1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ba Năm Làm Việc Chung Với Quang Dũng Ở Hà Nội (Xuân Vũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-07-2016 | VĂN HỌC

      Ba Năm Làm Việc Chung Với Quang Dũng Ở Hà Nội

        XUÂN VŨ
      Share File.php Share File
          

       


            Quang Dũng (Xuân Vũ vẽ)

      Trời xuôi đất khiến làm sao mà sau vụ đấu tố Nhân Vân Giai Phẩm tôi bị đưa về làm ở tòa soạn báo Văn Nghệ, số 54 Trần Hưng Đạo cùng chung với Quang Dũng.


      Tôi không biết Quang Dũng sanh năm nào nhưng đoán chừng anh lớn hơn tôi 9-10 tuổi. Người anh ta lớn lắm. Không biết tả thế nào cho đúng, thôi thì cứ nói thế này, nếu đi mậu dịch xếp hàng mua đồ mà tôi đứng sau lưng anh thì cô mậu dịch viên không thế nào trông thấy tôi, thậm chí cái chỏm tóc tôi cô cũng không trông thấy. Hoặc hình tượng hóa cho linh dụng hơn thì cứ trông anh cởi chiếc xe đạp Trung quốc chạy ngoài đường thì rõ. Xe đạp Trung quốc to hơn xe đạp Pháp và nặng hơn bất cứ loại xe đạp nào có bán ở Hà Nội. Đặc biệt chỉ sơn đen, vè sắt, vành sắt, bánh xe Pháp 650, Đông Đức 700, còn xe Trung quốc chắc là 750. Ai mà rủi ro bắt được phiếu mua xe Trung quốc thì khóc ròng, nếu ở gác 3 mỗi ngày phải vác lên cõng xuống vài lần thì mất sức khoẻ lắm. Bọn tôi thường gọi đó là con ngựa Ô Chùy, nhưng Quang Dũng cởi nó chạy bòn bon như người lớn cởi xe con nít vậy.



           Quang Dũng (Xuân Vũ vẽ)

      Thời bấy giờ ở báo Văn nghệ còn có cô bé Xuân Quỳnh (sau này bỏ chông, yêu Lưu Quang Vũ kịch tác gia. vì chồng là một anh văn công quèn). Quỳnh kêu Quang Dũng bằng bác, nhưng lại gọi tôi băng "anh", nhưng Quang Dũng chỉ cười khè khè rồi bảo nhỏ tôi: "Con bé nó để ý công tử Nam kỳ đấy!". Tôi lắc: "Cô nàng không khoái tôi đâu!". Quỳnh mới tập tểnh làm dăn bài thơ có đưa cho Quang Dũng xem để xin "bác góp ý kiến". Tôi chẳng nghe bác góp ý kiến gì và tôi cũng chẳng để ý đến thơ lẫn người.


      Quang Dũng thường mặc đồ nâu sậm, nâu nhạt, không thấy anh mặc áo trắng hoặc màu gì khác. Có lễ để đỡ tốn xà bông chăng? Xà bông ở Hà Nợi phải mua phiếu chớ không dễ. Anh mang dép râu cụ Hồ chớ không mang glày. Mà hình như ở đây không có ai mang giày đi làm việc Cả. Anh còn có thói quen mang một sắc cốt bằng vải kaki bên hông như mấy ông đại cán hồi kháng chiến chống Pháp. Anh đội một chiếc nón lá kè độc nhất, cũ nhưng không rách. Vật dụng của anh dù cũ kỷ nhưng rất tươm tất, gọn gàng không xập xệ (sao cũng được như tôi).


      Anh là phóng viên, biên tập viên và làm đủ thứ chuyện. Tôi cũng như anh vừa viết vừa chạy như thiên lôi, ở trên sai đâu đánh đó. Anh thích đi vùng Tây Bắc vì có lẽ anh có quen nhiều ở vùng này. Còn tôi thích di lụng vô Thanh Hóa; Nghệ Tỉnh để gập dân Nam kỳ (bí mật tổ chức trốn về Nam). Ít khi chúng tôi gập nhau lâu ngày ở tòa soạn.


      Thỉnh thoảng tôi đang ngồi đọc báo hoặc viết bài thì thấy chiếc nón lá kè lú lên từ thang gác và bước chân thình thịch, anh em quay lại thì gặp ngay bộ ria mép lưa thưa hóm hỉnh của ông bạn phóng viên Tây Bắc.


      Quang Dũng bao giờ cũng là con người đầy tình cảm. Đi xa về lúc nào cũng có quà cho các bạn. Trước nhất là cho cô bé thi sĩ Xuân Quỳnh một cái hoa ở đất Thái bỏ trong bao thơ, cho anh công tử Nam kỳ quả mơ quả bưởi, cho nữ sĩ Mộng Sơn một chai mật ong nguyên chất.


      Ai phân bì thì Quang Dũng lại cười rung rinh hàng ria mép rất tươi:


      - Vậy hứa kỳ sau. Tôi còn nhờ các cô Thác tìm giúp cho quạt và váy xòe nữa kia đấy! (Thế là mọi người yên tâm chờ).


      Mà thật Quang Dũng không hứa suông. Váy các cô gái Thái rất sặc sở, màu sắc rất lạ lùng. Và những cây quạt nan trúc nữa...


      Có ông giáo già người Nam Bộ từng làm trưởng ban tuyên truyền tỉnh Bến Tre, từng là thầy học cũ của tôi tập kết ra Bắc bị cho đi coi tủ sách dăm ba cuốn mốc meo, nay được cho về làm báo, ông thường trêu Quang Dũng:

      - Lên đó có tắm suối không?


      Mấy anh em tôi xúm lại quanh Quang Dũng náo nức chờ câu trả lời, còn mấy cô nữ sĩ thì ngoảnh mặt cười rúc rích.


      Một cô bảo:

      - Bác Dũng đừng nói?


      Nhưng Quang Dũng cứ tự nhiên:

      - Có chứ ạ?


      Lên Tây Bắc mà không tắm suối thì cũng hoài! Nhưng coi... tắm thì mới thích phải không?

      Quang Dũng cười hô hố như một sự chấp nhận cái chân lý của ông giáo già.


      Tôi biết anh là người có nghề nên tìm cách học cũng như tôi học Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng chớ không làm bộ ta đây mà không biết quái gì hết. Quang Dũng bảo: "Cái sự viết ấy mà! Cậu cứ viết thì thành nghề. Chớ không có ai dạy ai được. Bởi vì tim ai nấy run, đầu ai nấy nghĩ" (Sau này tôi đọc Thạch Lam thấy cũng nói gần như vậy: Nghệ sĩ là thiên phú, không học mà cũng không dạy được)


      Nhưng thỉnh thoảng Quang Dũng vẫn kêu tôi ra chỗ vắng hoặc ngoài đường, hoặc góc phòng bảo cho tôi những chỗ "được" của anh này, chị nọ hoặc chính của tôi. Hồi đó tôi biết quái gì đâu, kêu vô hội Nhà văn thì vô, ham viết thì viết, có biết giàn dựng cái giống gì. Nhưng nhờ học mỗi người một chữ, mỗi ngươi chỉ cho một chút mà viết.


      Quang Dũng lại vẽ. Anh vẽ khổ sở lắm. Anh có dắt tôi về nhà xem tranh của anh. Ôi! nói tới cái nhà của Quang Dũng, thiệt là đau khổ. Có lẽ Quang Dũng và Kim Lân là hai nhà văn danh tiếng có cái nhà "sang trọng" nhất hội Nhà văn! Tuy vậy Quang Dũng vẫn có chỗ đề vẽ. Tôi không còn nhớ những bức tranh nho nhỏ anh vẽ trên bìa cạc-tông lượm ở đâu thì phải chớ không vẽ trên lụa trên vải bố hoặc trên giấy căn-xông cửa giới hội họa. Nghèo đến thế cơ mà. Mà lại đông con lắm thì phải. Quà sáng anh ít khi ăn, có chăng một cù mì luộc. Tôi có mời, anh (cũng như Kim Lân) lắc đầu: Mình vừa ăn xong! (Có lần Kim Lân thú thật với tôi: Thèm phở quá, lãnh lương xong ghé mậu dịch làm một tô. Xong , thấy mình "có tội" vai vợ con!) . Chế độ gì lạ vậy kia chứ! To như anh mà ăn một củ mì có khác gì cọp ăn bù mắc.


       

      Ba Vì (tranh bột màu của Quang Dũng)

      Quang Dũng bảo tôi: "Vẽ cảnh vật nhưng không chỉ vẽ cảnh vật mà mượn cảnh vật để tả cái tình cửa mình đối với cảnh vật!". Chao ôi! lạ lùng thế ư? Nghệ thuật cao siêu thế đó mà lâu nay tôi có biết gì!


      Một hôm anh cho tôi xem mấy bài thơ (lâu quá tải không nhớ tựa). Cho xem xong anh vội cất nhanh như sợ tôi hỏi thêm gì nữa hoặc sợ tôi xin mất. Có lẽ anh không muốn nói gì thêm. Nhưng trông anh buồn lắm. Bây giờ ngồi viết những dòng này tôi cũng buồn lắm, nước mất rưng rưng đây. Mấy chục năm sau, khi sang Hoa Kỳ tị nạn CS tôi đọc thấy trên một tờ báo Việt ngữ, mới té ngữa ra. Mấy bài thơ trên báo chính là thơ cửa Quang Dũng cho tôi xem hồi trước. Rồi mới vừa đây tôi lại đọc được 2 bài thơ ấy trên báo VietNam News của Nguyên Thanh ở Georgia. Thơ Quang Dũng.


      Quang Dũng đã làm thơ mà tôi không ngờ. Cũng như nhờ tờ báo này mà tôi biết được Quang Dũng là một cán bộ quân sự cấp Trung đoàn từng chỉ huy Trung đoàn Tây Tiến, đã từng sang học trường Quân sự ở Trung Hoa và đã từng chỉ huy khu Vân Nam.


      Vậy mà ở tòa soạn báo Văn nghệ người ta chỉ thậm thụt vơi nhau nói về Quang Dũng như một tên phản động được đảng khoan hồng, tệ hơn nữa, bí thư của Nguyễn Tường Tam. Cách mạng vô sản làm đất nước tiêu ma, con người méo mó cả.


      Tôi không biết tôi xa Quang Dũng lúc nào? Có lẽ lúc sấp bị tống vào lò bát quái Trường Son thì phải. Chừng 10 năm trước tôi đọc báo Hà Nội thấy nói Quang Dũng đau nặng không có thuốc men chi cả, không còn nói được, chỉ nằm chờ chết (1984 là thời kỳ VC còn hung tợn). Trong thành tích văn học của Quang Dũng thấy báo Văn nghệ Hà Nội có nêu lên dăm quyển sách viết cho người lớn lẫn nhi đồng của Quang Dũng được nhà nước xuất bản (ân huệ to bằng bồ).


      Vậy là hết một đời nghệ sĩ tài hoa. Quang Dũng đã nằm yên dưới mộ với Đôi Mắt Ngươi Sơn Tây, với Đôi Bờ và những văn thơ bất hủ trung kháng chiến được lưu truyền ra tận hải ngoại. Rất tiếc tôi quen với Quang Dũng ít quá.


      Kính dâng anh một nén hương thấp muộn của một người quen cũ của anh và xin chép lại 2 bài thơ của anh để tặng độc giả. Tôi ngậm ngùi mà nghĩ tới câu không nhớ của ai nói: "Tài năng mà làm gì dưới chế độ CS!"

      Đôi Bờ


      Thương nhớ ơ thờ, thương nhớ ai

      Sông xa từng lớp lớp mưa dài

      Mắt kia em có sầu cô quạnh

      Khi chớm thu về một sớm mai


      Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự

      Kinh thành em có nhớ bên kia

      Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến

      Hiu hắt chiều sông lạnh đất Tề


      Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa

      Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ

      Thoáng hiện em về trong đáy cốc

      Nói cười như chuyện một đêm mơ


      Xa lắc rồi em người mỗi ngả

      Bên này đất nước nhớ thương nhau

      Em đi áo mỏng buông hờn tủi

      Dòng lệ thơ ngây có dạt dào


      Đôi Mắt Người Sơn Tây


      Em ở thành Sơn chạy giặc về

      Tôi từ chinh chiến cũng ra đi

      Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

      Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì


      Vừng trán em vương trời quê hương

      Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

      Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

      Em có bao giờ em nhớ thương


      Từ độ thu về hoang bóng giặc

      Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn

      Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ

      Em có bao giờ lệ chứa chan


      Mẹ tôi em có gặp đâu không?

      Những xác già nua ngập cánh đồng

      Tôi cũng có thằng con bé dại

      Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông


      Đôi mắt người Sơn Tây

      U uẩn chiều lưu lạc

      Buồn viễn xứ khôn khuây

      Cho nhẹ lòng nhớ thương

      Em mơ cùng ta nhé

      Bóng ngày mai quê hương

      Đường hoa khô ráo lệ


      Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

      Lên núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

      Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc (*)

      Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng


      Bao giờ tôi gặp em lần nữa

      Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa

      Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

      Còn có bao giờ em nhớ ta.


      (*) Phủ Quốc là Quốc Oai, một huyện thuộc tỉnh Sơn Tây.

      Xuân Vũ

      Nguồn: Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết, Tập 2)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức

      - Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức

      - Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định

      - "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức

      - Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức

      - Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức

      - Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức

      - Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức

      - Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức

      - Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức

    3. Bài Viết Về Quang Dũng Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Quang Dũng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ba Năm Làm Việc Chung Với Quang Dũng Ở Hà Nội (Xuân Vũ)

      Chiến-Ðấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến (Trần Văn Nam)

      Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng) (Viên Linh)

       

      Tác phẩm của Quang Dũng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tây Tiến (Quang Dũng)

      Thơ Quang Dũng: thivien.net, poem.com

       

      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)