|
Trúc Phương(.0.1939 - 18.9.1995) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Số phận của Dương Nghiễm Mậu cùng bao trí thức, nhà văn, nhà thơ miền Nam bị kẹt lại trong nước và cả những người đã thoát ra ngoài để tiếp tục nghiệp cầm bút khiến chúng ta phải suy tư, chất vấn, tự dằn vặt về những biến cố đã và đang xảy ra tại quê hương. Một dân tộc bị bắt buộc chối từ những di sản văn học, những luồng tư tưởng cởi mở, tự do bởi những lập luận chính trị phi lý, nhỏ mọn là một dân tộc yếu đuối, bệnh hoạn và… đáng thương!...
Dương Nghiễm Mậu sinh ngày 19/11/1936. Tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh tại làng Mậu Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Ban đầu, ông viết đoản văn, tùy bút cho phụ trương văn nghệ học sinh của các báo chuyên nghiệp. Năm 1954 vào Nam. Từ năm 1957 viết nhiều: tạp văn, tùy bút, truyện ngắn, truyện dài ...
Cả hai thi sĩ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng như có cái hẹn cùng thời ,cùng một nơi du học, cùng một nơi thi thố tài năng trên Tạp chí Sáng Tạo, cùng một cảm hứng làm đẹp Paris và Pháp quốc.
Nhà thơ Cung TrầmTưởng không chỉ gây ấn tượng vòm trời nước Pháp vào tâm hồn thanh niên thời ấy ...
Nếu chúng ta cứ tiếp tục lười biếng mãi, thì sẽ không ai viết sử hộ mình cả. Kể cả về cuộc chiến Đông Dương 1945-1954, lẫn cuộc chiến Việt Nam 1954-1975. Khi tài liệu về phiá Việt (cộng sản) chỉ là tuyên truyền, không thể dùng được, Vũ đã đọc nhiều hồi ký chiến tranh Điện Biên Phủ thì biết quá rõ việc này, thì chúng ta lấy gì để đối chiếu với tài liệu Pháp, Mỹ?...
Đọc Đêm Trường, bất kỳ ai cũng có thể nhận rằng đây là một tuyệt tác. Bài thơ viết rất kỹ lưỡng và cầu kỳ. Kỹ lưỡng nơi từng chữ, từng câu, từng đoạn, vậy nhưng nó vẫn tỏa ra một hồn thơ rất kỳ lạ, chẳng bị vướng víu chút gì vào kỹ thuật...
Hình ảnh Việt Nam chân thực trong bài hát của ông, có thể làm cho người nghe nao nao ứa lệ. Xuân này con không về, Thư xuân ba viết cho con… Là những bài hát về mùa xuân buồn da diết mà hầu như ai yêu bolero cũng muốn nghe lại trong những ngày cuối năm...
Huỳnh Hữu Ủy có tiểu luận, nhận định văn nghệ đăng trên tạp chí Văn ở Sài Gòn từ năm 17 tuổi, gần nửa thế kỷ qua anh vẫn chỉ viết tiểu luận nhận định văn nghệ, trên những tờ báo danh tiếng, như Vấn Ðề, Tân Văn, Văn Học, Khởi Hành ở trong nước trước 1975, và ở hải ngoại anh viết cho những tạp chí có tầm vóc...
Đất nước không còn giọt máu
Quần đảo xanh xương hệt những nấm mồ
Quân không điếu phạt thì làm sao khử bạo?
Đường lưỡi bò mồm Tàu Cộng nhấp nhô...
Có một điều tưởng như thừa nhưng cũng cần phải nói ra. Những đoạn viết ngắn sau hoàn toàn không do cảm tính "yêu, ghét", cũng không là đánh giá về "văn nghiệp" của những huynh đệ, bằng hữu, mà chỉ là nét đúc kết đầu tiên - cuối cùng về phản ảnh của họ trong anh, qua hiện thực thuần thành chính xác nhất - chữ viết của chính họ...
Có thể nói bài Biên Cương Hành thuộc vào những bài Hành hay nhất của văn-học miền Nam, hay về đề tài chiến-tranh và đặc sắc thể-loại: những con chữ trung thực của con người sống thực, với hành trang và xuất xứ cổ điển, lời thơ trang trọng, nhiều ẩn dụ, có chiều sâu tri thức và tâm thức, lương tri...
Muốn biết cái hay của tiếng Việt, phải đọc thơ Lục Bát, muốn đọc thơ Lục Bát hay, phải đọc thơ Cung Trầm Tưởng, không phải đọc một bài, mà phải đọc toàn tập. Đọc toàn tập mới thấy được nhiều nhạc điệu luân chuyển, nhiều ảnh hình biến hoá, nhiều ý thiết tha, nhiều tình tha thiết. Đọc thơ Cung Trầm Tưởng để biết cách dùng tiếng Việt....
Buổi ra mắt đầu tiên của tiểu thuyết thời sự Trung-Việt Việt-Trung (Nxb Người Việt Books, 2016) vừa được hoàn thành vào ngày 16/7/2016 tại thành phố Toronto, Canada.
Đó cũng là khoảng thời gian dư luận quốc tế và Việt Nam vừa mừng vừa lo đón nhận phán quyết của Tòa trọng tài Liên hiệp quốc PCA dứt khoát “cắt bỏ” Đường lưỡi bò của Trung Quốc toan đòi án ngữ biển Đông...
Dương Nghiễm Mậu thuộc những nhà văn hậu chiến ở miền Nam cổ võ một nền "văn nghệ mới", nhưng với một triết lý bi-đát thời thượng, hoang mang mất niềm tin ở một di sản hơn là mất tin tưởng ở một chế độ, mất niềm tin ở con người nói chung hơn là con người ở vùng đất mới. Tuy vậy văn phong vẫn giữ được nét bình thường dù để diễn tả những ray rứt suy tư, cái làm dáng hình thức, chữ dùng chỉ như những cố gắng tuyệt vọng!...
Trước 1975, có những người Việt qua học bên Pháp, lưu lại những bài thơ gợi cảm về miền đất mà khi còn ở quê nhà chúng ta hằng mong ước đi đến. Trong số những bài thơ đẹp về nơi ấy, có thơ của Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng. Cái đẹp của thơ Nguyên Sa phảng phất sương mù của dòng sông Seine. Cái đẹp của thơ Cung Trầm Tưởng phảng phất không khí buốt giá của vòm trời nước Pháp...
Tôi đã đọc nhiều bài phê bình, nhưng chưa có một bài phê bình nào lại mang những luận điệu hằn học, miệt thị đến độ điên cuồng như ông Trần Thiện Đạo phê bình Những Ruồi của Phùng Thăng.
Còn từ ngữ nào hơn để Trần Thiện Đạo “đánh”, “phang” Phùng Thăng? Đánh vào năm 1967, chưa hả, đánh thêm vào năm 2001. Chưa hả! Lại bồi thêm vào năm 2008 trong khi PT đã chết...
Ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà suốt cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với nền tân nhạc Việt Nam, đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy, tha thiết yêu mến quê hương, là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào, dù ở bất cứ địa bàn nào trên năm châu bốn biển...
Quang Dũng lại vẽ. Anh vẽ khổ sở lắm. Anh có dắt tôi về nhà xem tranh của anh. Ôi! nói tới cái nhà của Quang Dũng, thiệt là đau khổ. Có lẽ Quang Dũng và Kim Lân là hai nhà văn danh tiếng có cái nhà "sang trọng" nhất hội Nhà văn! Tuy vậy Quang Dũng vẫn có chỗ đề vẽ...
Do đâu mà tính chất vừa anh hùng ca vừa bi ca và âu ca gần như là song hành trong mỗi đoạn thơ. Do Quang Dũng đã sáng tác theo cảm nghĩ của lòng mình, do ý hướng làm thơ hơn là ý hướng nào khác, mặc dù Quang Dũng là một trung đoàn trưởng trong đoàn quân Tây Tiến (có tài liệu nói ông là một đại đội trưởng)...
Ngô Viết Thụ sinh năm 1927 tại Huế, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Paris về kiến trúc, giải nhất kiến trúc La Mã, đã có nhiều vận dụng để nói lên những hình thức mới của nghệ thuật, tự nhận là theo khuynh hướng của họa phái trừu tượng biểu hiện...
Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản số 1 bộ I (volume I) vào 1 tháng 8.1967, với Viện trưởng Thích Minh Châu đứng tên chủ nhiệm chủ bút, dày 540 trang khổ 13x19cm, chưa từng có tờ báo nghiên cứu khảo luận phê bình văn triết sử nào dày hơn, vậy mà nòng cốt của nó thực sự ở trong tay một nhóm giáo sư sinh viên không quá 10 người, tuổi từ 23 tới trên dưới 50...
Thăm anh chị, nhưng lòng tôi muốn xem cơ ngơi in ấn của Thư Ấn Quán ra sao mà tôi với anh chủ trương: Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam. Nói là hai người, nhưng thật sự công ciệc làm đều do một tay anh THT chăm sóc. Từ in ấn, đóng, cắt xén đều do anh làm cả. THT đưa tôi với anh Trần Bang Thạch, Lê Cần Thơ, Phạm Quang Tân xuống hầm nhà để giới thiệu chúng tôi cơ ngơi in ấn của Thư Ấn Quán...
Tôi nghĩ trong số những độc giả đọc “Sấp Ngửa”, có thể cũng có những người… “giật mình”… thấy mình thấp thoáng đâu đó, trong truyện.
Với tôi, đó là thước đo hay, chỉ dấu rõ nét nhất của một tài năng văn xuôi.
Và, với “Sấp Ngửa” (phần truyện ngắn), Trần Yên Hòa xứng đáng được nhìn như thế...
Sấp Ngửa, tác phẩm mới nhất của Trần Yên Hòa ra mắt tháng 5 năm nay (2016), sau khi vừa tái bản truyện dài Mẫu Hệ, như là một kết hợp vừa tân truyện vừa vẽ lại chân dung một số bạn văn đa phần người cùng quê anh. Sách dày hơn 350 trang, khổ lớn, trình bày in ấn đẹp, trang nhã, phát hành song hành trên amazon và các nhà sách địa phương, cùng qua địa chỉ của chính tác giả...
Năm 1967, tên tuổi Ngô Thụy Miên nổi bật trong lãnh vực tình ca với Mùa Thu Cho Em. Liên tiếp sau đó, bất cứ nhạc phẩm nào của anh tung ra đều được đón nhận là những ca khúc tình cảm tiêu biểu của những người trẻ yêu nhau. Đặc biệt là những nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, những bài thơ mà Ngô Thụy Miên cho là có một phần đời của mình trong đó...
Những năm 32, 33, các báo phụ nữ đều nhắc tới người nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp thủ khoa trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội năm 1932. Ra trường nổi tiếng ngay khắp ba kỳ về tài cũng như về sắc. Sống tại Pháp từ năm 1940 nên thế hệ hiện nay, nhiều người không biết đến bà....
Một người bạn, một cộng sự viên, một thành viên trong Tao Ðàn Bạch Nga, nữ sĩ Thu Nhi vào năm 1994 trong cuộc nói chuyện về Nguyễn Vỹ tại Diễn đàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Little Saigon đã cho biết rất nhiều điều cặn kẽ về cuộc đời Nguyễn Vỹ. Bài nói chuyện của bà lần đầu tiên đã đưa ra những điều trước đó chưa được phổ biến về một thi sĩ từng nổi tiếng từ thời tiền chiến...
Khái Hưng cũng không tự kiêu tự đắc, tính điềm và tao nhã, câu chuyện có vẻ thành thật và lịch sự. Tôi không đồng ý về một vài quan niệm của anh đối với tiểu thuyết, nhưng cuộc thảo luận vẫn thân thiện, vui vẻ. Có điều tôi phục anh, là anh thẳng thắn nhìn nhận rằng anh viết tiểu thuyết tùy theo nhu cầu và điều kiện văn nghệ của một thời đại mà thôi...
Ấy, Đinh Hùng là thế. Bỡn cợt đùa giễu là ông; sầu bi thảm thiết, nói điều kinh dị, cũng là ông. Chân thực giản dị như ngây thơ là ông; bí hiểm cao kỳ rất mực cũng lại là ông. Là một người mà như nhiều người. Là một người da dạng, một tâm hồn phức tạp.....
Tiền Tuyến mỗi ngày ra 8 trang, anh Huy Vân trình bày 4 trang 1-8, 4 và 1 trang quảng cáo, tôi trình bày 4 trang, 2-3,5, và trang kia quảng cáo. Trang 2 có mục Tạp Ghi và một bài tham luận chính, trang 5 là tiểu thuyết, truyện dài từng kỳ. Nhuận bút một bài Tạp Ghi Lô Răng là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa....
“Chuyện dài cá chết” không chỉ là thảm họa miền Trung mà còn là thảm họa của đất nước ngày nào biển vẫn chưa sạch, chính quyền vẫn chưa minh bạch nêu đích danh thủ phạm vụ cá chết hàng hàng lớp lớp. “Biển chết! Dân chết!” Khẩu hiệu nghe được trong cuộc biểu tình cá chết. Liệu thân phận người dân lành có như loài cá hiền lành phơi thây ngoài bờ biển miền Trung?...
Ở Phổ Đức nhà thơ chọn bối cảnh là một ngoại ô trong đêm về sáng. Ở Văn Cao, là Phường Dạ Lạc. Còn ở Phạm Ngọc Lư là giòng sông. Mỗi tác giả có mỗi lối chọn lựa để mà sơn phết và gởi gắm tâm sự. Theo tôi, chỉ có giòng sông mới thật sự trọn vẹn nói lên nỗi buồn của kiếp người... Chỉ có giòng sông mới có đôi bờ sinh và tử...
Người ta buộc phải chấp nhận là vật lý lượng tử nằm ngoài khả năng mô tả của ngôn ngữ và luận lý thông thường. Nó chỉ có thể được mô tả bởi ngôn ngữ toán học, với độ chính xác cực cao, chưa hề bị phủ định dù đã trải qua gần một thế kỷ...
Đọc suốt cuốn tiểu-thuyết lấy thời-sự Biển Đông làm đề-tài, ta nhận ra quan-điểm của nhà văn Đỗ Quyên rất đồng quan-điểm chung của người Việt: không muốn Việt Nam thành bãi chiến trường khu vực hay liên can vào tranh chấp quốc tế. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, vì quyền lưu-thông hàng hải liên-hệ kinh tế rất lớn với toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á...
Mỗi đời nghệ sĩ chỉ cần một tác phẩm giá trị được quần chúng ái mộ, lưu truyền cũng đủ để tạo nên danh tiếng để đời và yêu thương trong lòng mọi người miên viễn. Riêng Nguyễn Ánh 9; Tác phẩm của ông không nhiều vô số kể như những nhạc sĩ khác, nhưng kể ra hầu như những ca khúc của ông đã có sức hút mãnh liệt với giới yêu nhạc thời đó...
Người biểu tình lại tiếp tục xuống đường để “làm việc” với nhà nước về những vấn đề vẫn còn nguyên trạng sau ngày ông Obama rời Việt Nam. Nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ lại được trương ra trong cuộc tuần hành cuối tuần nhân ngày Quốc Tế Vì Môi Trường. Ngoài những khẩu hiệu quen thuộc lại có thêm các khẩu hiệu “Vì cá, vì nước, cả nước xuống đường”, “Quốc Hội ở đâu?”...
Thông thường với học lực và kiến thức sẵn có, Nguyễn Vỹ thừa sức sống cuộc đời an nhàn ấm no, nhưng vì không muốn đất nước chìm đắm trong nô lệ nên nhiều lần ông dùng ngòi bút thay cho đao binh, vì vậy dã ba lần bị tù tội. Bài thơ làm trong sở Hiến binh Nhật thuật cảnh bị tra tấn, đánh đập, giam cầm trong phòng chật hẹp, bằng giọng thơ đầy uất hận...
Lúc nào Khái Hưng cũng tỏ ra bình thản và vui tính. Ngoài những cuộc đàm luận văn chương anh cũng còn thích đánh cờ và rất ham nói chuyện và trong bất cứ chuyện gì anh cũng cài xen vào những câu khôi hài rất dí dỏm và đầy lý thú.
... Tài kể chuyện của anh rất ít người sánh kịp: dù chỉ là những việc rất thường anh cũng có thể biến thành một câu chuyện đầy hứng thú...
Khái Hưng, một tiểu thuyết gia biệt tài, một tấm lòng bao la, man mác, đã xây dựng nên Hồn Bướm Mơ Tiên như một bài thơ xuôi thật dài, thật duyên dáng, êm đềm, thơ mộng, và đã nhập vào hồn Trường Can Hành để chuyển thành một bài thơ tiếng Việt đầy xúc cảm dù có một vài chi tiết không theo sát với nguyên tác chữ Hán...
Theo lời nhà thơ Thái Thủy, người duy nhất trong ban biên tập Tao Đàn còn sót lại ở Mỹ bây giờ, chưa bao giờ đài phát thanh quốc gia đầu đường Phan Đình Phùng (ngày xưa là dường Richaud) quy tụ được đông đảo anh em văn nghệ sĩ đến như thế. Nghệ sĩ cải lương, tân, cổ nhạc, kịch nói, kịch thơ, hát bội; các nhà văn nhà thơ tới viết bài bình luận hay hội thảo bàn tròn...
“Ấn chứng võ công” đầu tiên cho sự nghiệp cuộc đời ký giả của họ Phan là mục “Tạp ghi” xuất hiện lần đầu tiên trên Tiền Tuyến, gần như cùng lúc với sự có mặt của ông, ở tờ báo này.
Mục “Tạp Ghi” Ký giả Lô Răng, bút hiệu của nhà báo Phan Lạc Phúc, theo tôi một dạng tản văn tổng hợp nhiều thể loại văn xuôi khác nhau...
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)