|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Bìa báo số Tháng Tư cách đây trên 10 năm. (Hình: Viên Linh cung cấp)
WESTMINSTER, California (NV) – Gần một năm sau khi Khởi Hành xuất hiện, Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội mới được hợp thức hóa nhờ nghị định số 814 Bộ Nội Vụ KS-14 ngày 2 Tháng Mười, 1970; trụ sở đặt tại 72 Nguyễn Du, Sài Gòn.
Trong đại hội văn nghệ sĩ quân đội kỳ thứ hai tại trại Đào Bá Phước đường Tô Hiến Thành, ngày 19 và 20 Tháng Hai, 1971, các hội viên đã bầu ra một Ban Chấp Hành mới, trong đó chủ tịch là nhạc sĩ Đại Tá Anh Việt được lưu nhiệm, phó chủ tịch là Hải Quân Đề Đốc nhà thơ Hữu Phương; tác giả Viên Linh là ủy viên Sân Khấu Kịch Nghệ (do tôi cũng là trưởng ban kịch Sông Hồng trên đài phát thanh Quốc Gia, và thường xuyên cung cấp kịch bản 30 phút (27 vở) cho đài Tự Do phát thẳng ra Bắc qua đài phát tuyến ở Đông Hà).
Một đại úy nhà văn than phiền ở đại hội là anh lãnh được nhuận bút khác biệt với người khác khiến đại tá chủ nhiệm phải giải thích, vì chỉ có ông mới biết rõ hợp đồng làm việc với tôi. Nhà thơ trẻ Nguyễn Đạt lại nói đưa tôi một bài thơ đăng Khởi Hành được trả những 500 đồng, thật sự không phải thơ Đạt hay hơn thơ người được trả ít hơn, mà vì lúc ấy tôi biết anh đang cần, là bạn học cùng lớp cùng khoa với anh ruột của anh, tôi biết rõ.
Hay tôi từng trả lời phỏng vấn của nhà thơ Phan Nhiên Hạo và anh phổ biến trên blog của anh, việc tôi trả Thanh Tâm Tuyền 2,500 đồng một bài đăng Khởi Hành, chuyện ấy có thật, vì thơ văn thi sĩ “Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy” luôn luôn thuộc loại unique, original, chỉ có một, có thể không được ưa thích, song được tò mò đọc qua cho biết. Đó là chỗ ăn khách của Thanh Tâm Tuyền.
Anh và tôi cùng làm việc tại báo Tiền Tuyến, gặp nhau hằng ngày trong nhiều năm, nên một lần cần bài, tôi bảo anh: “Tôi trả anh 500 đồng một trang pelure viết tay.” Hôm sau anh đưa tôi năm trang viết tay bài Âm Bản, chữ như con gà mái, đăng chỉ được nửa trang báo Khởi Hành, tôi đưa anh 2,500 đồng như đã hứa. Tờ Khởi Hành số 39-40 báo Tết in 10,000 số, bìa đỏ rực rỡ chỉ in một chữ “PHÚC” vĩ đại chưa từng có.
1- Miền Nam Việt Nam chưa có một tuần báo văn học nào trường sinh như Khởi Hành, 156 số báo bài vở hoàn toàn là văn chương. Một trang báo Khởi Hành to bốn lần trang Bách Khoa. Báo Bách Khoa sống khoảng 1957-1975, nhưng đứt đoạn sau đảo chánh 1963 nên nếu thu liền lại chỉ còn 16 năm, và hai đời chủ nhiệm, hai kỳ một tháng, mà số trang dành cho bài vở sáng tác văn nghệ không là bao.
Phần phê bình sách của Khởi Hành có sự trung thực và khẳng khái của một cây bút mới 22 tuổi là Cao Huy Khanh, và những Nguyễn Nhật Duật, Lê Huy Oanh, nhiều người khác nữa, những người như Bà Tùng Long, Tuệ Mai, Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Nhã Ca, Lê Xuyên, Sơn Nam, Ngọc Linh, Phạm Văn Tươi, Thanh Nam, Tuệ Sỹ, Nguyễn Hữu Hiệu, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Thụy Long, không thể nào kể hết…
Khởi Hành còn đưa lên mặt báo những cây bút vượt tuyến như Phạm Thành Tài, Kim Nhật, Xuân Vũ… một cấm kỵ ít báo dám đương đầu. Không biết bao nhiêu tác giả đưa bài cho Bách Khoa hay Văn, bị trả lại, họ phải mang bài đó cho Khởi Hành, và Khởi Hành đăng ngay không e dè.
2- Tuần báo Khởi Hành không phải là một ông khổng lồ, nhưng biết sức mình, và sức người. Chủ nhiệm Anh Việt nhiều lần nói đến một diễn đàn tự do cho văn nghệ sĩ. Như tôi còn nhớ, Khởi Hành không bao giờ đưa báo đi kiểm duyệt, thì làm sao kiểm duyệt đục bỏ cái gì? Chúng tôi có tư cách pháp nhân của một hội đoàn, chúng tôi chịu trách nhiệm trước tòa án những gì đăng trên báo mình, mà không cần phải thảo luận với một viên chức nào khác, trừ trường hợp thiết quân luật.
Làm hai tờ báo của quân đội, còn nhớ một lần có thiết quân luật, nhật báo Tiền Tuyến cũng phải vỗ bản in đem đi kiểm duyệt, nhưng anh em tòa báo kể lại: mấy ông trên phòng kiểm duyệt khi thấy Tiền Tuyến thì cười: quân đội thiết quân luật thì quân đội kiểm duyệt lấy mình chứ chúng tôi không dám.
Kinh nghiệm ấy khiến cho khi giải ngũ năm 1972, năm sau tôi ra báo riêng của mình là bán nguyệt san Thời Tập, tôi cũng không đem báo đi kiểm duyệt, không như Văn, Bách Khoa, Văn Học hay các báo khác. Các tạp chí lúc ấy muốn khỏi kiểm duyệt, phải đóng 5 triệu ký quỹ, nếu vi phạm sẽ bị khấu trừ số tiền ấy. Nhưng có một cách khác không cần 5 triệu: anh phải có tư cách pháp nhân, Bộ Nội Vụ phải có đầy đủ hồ sơ của anh.
Tôi không có gì hết ngoài bằng hữu văn nghệ của tôi, trong có điêu khắc gia Mai Chửng, chủ tịch Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam. Tôi hẹn gặp bạn ở La Dolce Vita gần Continental, nói tôi giao tờ Thời Tập cho hội của bạn sử dụng, nhân thể đứng ra bảo trợ cho tờ báo. Anh cười ngặt nghẽo trên cái ghế cao và ký nhận bảo trợ tờ Thời Tập.
Vì thế khi nhà thơ Tô Thùy Yên gửi cho báo Văn bài thơ Phá Tam Giang, chủ nhiệm Nguyễn Đình Vượng không dám đăng, và Mai Thảo – thư ký tòa soạn Văn – gọi tôi: “Vượng hắn không dám đăng, cậu có đăng thì gọi Tô Thùy Yên một tiếng, lấy về mà đăng.” Chuyện này tôi đã kể lại trên Khởi Hành hải ngoại.
Sau này từ Houston Tô Thùy Yên nhắc lại và cảm ơn tôi: Nếu Thời Tập không đăng bài Phá Tam Giang, dài bốn trang in, thì nó đã bị đốt bỏ như tất cả các bản thảo khác của anh. Vì thế Thời Tập là Khởi Hành nối dài và cao hơn một bậc, vì nâng biên khảo phê bình lên một tầm rộng hơn.
Làm thơ viết văn là một chuyện, làm báo văn học là một chuyện khác, hoàn toàn khác. Vì thế mà những tờ báo nhiều sáng kiến và bài vở chọn lọc, có đường hướng thực hiện nghiêm chỉnh sau này có thể được coi như một định chế văn hóa. Những tập hợp thơ rồi văn, văn rồi thơ nối đuôi nhau trong một ấn phẩm không đề giá bán và không hề phổ biến nơi công cộng, kiểu góp gạo thổi cơm chung, còn xa mới được coi là một tờ báo, chưa nói đến giá trị ra sao.
3- Tuần báo Khởi Hành trước năm 1975 là tài sản tinh thần của người thư ký tòa soạn tạo dựng và những người thừa kế, từ những lời dẫn trong các văn bản tới ghi chú tiểu sử các cây bút cộng tác. Các chủ đề hay các cuộc đối thoại có sự tham dự của các nhà văn, người nói ra viết ra có quyền sử dụng trong tác phẩm riêng của họ, nhưng không có quyền tự ý đưa đăng nơi những báo hay các diễn đàn truyền thông khác mà không có sự đồng ý của người đưa ra ý kiến để họ nói, họ viết, tức là người phỏng vấn.
Thơ văn bài viết đăng trên tờ báo trừ bài lai cảo, đều phải mua từ các nhà văn nhà thơ, và họ đã phải lao động để chúng là những tác phẩm giá trị mà ngày nay người ta phải tôn trọng, không thể sử dụng bừa bãi mà không xin phép, nhất là thản nhiên vô phép đăng lại bài viết của một tác giả mà không hề hỏi tác giả ấy.
Từ một dẫn giải nhỏ trong tờ Khởi Hành dù không ký tên Viên Linh đều do Viên Linh viết. Tòa soạn thường thường chỉ có mình tôi ngồi làm việc, sau khi các văn hữu ra về. Chủ nhiệm Anh Việt Trần Văn Trọng không hề bước chân vào tòa soạn Khởi Hành trong suốt thời gian hơn ba năm tờ Khởi Hành tồn tại. Tôi gặp ông hằng tuần trong văn phòng cục trưởng Cục Quân Cụ của ông mà thôi.
Số báo trước đây Khởi Hành đã in lại một số bài trong các bộ Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập, và Khởi Hành hải ngoại sẽ in thành sách những bài trong các báo trên sau này.
4- Vốn làm ra Khởi Hành cũng là chuyện đáng nhớ. Tiền in là 25,000 đồng, thù lao cho thư ký tòa soạn và nhuận bút cho các nhà văn được mời viết là 20,000 đồng nữa, cho một số báo, cứ 24 số (6 tháng) là xấp xỉ một triệu.
Tôi còn nhớ đã có ít nhất ba người gặp Đại Tá Trần Văn Trọng xin thay thế chỗ của tôi mà chỉ xin lãnh phân nửa số thù lao, sau khi đã nói xấu, viết những lời vu cáo trong thư gửi cho ông. Đó là một nhà thơ, một nhà viết đủ thứ, và một họa sĩ có tên tuổi, một đã chết ở Việt Nam, một còn ở Hoa Kỳ.
Chủ nhiệm đã cho tôi xem những lá thư đó. Một trong những lá thư đó do hai sĩ quan một cấp tá một cấp úy viết chung, còn đưa cho báo Chính Luận, nhưng tờ báo cho tôi xem và không đăng. Bản thân tôi bị thưa lên Tổng Thanh Tra Quân Đội là đã tiêu hơn 3 triệu bạc của quân đội không giấy tờ chứng minh. Ông Trọng cười nhẹ nhàng: Quả là anh đã tiêu mấy triệu ấy, nhưng tiền đó không phải của quân đội.
Khởi Hành, ngoài bản quyền đương nhiên của các nhà văn, đều là sức cần lao của người đưa ra ý kiến và thực hiện ý kiến, bởi thế ngay trong khuôn lý lịch tờ báo có câu: “Bài vở xin đề tên thư ký tòa soạn Viên Linh.”
Tôi toàn quyền tạo tác tờ Khởi Hành. Trong bảy tám năm nay dọn tòa soạn mấy lần, đi đâu tôi cũng khuân mấy bộ báo Nghệ Thuật, Khởi Hành cũ, Khởi Hành mới, và Thời Tập nữa, tất cả đang được chuyển qua electric files (tài liệu in trên Khởi Hành số chót, số 156, ra ngày Thứ Năm, 8 Tháng Sáu, 1972).
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
- Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
• Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |