui mãi những ngày vui!"


      Vì khi đã yêu, đã thắm thiết, người tình đã là lẽ sống, thì nàng đã là tất cả:

      “... hỡi nàng thần tượng của lòng ta

      ta kính yêu nàng đến thiết tha..." (Chuyện Của Nàng)


      Trong thơ Diên Nghị, ngoài tình-yêu, thiên nhiên được nhà thơ khoác lên lớp áo mộng mị và cả hiện thực của thi ca, vì thân lính chiến sống với núi rừng, sông hồ thường trực hơn là với người yêu. Ngày Xuống Muộn cũng khiến hồn thơ man mác, khi ở trong rừng sâu giữa hoa lá và thiên nhiên lành dữ chưa biết:

      "Giữa đội đường hỏi bướm / Cánh bướm mãi đùa hoa

      Hỏi rừng lá bao la / Gió Trường sơn vi vút

      Ngắm nhìn thân gỗ mục / Xót thân phận rã rời

      Anh cất tiếng gọi người / Đàn thú muông lẩn trốn

      Rừng mênh mông, ngưng đọng

      Anh lạc bước, nguôi quên

      Dòng suối ngủ im lìm / Đóa dã lan hờ hững

      Còn một ngày xuống muộn / Bỗng dưng thương mặt trời..."

      Giữa núi rừng, nhìn cảnh vật, nhà thơ khoác áo lính nhung nhớ người yêu:

      "Đối diện ngọn núi cao / Một ngày mấy buổi

      Sáng nắng trong, núi gần gũi

      Chiều mù sương, thấp thoáng, xa dần

      Dáng núi quen thân / Đêm trăng, ra sân ngắm núi

      Vằng vặc trăng thu, cõi trời mông muội

      Nỗi buồn tôi - hoang vu

      Một ngày nay buổi/ Ngắm núi lặng câm

      Mùa xuân về cây núi xanh non

      Mùa hạ đến, núi vàng úa cỏ

      Dải mây lụa thướt tha cánh gió

      Quấn quýt đầu non / Thanh thoát lời ru

      “Sống cạn núi mòn”

      Lòng chẳng cạn, núi chẳng mòn

      Thề ước / Điều tôi mong có được

      Dung nhan em/ Như núi"

      (Núi)

      Qua bài Hoa Cà Lá Mướp, nhà thơ đã dùng hoa trái thiên nhiên để tỏ tình với người nữ và những người thân:

      "Tháng Giêng cà lố trái / Mướp mới chớm nụ vàng

      Con trâu đầm dưới bãi / Quạ kêu vang xóm làng

      Chuông rền xao động đất / Tháng Giêng nắng gay gắt

      Loa gọi nứt đất bằng / Băn khoăn mẹ nhủ rằng:

      Lệnh trên ban gọi lính!

      Anh ba lô lên tỉnh / Em dắt trâu xuống đồng

      Mắt lệ nhìn bịn rịn / Tiễn nhau qua bờ sông

      Nước chảy trắng một dòng / Sao tình ta đợi bến?

      Cỏ cây buồn quyến luyến / Em nghẹn thốt nên lời

      Tháng Giêng lại nữa rồi / Tháng Giêng cà lố trái

      Anh không về cắt hái / Hoa quả đợi khơ vàng

      Anh thương mẹ, nhớ làng / Anh quên em răng được!

      Bướm về thăm giàn mướp / Chim nhắc chuyện ngày xưa...

      Buồng hương dáng ngẩn ngơ / Em như chim lẻ bạn

      Năm ni trời đại hạn / Đồng cháy lúa khô cằn

      Cối gạo hẫm đêm trắng / Giọng hị run mái lá

      Con trâu gầy tơ tả/ Cái cày gãy làm đôi

      Giặc dã vẫn chưa nguôi / Đạn rền khuya quạnh quẽ

      Em là cầu Thê Thủy / Em là quán thu phong

      Ngày tháng mỏi mòn trông / Chinh du hề xứ khứ ...

      Dù ai đem tình tự / Dù ai nói ngả nghiêng

      Mặc kệ miệng láng giềng/ Em chờ anh mãi mãi

      Giêng Hai chừ đã lại / Cà đơm trái ra bông

      Mướp chín quả vàng song/ Đợi anh về anh hái

      Đàn trâu đầm dưới bãi / Lúa được trải vàng đồng

      Anh lập nhiều chiến công / Để cà tươi mướp ngọt".

      1955

      (Xác Lá Rừng Thu)

      Đã quen núi rừng làm bạn, nên khi nhận lệnh thuyên chuyển, nhà thơ chiến sĩ không khỏi nhung nhớ không-gian đã thân quen và ngạc nhiên trước bình nguyên vùng châu thổ sông Cửu:

      "Lần đầu nhận lệnh đi châu thổ

      Đất lạ, người xa, cũng ngậm ngùi

      Lòng bỗng hoang mang thời bé nhỏ

      Đêm nằm lẫn lộn nỗi buồn vui...

      Qua phà Mỹ Thuận, qua Sa Đéc

      Mây trắng bồng bềnh hướng Vĩnh Long

      Cây mạ trổ đồng xanh thôn ấp

      Nắng lồng bóng nước, sóng Tiền Giang

      Lớp dân quân cùng đuổi giặc

      Giặc tàn, quốc lộ 4 thênh thang

      Xe lên, xe xuống, chen dồn dập

      Ửng nắng bình minh ấm phố phường

      Đò chợ, bến sông, người tấp nập

      Dòng xuôi, sông đục lớp phù sa

      Lao xao sóng nước, nhà cao thấp

      Trường mới, sân vang tiếng học trò

      Đàn bướm vẫy vờn hàng dâm bụt

      Bếp nhà ai thơm gạo Nàng Hương

      Khói lam chiều cuộn cao vun vút

      Đã hết, quê ta khói lửa buồn...

      Anh về trẩy hội cùng em đó

      Trăng nước Cần Thơ, tỏa rạng trời

      Đêm vọng u hoài, câu vọng cổ

      Dạt dào sóng dạt, lục bình trôi

      Ngày mai tan hội, anh đi tiếp

      Châu Đốc, Ba Xuyên, ngược Kiến Hòa

      Sông rộng, đồng dài, xanh lứa lúa

      Yêu quê hương ấy bốn mùa hoa

      Thân trai, trận mạc, chân chưa mỏi

      Núi cách, sông ngăn, vẫn khát thèm

      Thiếu vắng mùa thu trong biến đổi

      Mà hồn thu đọng ở mắt em"

      (Châu Thổ).

      Diên Nghị là một nhà thơ quân đội miền Nam, và là một quân nhân đa tình, với người yêu, với thiên nhiên và chung thủy với quê-hương, với mẹ già và bạn hữu, đồng đội!

      “Dặm đường ta đang đi / Mấp mô đèo, sauối, dốc,...

      Gió sương buồn cô độc / Bàng bạc ánh trăng khuya

      (...) Có người thèm Cao, Rộng / Mơ ước hóa thành chim

      Nhưng vẫn ôm cuộc sống / Nan náu cạnh bên mình

      Chúng ta là chiến sĩ / Đi mãi đường vẫn xa...

      Chớ bao giờ nản chí, / Hồn mộng giấc phù hoa

      Đi tới cùng tới đích, / Mặc non nước mênh mông,

      Mặc gió mưa lận đận, / Quyết vượt để thành công...”

      (Dặm Đường)

      Nguyễn Vy Khanh

      Văn Học Miền Nam 1954-1975, Quyển hạ
      Nguyễn Publishings, 2018

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Diên Nghị (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Diên Nghị

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lưu Dân Thi Thoại Bút Luận 25 Năm Thơ Hải Ngoại (Ái Khanh)

      Diên Nghị (Nguyễn Vy Khanh)

      Tiểu Sử  (coinguon.us)

       

      Tác phẩm của Diên Nghị

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Kỷ Niệm Với Thế Viên, Tạ Ký (Diên Nghị)

      Con người, cuộc đời trong truyện Cõi đời, Cõi người của Thanh Thương Hoàng (Diên Nghị)

      Nhận định về bài thơ Liên Khúc Vô Thường của Phan Bá Thụy Dương (Diên Nghị)

      Một Người Thơ Quảng Nam: Nguyễn Nho Nhượn

      (Diên Nghị)

      - Đọc “Vu Vơ Cùng NgàyTháng" của TRẦN THIỆN HIỆP(banvannghe.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)