1. Head_
    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Học Xá (Trang 17) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

       

      Văn Đen, Tiếng Vĩ Cầm Trong Chiều Tà Và Màu Nâu Đất Buồn

       Đinh Cường - (May 16, 2015)


      Chỉ cần hai cái siêu thuốc bằng sành dân dã dùng để sắc thuốc bắc, với bố cục chặt, màu sắc với chất liệu sơn dầu đậm đặc, xù xì, ngã về sắc độ tím than để nói lên cái tro bụi bám đầy, màu huyết dụ và màu vàng đất, nhìn ấm mà ảm đạm… Văn Đen đã đoạt Huy Chương Vàng tại cuộc Triển Lãm Mùa Xuân năm 1960, thời Đệ Nhất Cộng Hoà Miền Nam...


       

      Đọc Truyện Ngắn "Lòng Trần" Của Nguyễn Thị Thụy Vũ

       Nguyễn Âu Hồng- (May 14, 2015)


      Lòng Trần là một tác phẩm "lạc dòng" của Nguyễn Thị Thụy Vũ. "Lạc dòng" vì nó không chảy theo thị hiếu tầm thường của feuilleton cơm áo, mà tách riêng ra, chảy chan hòa vào "cánh đồng" nhân văn.

      Lòng Trần viết về những phút cuối đời của sư nữ Diệu Tâm...


       

      Thơ Về Mẹ

       Nhiều tác giả- (May 09, 2015)


      Một bông Hồng cho em

      Một bông Hồng cho anh

      Và một bông Hồng cho những ai

      Cho những ai đang còn Mẹ

      Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn

      Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi ...


       

      Hương Áo Mẹ

       Như Thương- (May 07, 2015)


      “Mười-Ba-Năm” mà tôi viết trong dấu ngoặc kép là nỗi đoạn trường của một "người vợ tù cải tạo” là khúc đời gãy đôi của hai người bạn lòng đang độ xuân sắc, mặn nồng, là đôi bờ cách ngăn và vọng tưởng, là chữ "Sống” và chữ “Chết” về trong ý nghĩ của đôi vợ chồng trong từng ngày dài, từng đêm trắng...


       

      Ngày Tự Sướng

       Lê Hữu - (Apr 30, 2015)


      Trước nỗi thống khổ của người khác, người ta chỉ có nghiêng mình và… thinh lặng. Reo hò, nhảy nhót, cười cợt để tỏ sự hả hê, vui sướng trên nỗi đau của đồng loại là việc làm chỉ có ở những kẻ mất nhân tính, thiếu lương tri, và chỉ khoét sâu thêm cái vết thương mà ông Võ Văn Kiệt gọi là “vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”, và chắc chắn đấy không phải là cách tốt nhất để tỏ thiện chí “hòa giải, hòa hợp”...


       

      Ai là người đầu tiên xuất bản sách cách đây 40 năm?

       Du Tử Lê- (Apr 26, 2015)


      Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam, ở thành phố Glendale, miền nam California. Người kế tiếp là ông Danh, với bảng hiệu Xuân Thu mà trong giới gọi là “Danh-Xuân-Thu”...


       

      Hột Giống Hòa Bình

       Phấn Nguyễn Barker - (Apr 23, 2015)


      Loạt tác phẩm này, Màu Trắng Khăn Tang, diễn tả những xúc cảm bế tắc, không phân giải được, liên hệ đến quê hương đất mẹ của tôi. Màu Trắng Khăn Tang cũng là tiếng khóc thương cho những linh hồn của kẻ đã chết trong trận chiến Việt Nam, và cũng có mục đích hàn gắn những vết thương lòng - của tôi và của những người khác - mà chiến tranh đã gây ra...


       

      Tùy Bút Mai Thảo Trên Tạp Chí Khởi Hành

       Mai Thảo- (Apr 19, 2015)


      Buổi sáng ở đây chừng như vừa thức. Lười biếng và muộn màng. Một sự thức tỉnh không tiếng. Một mình. Giữa một rừng sách còn yên lặng ngủ. Trên những giá gỗ thẫm mầu chạy suốt chiều dài những phiến tường mất hút vào những xó góc tối thẳm lấp, khuất sau những hàng cột lớn, những lớp gáy sách mạ vàng đứng thẳng, quay lưng lại với đời...


       

      Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư

       Huy Lực Bùi Tiên Khôi- (Apr 16, 2015)


      Trước năm 1975, tôi diễn thuyết tại Hội Văn hoá Việt Mỹ về hai chữ "Phù du" trong văn chương Việt Nam, hôm ấy có Nguyên Sa lên góp ý. Bây giờ anh vĩnh viễn ra đi, tôi muốn lấy bốn câu thơ của bài Phù du tôi sáng tác năm 1995 để tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng:

      Ta gởi đời sau dấu chấm than

      trời đêm một vệt ánh sao ngang ...


       

      Với Nhà Văn Võ Phiến: Thơ Như Con Sông Đào, Tùy Bút Như Con Sông Thiên Nhiên

       Trần Văn Nam- (Apr 10, 2015)


      Trong văn Võ Phiến có chất thơ, và ta có cảm tưởng tùy bút mới là thể thơ thích hợp cho ông, nhà văn ưa quan sát tỉ mỉ, thích phân tích chi li, và với tâm hồn thi sĩ. Ta nhận ra được tâm hồn thơ đó qua một số bài tùy bút (không phải tất cả) và qua sự nhạy cảm của ông về một vài nhà thơ thời Văn Học miền Nam (Tập I và Tập II)...


       

      Điểm Nối Kết Giữa Hai Khuynh Hướng Cũ Và Mới: Họa Sĩ Văn Đen

       Huỳnh Hữu Ủy - (May 17, 2015)


      Nhìn chung, tranh Văn Đen dường như lúc nào cũng bao trùm một không khí ảm đạm, buồn thảm, không vui tươi, có một điều gì đấy đang đè nặng, dằn vặt, vò xé đời sống nội tâm họa sĩ. Điều ấy chẳng hại gì, càng làm cho những tấm tranh thêm phần độc đáo và có chiều sâu trong những hứng khởi chân thật riêng tư của mình...


       

      Mùa Cá Bẹ

       Nguyễn Âu Hồng- (May 15, 2015)


      - Người Nhật và người Hàn Quốc coi các món ăn chế biến từ cá bẹ là "quốc hồn quốc túy", chạm tới cá bẹ là chạm tới niềm thương nỗi nhớ của họ; còn người Lào thì giỏi mưu sinh.

      - Ra vậy. Tôi người Việt Nam. Tôi chạm tới cá bẹ là để đỡ nhớ cá mòi. Mùi thom của cá mòi nướng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam chúng tôi...


       

      Đọc tập truyện “Lá Daffodil Thắt Bím” của nhà văn Nguyễn Âu Hồng

       Nguyễn Lương Vỵ- (May 13, 2015)


      “Hoa Trâm Trâm”“Lá Daffodil Thắt Bím,” hai truyện ngắn đã cho tôi nhiều cảm xúc, rung động nhất bởi tính chất lãng mạn, thơ mộng, trong sáng tuyệt vời của hai câu chuyện tình...


       

      Giấc Ngủ

       Duy Thanh- (May 08, 2015)


      Tôi nghĩ đến thằng người con trong bụng. Không! Nó còn sống, nó đang sống, nó phải sống. Nó đang ngọ nguậy trong tôi, làm sao nó lại chết được. Tôi bằng lòng chết cho nó sống. Tôi bằng lòng chết mà không cần oán hờn gì ai hết, kể cả anh ta. Mà tôi phải biết ơn mới đúng chứ. Anh ta đã cho tôi dư vị của sự sống. Sự sống tràn trề bùng lên như lửa...


       

      Thương Đất, Nhớ Đất

       Nguyễn Mạnh Côn- (May 06, 2015)


      Tôi không quên lời khuyên của mẹ tôi. Tôi không quên tôi đã kinh ngạc biết bao. Mẹ tôi suy nghĩ về những việc đã qua và những điều chưa tới. Quá khứ và tương lai được gắn liền thành một hình ảnh không có đường nét, không có màu sắc, không có tiếng động. Một đứa cháu xuất hiện trong đầu óc mẹ tôi, không tên không tuổi. Thế mà mẹ tôi đã thương yêu nó, bảo vệ nó...


       

      Sài Gòn Và Tuổi Thơ Của Tôi

       Trần Mộng Tú- (Apr 28, 2015)


      Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.

      Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về...


       

      Bốn Mươi Năm Võ Phiến Nhà Văn Lưu Đầy

       Ngô Thế Vinh- (Apr 25, 2015)


      Bao nhiêu phê phán từ trong và ngoài giới văn học đối với công trình Văn Học Miền Nam 1954-75 của Võ Phiến, thực ra cũng không có nghiêm khắc hơn phần "tự kiểm" của chính Võ Phiến trong Lời Nói Đầu, Văn Học Miền Nam Tổng Quan tập 1... công trình của Võ Phiến như một nỗ lực sưu tập và cứu vãn/ rescue mission, nên xem như một khởi đầu đáng được trân trọng...


       

      Từ Trần Trịnh đến Trịnh Lâm Ngân

       Quỳnh Giao - (Apr 21, 2015)


      Cậu Ngân có những tuyệt tác như “Tôi Ðưa Em Sang Sông”, “Hai Màu Tóc Ðợi” hay “Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về”, v.v. Thế rồi khi cùng làm việc trong Cục Tâm Lý Chiến, Trần Trịnh cùng Nhật Ngân ráp lại, người soạn nhạc, người viết lời, và người thứ ba là Lâm Ðệ làm công việc thu thanh và phát hành. Cả ba lấy tên chung là Trịnh Lâm Ngân...


       

      Nghề Vẽ Của Tôi

       Trần Thị Hà - (Apr 17, 2015)


      Ngày nào không vẽ là một ngày cảm thấy sốt ruột, cảm giác như người lười biếng, người trốn việc trong khi công việc đầy ắp cần phải làm. Đó là cảm giác rất kỳ lạ! Từ trong máu của cháu là tranh, là sáng tác, lúc nào cũng tuôn trào những ý tưởng mà mình sẽ vẽ. Trong đầu có quá nhiều đề tài cần lấy ra để vẽ, không làm sao mà vẽ cho hết. Tay có lúc rất đau phải bó lại...


       

      Câu Truyện Hay Nhất Thế Giới

       Tâm Thanh- (Apr 15, 2015)


      Vinh cúi xuống con:

      “Nó hay ở cái chỗ vừa cười vừa khóc. Tất cả các truyện hay là những truyện vừa cười vừa khóc. Ông giẳng ông giăng ông giằng búi tóc ông khóc ông cười. Trong vài hình ảnh câu truyện này vừa làm người ta cười vừa có thể khóc. Con hiểu không?” Rồi quay sang vợ anh nói: “Hài kịch nằm trong bi kịch. Và ngược lại. Thế là hết ý!”...



      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

       

      Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn

       Đỗ Quý Toàn- (Apr 09, 2015)


      Điểm qua các Sách Hồng chúng ta thấy Tự Lực Văn Đoàn không chỉ muốn công kích để phá bỏ tất cả nền phong hóa cũ. Ngược lại, chính họ muốn góp công vào việc khôi phục những truyền thống tốt trong nếp sống cổ truyền. Đây là một khía cạnh mà các nhà phê bình và viết văn học sử thường bỏ qua không nhắc tới; vì họ không quan tâm đến nội dung các Sách Hồng...


       

      Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ

       Nguiễn Ngu Í- (Apr 07, 2015)


      Báo Xuân ở quê nhà trước 1975 thường có mục Xông Đất các bạn văn, một thông tục mà ngày nay chúng ta không thể thực hiện được nữa vì hoàn cảnh của đất nưóc...

      Bài phỏng vấn của nhà văn Nguiễn Ngu Í trên tạp chí Bách Khoa thực hiện vào những năm 1958, 1963 về các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam Tự Do. Đọc cuộc phỏng vấn này, chúng ta như nhìn thấy lại bầu không khí văn nghệ rộn ràng của những ngày đầu Xuân cùng sinh hoạt văn hoá rất tự do và phồn thịnh của miền Nam...


       

      Những buổi sáng trôi trên dòng thơ chính khí

       Nguyễn Thị Khánh Minh- (Apr 05, 2015)


      Non nước ấy nghìn thu, không hiểu sao lời và âm của nó làm tôi rưng rưng. Đêm hôm ấy, tôi nằm mơ thấy Trần Quang Khải, đứng trên chiến thuyền, đẹp hùng vĩ của một pho tượng. Hôm sau, tôi đọc lại tiểu sử và sử có ghi, ngài là một vị tướng rất đẹp trai. Trời!

      Cứ thế, mỗi ngày nơi căn phòng nhỏ, nắng sáng được phản chiếu bởi gương nên nó long lanh như ánh nước nhẩy múa trên những kệ sách...


       

      Hội Họa Dương Phước Luyến Tiếng Nói Của Giấy "Dó" Và Sắc Màu

       Huỳnh Hữu Ủy- (Mar 30, 2015)


      Ngày nay, có một vài họa sĩ mới cũng muốn nghiên cứu chất liệu giấy dó để sáng tác. Nhưng phần nhiều mới chỉ là thử bút. Giữa các cây cọ ấy, có lẽ Dương Phước Luyến là người đã dồn nhiều công sức tập luyện nhất, và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể...


       

      Nhạc sĩ Trường Sa với những dòng sông xưa

       Điệp Mỹ Linh phỏng vấn- (Mar 28, 2015)


      Là một sĩ quan Hải Quân QLVNCH, trước bối cảnh lịch sử, tôi đã viết một số ca khúc đại chúng, trong thời gian 1965-1966 như Hành Trang Giã Từ, Chuyện Người Đan Áo, Một Lần Xa Bến, Trên Đường Về Thăm Em v.v... Sau năm 1966, tôi chuyển hướng, chỉ viết tình ca. Hầu hết các ca khúc đều buồn, từ chuyện tình cảm mất mát...


       

      Nhớ Nơi Kỳ Ngộ của Nhà Văn Lãng Nhân

       Mạc Kinh- (Mar 25, 2015)


      Thiên hồi ký "Nhớ Nơi Kỳ Ngộ" êm đềm, tình cảm, tình nghĩa- nghe thoáng như hơi sương lạnh của một mùa Thu đến, tỏa trên đầu cành, ngọn cỏ. Như tiếng gió rì rào, vi vu nơi khóm lau khóm trúc. Như mặt nước hồ thu gợn sóng lăn tăn giữa bầu trời một màu sữa đục buồn mênh mông. Vâng, không buồn sao được? ...


       

      Đi tìm nguồn cội

       Nguyễn Xuân Hoàng- (Mar 21, 2015)


      Bài viết này, chỉ là một giới thiệu chung chung về một hiện tượng mới: những nhà văn Mỹ gốc Việt trong văn chương Mỹ. Để có một cái nhìn tương đối đúng đắn hơn về tác giả và tác phẩm của họ, thiết nghĩ cần nhiều bài viết khác do những người hít thở được không khí văn chương và ngôn ngữ của họ. Người viết cần một chìa khóa ngôn ngữ để mở cánh cửa đó...


       

      Sách

       Song Thao - (Mar 17, 2015)


      Nhắc tới thầy Từ Mẫn thì không thể không nhắc tới thầy Thanh Tuệ của nhà xuất bản An Tiêm. Đây cũng là một người có nợ với sách. Cả hai ông đều đứng sau những trang sách, khuất trong hậu trường, không hưởng tiếng vỗ tay, nhưng chính là những người có công với sách nhất...


       

      186 Tác Giả Miền Nam, 6164 Trang Sách và Tấm Lòng Soạn Giả Ngô Nguyên Nghiễm

       Viên Linh - (Mar 13, 2015)


      Với 8 khoản dành cho một người, mỗi người như thế được dành vài chục trang, ngắn dài khác nhau, nhưng trung bình là mỗi tác giả được dành cho 32 trang. Ta có 32 x 186 tác giả = 5952 trang. Số trang còn lại là trang trắng hay lệ sách (tựa, bạt, lý lịch sách, linh tinh). Chưa nói về phẩm chất, chỉ kể về số lượng, dường như chưa có một cuốn nhận định văn học Việt Nam nào đã dành cho các tác giả tham dự số lượng diện tích phóng khoáng đến độ đó...


       

      Viên Linh

       Võ Phiến - (Mar 11, 2015)


      Ông Lê Huy Oanh cho rằng “'Đêm trường’ là một trong những bài thơ tuyệt tác.” Tôi chịu ông quá. Trong ‘Đêm trường’ có cả cái quá kỹ, cái tân kỳ táo bạo, lẫn cái ám ảnh của cơn mưa từ trong tiềm thức, của một bí ẩn có thể truyền cho nghệ phẩm sức sống lâu dài...


       

      Với Nhà Văn Mai Thảo: Thơ Như Đường Gươm Múa Lượn, Đường Gươm Không Gươm, Và Đường Gươm Tuyệt Kỹ

       Trần Văn Nam- (Apr 10, 2015)


      Các bài thơ “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền - Chờ Ðợi Nghìn Năm - Em Ðã Hoang Ðường Từ Cổ Ðại…”, có thể nói là cao điểm của nghệ thuật thi ca Mai Thảo. Những câu thơ đẹp lóng lánh như kim cương, trong đó ta thấy thấp thoáng cánh chim huyền sử, những thâm trầm thấu thị của siêu hình Phật Giáo...


       

      Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn

       Nguiễn Ngu Í- (Apr 08, 2015)


      Nhờ bảy chục nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch đã vui lòng cho biết kinh nghiệm của mình mà giờ chúng ta có thể nói:

      - Muốn dựng một công trình văn nghệ có giá trị, người cầm bút trước hết phải chân thành, thiết tha, rồi hiểu hoàn cảnh mình định gợi, thấu rõ nhân vật mình tạo, sao cho chất Sống của cuộc đời linh động bàng bạc trong tác phẩm; sau đó, diễn tả cho trung thực, và tránh việc "làm văn chương"...


       

      Trần Đại Lộc, Vẻ Đẹp, Niềm Vui

       Phạm Phú Minh - (Apr 06, 2015)


      Lộc sống ở đời như chỉ để thực hiện điều vui và điều đẹp. Có người đến với cái vui và cái đẹp hơi ích kỷ vì chỉ với tính cách là kẻ thưởng ngoạn và hưởng thụ, còn Lộc đến như là một kẻ sáng tạo, thực hiện nên niềm vui và vẻ đẹp để cống hiến cho người khác. Anh là một nghệ sĩ đích thực, có tài năng và có tấm lòng...


       

      Năm Mươi Năm Nhìn Lại Phong Trào Du Ca Việt Nam

       Trịnh Thanh Thủy - (Apr 04, 2015)


      Hiện nay, Phong trào Du ca ở hải ngoại tuy ít hơn xưa nhưng vẫn còn hoạt động như, các toán: Du Ca Về Nguồn Toronto Canada, Du Ca Đồng Vọng Canada, Du Ca Hamilton Canada, Du Ca Úc Châu, Du Ca Mùa Xuân Nam Cali, Du Ca San José Bắc Cali, Du Ca Hoà Lan, Du Ca Paris, Du Ca Paloma...


       

      Con Đường Xưa Em Đi

       Phạm Hoài Vũ- (Mar 29, 2015)


      Nghe đâu cả giám đốc, tổ chức và các ông gì gì đều là con các bạn chiến đấu với ông nội nó. Các cụ cùng bạn đồng ngũ từ thời chiến tranh. Thế mà họ nỡ cầm tiền của bố nó. Tưởng họ đối xử như con cháu trong nhà mới phải. Thế mà ăn bẩn. Cái đám ấy mới đích thực là không lương thiện...


       

      Nho Phong và Người Quay Tơ như là những báo hiệu thiên tài của một nhà văn

       Nguyễn Văn Sâm- (Mar 26, 2015)


      Đây là hai tác phẩm tuy là khởi đầu văn nghiệp của một tác giả, về hình thức thì nhỏ nhoi, như nhiều người nhận định, về văn phong thì thuộc thế hệ văn chương cổ điển vì ảnh hưởng của thời gian xuất hiện, nhứt là Nho Phong, nhưng kết quả của chúng rất to lớn... Nhất Linh để từ căn bản đó suy nghĩ thêm về những ý tưởng mới lóe ra và cải tiến cách viết lách của mình ...


       

      Tháng ba Thanh Tâm Tuyền Rũ Bỏ Ký Ức Không Thể Khác

       Ngô Thế Vinh- (Mar 23, 2015)


      Bài viết này như một tưởng niệm nhân ngày giỗ chín năm gửi tới anh TTT và gia đình. Rồi bỗng cũng không thể chạnh nghĩ, từ quan điểm y khoa, liệu có bao nhiêu phần liên hệ của bảy năm ròng rã hút thuốc lào chống rét chống đói trong tù của TTT và căn bệnh ung thư phổi như nguyên nhân cái chết của anh khi mới vừa bước vào tuổi 70...


       

      Vấn Đề Nhân Vật Lịch Sử: Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và Những Cách Tiếp Cận

       Nguyễn Văn Trung - (Mar 19, 2015)


      Phê phán, khen chê, xét cho cùng đều tiêu cực; vấn đề là làm sao có sử liệu về con người, về triều đại tương đối đầy đủ, để có thể biên soạn một cuốn sử về Nguyễn Huệ như người Pháp đã viết về Napoléon cùng thời với Nguyễn Huệ. Chỉ khi nào có được một công trình nghiên cứu tập thể nghiêm chỉnh về mọi mặt mới có thể chấm dứt...


       

      Thủy Táng Sống

       Đinh Tấn Lực - (Mar 14, 2015)


      Gạc Ma! Gạc Ma!

      Chỉ mỗi đồng bào ta

      Nhớ mãi

      Hoàng Sa-Biên Giới-Trường Sa,

      Chính các anh

      Đã dạy cho quảng đại quần chúng xứ này,

      Rằng, Lòng yêu nước và Ý chí xả thân bảo vệ đất nước

      Không đời nào chia theo vĩ tuyến!...


       

      Lâm Chương Trong Mắt Tôi

       Minh Nguyễn - (Mar 12, 2015)


      Bẵng đi một thời gian khá lâu không thấy thơ anh xuất hiện, tôi nghĩ chắc anh đang bận nhiều việc, bỗng một hôm bạn bè cho đọc Đoạn Đường Hốt Tất Liệt, Lò Cừ, Đi Giữa Bầy Thú Dữ, Truyện & Những Đoản Văn của Lâm Chương. À! Ra vậy. Thời gian qua anh sở dĩ không chuyên tâm vào chuyện làm thơ mà trải lòng mình qua các tác phẩm truyện ngắn...



      Ad-24-Index Ad-24-Index
      © Học Xá 2002

         46   47   48   49   50   51   52   53   54   55    


    3. Bài Mới

       

              Bài Mới

       

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

       

       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

       

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)