|
Trần Trọng Kim(.0.1883 - 2.12.1953) | Văn Đen(.0.1919 - 2.12.1988) | Đàm Trung Pháp(.0.1941 - 2.12.2021) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch
Thời chúng tôi học thầy ở trường Văn Khoa Sài Gòn niên khóa 1960–61 thì chưa biết bút danh Trần Hồng Châu, chỉ biết thầy Nguyễn Khắc Hoạch đậu Tiến sĩ ở Pháp mới về. Lớp Dự bị Văn Khoa năm ấy rất đông đúc, cả một giảng đường lớn đường Nguyễn Trung Trực giờ nào cũng đầy nghẹt cả người. Chúng tôi được học với những vị thầy hoặc đã nghe tiếng từ lâu, hoặc lần đầu tiên được biết, như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Kiết, cô Tâm, Nguyễn Huy Bảo, Bửu Dưỡng... và thầy Hoạch lúc bấy giờ là một khuôn mặt trẻ trong thành phần giảng huấn, dạy cả lớp Dự bị Việt và lớp Dự bị Pháp ở trên lầu. Năm đó tôi đi học với tâm trạng thênh thang của người mới ra khỏi khuôn khổ trung học, thường cùng đến lớp với Trần Đại Lộc, còn Lê Đình Điểu thì thoạt đầu theo lớp Dự bị Pháp, có lẽ để thử sức với cái vốn Pháp văn của một học sinh trường Việt, nhưng đến cuối năm thì đi thi chung với lớp Dự bị của chúng tôi.
Nhưng duyên của tôi với Văn Khoa không dài. Một năm Dự bị đủ trang bị cho tôi thi đậu vào Đại học Sư phạm môn Triết, và rồi từ giã Văn Khoa lên cao nguyên học ba năm để làm thầy giáo. Suốt ba năm học Triết ở Đà Lạt, tôi không gặp lại một thầy nào của lớp Dự bị Văn Khoa Sài Gòn năm trước, mặc dù giáo sư của các đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt vẫn luân phiên đi giảng ở các đại học bạn. Cho mãi đến đầu thập niên 1990 đi tị nạn tại Mỹ tôi mới gặp lại một vị thầy từ lớp Dự bị vỡ lòng cho tôi bước qua ngưỡng cửa Đại học năm xưa, thầy Nguyễn Khắc Hoạch. Lúc đó tôi làm việc với Lê Đình Điểu ở tạp chí Thế Kỷ 21, Quận Cam California, và gặp thầy Hoạch tới chơi thăm tòa soạn. Hai mươi hai năm từ khi tôi rời trường Văn Khoa Sài Gòn, thầy Hoạch là vị giáo sư duy nhất tôi được gặp lại, bây giờ tôi biết thầy thường viết lách với bút hiệu Trần Hồng Châu. Gặp thầy tôi nhận ra ngay, còn thầy thì dĩ nhiên không nhớ tôi là ai, và sau khi biết tôi là học trò cũ, thầy vui hẳn lên như vừa tìm thấy manh mối một thời xưa thân thiết. Từ đó thầy trò chúng tôi giữ mối quan hệ gần gũi trong mười năm, cho đến ngày thầy qua đời. Đây là một cái duyên may mắn trong đời tôi.
Cuộc đời tị nạn tại Quận Cam mở ra một giai đoạn mới cho tôi, giai đoạn chính thức làm báo, làm truyền thông, ngày ngày tiếp xúc với chữ nghĩa, và suốt giai đoạn này thầy Hoạch là một người hỗ trợ tinh thần liên tục cho tôi. Một niên học ngắn ngủi năm xưa chưa cho tôi biết gì nhiều về thầy, nhưng giờ đây thầy thực sự đóng vai trò hướng đạo cho tôi qua những lời khuyên nhủ trực tiếp, qua những hoạt động văn hóa của thầy và qua những gì thầy viết.
Nơi thầy Hoạch hầu như không có ranh giới phân biệt giữa một vị đại khoa bảng và một người “làm văn nghệ.” Đường biên giữa một giáo sư đại học và một người làm thơ, viết tùy bút và tiểu luận hẳn nhiên là phải có, nhưng với sự sống thật của thầy, đường biên ấy đã được xóa mờ đi một cách thật nên thơ, và làm nổi bật lên một phong cách độc đáo khó tìm được một mẫu thứ hai trong giới trí thức Việt Nam hiện đại. Thầy thấy rõ sự khác biệt giữa “vai trò của nhà giáo dục, vai trò khuôn mẫu, mực thước, ít nhiều hướng về việc bảo vệ truyền thống, bảo vệ di sản ‘cổ điển’ và những giá trị đã có sẵn, có thể có lúc mâu thuẫn với vai trò cách tân, khám phá, sáng tạo, không đi con đường mòn của văn nghệ sĩ. Lấy một ví dụ, phong cách của người dạy học khi soạn, giảng, hay chấm bài (ngôn ngữ, văn phạm, hành văn, bố cục, v.v...) thường có tính quy phạm (normatif), theo những khuôn mẫu và tiêu chuẩn nhất định, điều mà văn nghệ thường không biết tới hay cố tình né tránh để đi tìm cái mới, cái độc sáng.”
Nhưng giáo sư Hoạch là người đã dung hòa được hai tính cách đối ngược ấy trong suốt cuộc đời của ông. Ông đóng vai trò “ông thầy” một cách trọn vẹn trên bục giảng, trong vai trò Khoa trưởng Văn Khoa, nhưng đồng thời ông vẫn là một nghệ sĩ, tâm hồn thiết tha với những vẻ đẹp, những nỗi khổ, những cái mới mẻ của cuộc sống chung quanh, và diễn đạt hết sức đẹp đẽ trong văn và thơ. Ông có tài “văn nghệ hóa” kho kiến thức mênh mông của mình để những điều trầm trọng như núi Thái Sơn trong lãnh vực triết lý học thuật có thể hiện ra nhẹ tênh như mây bay gió thoảng. Nhưng đó là những cụm mây, làn gió có sức nặng ngàn cân!
Mặt trời cho ta biết mênh mông ba ngàn thế giới
Hoa hồng và em cho ta biết nguồn diễm lệ không cùng
Tóc trắng
Mây chiều cho ta biết dòng thời gian chẳng đợi chờ
Gió bão trên điện đài xưa cho ta biết niềm tàn lụi hư vô
Nụ cười nước mắt cho ta biết
Những nổi trôi định mệnh con người...
(Quán trọ muôn đời)
Đọc những bài tùy bút trong Tình Khúc Đại Học không thể không cảm thấy mến yêu thầy, người đọc sẽ gặp ở đấy một tấm lòng muôn thuở đối với môi trường giáo dục đại học, với một cách nhìn kiến trúc trường ốc, nhìn truyền thống trao truyền kiến thức, nhìn các sinh hoạt sinh viên... vô cùng thiết tha và sâu đậm, với một lối viết rất là văn nghệ. Và lạ lùng thay, tất cả các bài viết riêng rẽ trong Tình Khúc Đại Học đều bắt đầu với hai chữ “Tôi yêu”...
Đối với Sorbonne: “Tôi yêu màu xám Paris của nửa chừng thế kỷ trong những năm 50, màu xám quen thuộc, màu xám huyền diệu mà H. Miller vẫn bùi ngùi cảm động nhắc tới như một nguồn thơ trìu mến, dìu dịu ngọt tuổi thanh xuân... Tôi yêu Sorbonne trước thời chỉnh trang đô thành...”
Đối với Cambridge: “Tôi yêu điệu blue ‘Dòng sông xanh’ của Cambridge, điệu moderato tịch mịch, chầm chậm, nhẹ nhàng buông lơi, điệu nhạc tươi sáng vừa dựng xong trong tâm tư cho riêng chính mình.”
Đối với Heidelberg: “Tôi yêu bản trường ca màu hồng của Heidelberg. Màu mong manh, sáng chói, yêu đời và cũng hơi đàn bà..., tình cảm, bâng khuâng...”
Đối với Harvard: “Tôi yêu màu nâu pha đỏ, ấm áp, bền vững – màu bordeaux, hay huyết dụ? – của tường nhà Harvard. Ấm áp ngay cả khi tuyết rơi trắng muốt, xóa mờ những bãi cỏ xanh.”
Và, đối với Văn Khoa Sài Gòn: “Tôi yêu những tấm lòng trinh bạch và màu trắng đơn sơ, hồn hậu, màu thanh bần lạc đạo trên vách tường Văn khoa, Văn khoa linh hồn thầm kín của đại học và quê hương trong những mùa lịch sử, nóng bỏng, sôi động.”
Chính trong Tình Khúc Đại Học chúng ta thấy rõ sự pha trộn rất nhuyễn tình cảm và trí tuệ của thầy, ngay cái đầu đề đã cho thấy như vậy. Đại học là nơi vun trồng trí tuệ, nhưng ông đã đặt “tình khúc” tại những nơi ấy. Đại học là môi trường mênh mông của truyền thống kiến thức mà cũng là nơi chứa đựng bao sinh hoạt của tuổi trẻ, bao ước mơ xây dựng đời, bao dự phóng sửa đổi thế giới, bao mộng mơ của những tâm hồn trí thức chứa nặng hoài bão tương lai, và tất nhiên, không thể khác được, đó là đất của tình yêu. Tình khúc ở đây thì vẫn là tình đấy, nhưng đầy trí tuệ; đam mê vẫn thiết tha cuồng nhiệt đấy, nhưng luôn được nâng cao chất lý tưởng. Đẹp làm sao, các tình khúc đại học, nó chứa đựng bao thăng hoa cao thượng nhất, xứng đáng nhất mà tuổi trẻ thời đại nào cũng mong đạt tới. Khi tác giả viết “Tôi yêu...” thì cùng lúc ông muốn truyền đạt cho người đọc những gì đáng yêu nhất của cuộc đời này trong môi trường trong sáng nhất, trí tuệ nhất, là những trường đại học lừng danh của các dân tộc.
Tư chất nghệ sĩ giúp thầy Hoạch gần gũi với môn sinh, vì ông cảm nhận được những trạng thái và nhu cầu của tâm hồn lớp trẻ hơn mình. Ông không trao truyền những kiến thức lạnh giá. Ông không nhìn học trò như đám đông xa lạ đang chen chúc dưới thềm của khu đền trí tuệ nơi ông đang đứng để ban phát những tinh hoa cổ kim. Ông chia sẻ với họ kiến thức bằng những lời giảng nồng nàn, cũng như những câu thơ, bài viết mà ngôn ngữ trước khi tuôn tràn ra giấy đã đi qua trái tim của ông.
“Tôi sợ những chữ ism, một số đã tàn phá lịch sử nhân loại. Tôi sợ bị gò bó, trói buộc hay xa rời cuộc sống, vì lúc nào cũng muốn thoải mái, thênh thang, mình là mình.”
Thầy Hoạch luôn luôn coi học trò là những người thân của mình. Thật là hạnh phúc cho những ai được làm học trò thầy! Thầy ân cần với môn sinh như một người anh cả của gia đình. Thầy đọc kỹ và nhìn ra những điểm tích cực trong các sáng tác của lớp đàn em, để giới thiệu với một tấm lòng thiết tha và rộng lượng. Nguyễn Trung Hối, Lưu Nguyễn Đạt, Lệ Hằng, Nguyễn Xuân Hoàng, Hồng Khắc Kim Mai, Phạm Xuân Đài là những học trò may mắn vẫn được thầy Hoạch “chấm bài” khi tóc họ đã pha sương, và những trang viết tầm cỡ của thầy vẫn là những bài học tiếp nối cho các môn sinh ngày xưa nay còn miệt mài theo đuổi nghiệp Văn khoa. Không có thế hệ học trò nào được hạnh phúc như những người này!
Không biết bao giờ mới lại có một vị thầy như thầy Hoạch! Thầy đã trồng và thầy còn gìn giữ, vun xới. Khi hoa nở thầy còn chăm sóc nâng niu. Thầy là hiện thân của sự nồng ấm, cao cả trong tình sư đệ mà cũng là tinh hoa của quốc gia, quốc học, của sự trao truyền và sự chăm sóc, dọn đường cho mảnh đất mới và hạt mầm mới cho tương lai.
- Thanh Tuệ Và An Tiêm Phạm Phú Minh Nhận định
- Dương Thiệu Tước – ‘Tiếng Xưa’ Của Chúng Ta Phạm Phú Minh Nhận định
- Trương Vĩnh Ký từ chối vào quốc tịch Pháp Phạm Phú Minh Nhận định
- Âm Thanh Trong Tình Quê Phạm Phú Minh Tạp luận
- Các ý nghĩ từ một buổi sinh hoạt văn học Phạm Phú Minh Nhận định
- Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ Phạm Phú Minh Giới thiệu
- Trần Đại Lộc, Vẻ Đẹp, Niềm Vui Phạm Phú Minh Tạp luận
- Các ý nghĩ từ một buổi sinh hoạt văn học Phạm Phú Minh Nhận định
- Ðặt lại giá trị văn học miền Nam trong lịch sử văn học Việt Nam Phạm Phú Minh Phỏng vấn
- Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 Phạm Phú Minh Giới thiệu
• Trí Thức Và Văn Nghệ Miền Nam Đứng Trước Văn Hóa Và Triết học Tây Phương (Thụy Khuê)
• Trần Hồng Châu (Học Xá)
• Thầy Nguyễn Khắc Hoạch, nhà giáo nghệ sĩ (Phạm Phú Minh)
Trần Hồng Châu, khát vọng biển (Thụy Khuê)
Trần Hồng Châu: Một Đời Văn Chương, Những Trang Di Cảo (Nguyễn Mạnh Trinh)
Tình Yêu Trong Thơ Trần Hồng Châu
(Nguyễn Thiên Thụ)
Tưởng Niệm, Vinh Danh Nhà Thơ Trần Hồng Châu (vietbao.com)
GS Nguyễn Khắc Hoạch: ‘Thơ phải mới… mà nghề sư phạm lại sợ cái mới’ (Viên Linh)
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (1921-2003) dạy ĐH Văn Khoa Huế. (nguyendinhchuc.wordpress.com)
Thầy Hoạch (Đặng Tiến)
• Về một người "phải lòng" tiếng Việt
(Trần Hồng Châu)
• Con Người Yêu Chân, Thiện, Mỹ Quay Đầu Nhìn về Quê Hương Khổ Đau (Trần Hồng Châu)
• Bụi và Rác của Nguyễn Xuân Hoàng
(Trần Hồng Châu)
• Đi Vào Mê Hồn Trận Của Thi Ca Và Tiếng Nói (Trần Hồng Châu)
• Nền Quốc Học Việt Nam và Vai Trò Đại Học Trong Tương Lai (Trần Hồng Châu)
Buổi Chiều Hằng Cửu (diendantheky.net)
Đêm Mơ Gặp Tố Như (vanhocchunom.blogspot.com)
Lưu Nguyễn Đạt, Phải Lòng Chữ Nghĩa
(vietthuc.org)
Thơ Trần Hồng Châu (vinhhao.info)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |