1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chiến-Ðấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến (Trần Văn Nam) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-07-2016 | VĂN HỌC

      Chiến-Ðấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến

        TRẦN VĂN NAM
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Quang Dũng
         (1921 - 1988)

      Tính hào hùng rất dễ tìm thấy trong bài thơ Tây Tiến. Tính bi tráng của chiến tranh cũng rất dễ tìm ra trong bài thơ. Ngày nay ta thường nói về tính nhân bản để bàn về các tác phẩm chiến tranh. Bài thơ Tây Tiến cũng có nhiều dáng vẻ của tính phản chiến. Dùng từ ngữ phản chiến thì hơi quá, nên xin diễn tả bằng những từ ngữ khác: Cảm nghĩ chân thực của con người đối với sự khốc liệt của bất cứ cuộc chiến tranh nào, dù đó là cuộc chiến tranh thần thánh huy động được cả toàn dân tham gia vào cuộc trường kỳ kháng Pháp. Tính hào hùng, tính bi cảm, hai khía cạnh của bài thơ Tây Tiến thực sự rất dễ tìm thấy, không phải là một gán ghép để trình bày quan niệm nhân bản thường được bàn tới bởi các sách báo Tây Phương. Ðiều làm ta ngạc nhiên là hai khía cạnh đó hiện diện song hành một cách tình cờ trong mỗi đoạn thơ. Ví dụ đoạn thơ đầu, lúc mới lên đường từ giã miền xuôi:


      Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi

      Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

      Sài Khao, sương lấp, đoàn quân mỏi

      Mường Lát mưa về trong đêm hơi.


      Ðây là đoạn thơ giới thiệu về địa lý, nơi xuất phát của đoàn quân Tây Tiến ra đi từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh có dòng sông Mã hùng dũng. Câu thơ “Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi” vừa chứa đựng niềm phấn khởi lên đường hướng về vị trí chiến lược trên đất Lào, vừa bao hàm sự luyến tiếc quê nhà đã rời bỏ ngày càng lùi lại ở miền xuôi. Ðích thực của lòng người chiến sĩ: oai phong ra đi mà cũng đầy bịn rịn. Tiếp theo, đây là đoạn thơ bắt đầu lên Trường Sơn:


      Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

      Heo hút cồn mây súng ngửi trời

      Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

      Nhà ai Phà Luông mưa xa khơi.


      Ðoạn thơ mở ra một góc trời hùng vĩ, núi cao chớn chở, vùng biên giới Lào Việt. Ðèo cao, mây lẫn với đoàn người chênh vênh. Dốc thăm thẳm chập chùng đổ xuống vùng đồng bằng. Khi ở trên cao, Quang Dũng nhìn xuống thung lũng bao quát xa xăm, thấy nhà ai trong mưa, chạnh nhớ nhà. Mưa xa khơi là hình ảnh của mờ mịt. Nhà ai là hình ảnh gợi nhớ về mái ấm gia đình. Nhớ nhà xa xôi trong lúc hành quân “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, rõ ràng là sự song hành của hai mặt chiến tranh và hòa bình, hành quân ca và âu ca. Ta đọc tiếp để thấy rõ quả thật mỗi đoạn thơ lại có sự song hành:


      Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

      Quân xanh màu lá dữ oai hùm

      Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

      Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.


      Gian khổ chốn rừng thiêng nước độc, muỗi vắt gây bệnh làm mòn hao sinh lực. Ðoàn binh không mọc tóc vì sốt rét rừng. Gian khổ của Tây Tiến, đáng lẽ Quang Dũng không nên nói ra vì có thể làm nhụt chí khí của những người tiếp nối biết đâu cũng sắp sửa lên đường. Quang Dũng đã mô tả trung thực, vì ông làm thơ do cảm nghĩ của lòng mình, không làm thơ giấu sự thật theo kiểu “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” (Nhan đề một tập truyện của Ðức thời Ðệ Nhất Thế Chiến, trong đó sự thật thì phòng tuyến Miền Tây của Ðức đã tan vỡ trước mũi tiến công của đối phương). Trở lại bài Tây Tiến, đoàn quân Việt Minh đã tiến sát vào lòng đất địch, vùng bố trí của quân đội Pháp trên đất Lào. Ðoàn quân ngụy trang màu xanh lá rừng. Hùng vĩ của thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến như đón mừng hùng khí của con người. Mắt trừng gởi mộng qua biên giới đầy vẻ hăm dọa của cọp rừng xanh chờ đợi giây phút công hãm lũy đồn. Hùng dũng như vậy mà khi đêm xuống, trong lúc dừng bước hành quân để nghỉ ngơi, tâm trí người chiến sĩ lại mơ về Hà Nội có dáng kiều thơm. Ðáng quở trách hay đáng thông cảm một biểu lộ thành thật? Không hẳn đi kháng chiến thì lúc nào cũng nghĩ về đánh giặc mà quên đi đôi chút mơ tưởng khi nghỉ dưỡng quân. Và dưới đây là đoạn thơ gây ấn tượng nhất, vì nó vừa rất mạnh mẽ vừa thật thê lương:


      Rải rác biên cương mồ viễn xứ

      Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

      Áo bào thay chiếu anh về đất

      Sông Mã gầm lên khúc độc hành.


      Hình ảnh thê lương của những nấm mồ viễn xứ rải rác trên núi rừng. Họ không gục ngã vì lâm trận mà vì bệnh tật dọc đường. Những người tiếp tục ra đi sẽ không khỏi liên tưởng có ngày mình cũng như vậy. Vừa mới nói ra điều thê thảm, Quang Dũng liền chấn chỉnh bằng cảm nghĩ chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Ta không thể nói là Quang Dũng giả tạo, vớt vát lại cái thê thảm mình vừa nói ra. Vào thời điểm của chiến dịch Tây Tiến, mọi người đều hăm hở lên đường, tự nguyện tham gia kháng chiến, tự nguyện rời bỏ những ấm êm của thành thị, quả là chẳng tiếc đời xanh. Nhưng chẳng tiếc đời xanh cũng bao hàm sự nghĩ ngợi thời gian vô định của cuộc trường kỳ kháng chiến, vì nếu không nghĩ thì tác giả nói ra làm gì. Những gục ngã vì bệnh tật dọc đường cũng là những hy sinh. Ra đi dù biết trước đầy gian hiểm, thật xứng đáng là những cái chết với da ngựa bọc thây, với “áo bào thay chiếu anh về đất”. Và con sông lớn “gầm lên khúc độc-hành” nghe thật dũng mãnh. Nó oai hùng mang tên loài ngựa chiến hí lộng ngược dòng đi vào núi rừng sâu thẳm. Tính chất vừa bi thảm vừa hào hùng một lần nữa song hành một cách tình cờ, gắn bó như một cảm hứng vãng lai trong ý nghĩ của Quang Dũng. Và đoạn gần cuối của bài thơ biểu hiện rõ dần sự song hành giữa chí khí anh hùng “chia phôi không hẹn ước” và hình ảnh hiện thực huyền ảo “Hồn về Sầm Nứa”:


      Tây Tiến người đi không hẹn ước

      Ðường lên thăm thẳm một chia phôi

      Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

      Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.


      Dù lồng vào hình ảnh khá ấn tượng của sự mệt mỏi gần kiệt sức, nhưng đoạn thơ vẫn phảng phất hương vị lãng mạn nhớ ngày nào mới chia ly. Có thể nói Quang Dũng không có chủ tâm làm một bài thơ mang tính nhân bản thường nói đến ngày nay, không có chủ đích phản chiến. Những gian nguy Quang Dũng nói ra là để làm nổi bật sự hy sinh vô bờ bến trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Ở đoạn cuối của bài thơ, tác giả kết thúc với câu: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Câu ấy làm cho bài thơ mang một chút huyền bí: hồn ma chiến sĩ thành mây trôi bàng bạc về Sầm Nứa trên đất Lào. Nếu Quang Dũng đổi một từ, “Hồn về” thành ra “Lòng về Sầm Nứa”, thì chắc hẳn bài thơ mạnh mẽ tính chiến đấu hơn. Mây trôi về phía chân trời và ta mường tượng các đồng đội đang đứng nghiêm tưởng nhớ những chiến sĩ bỏ mình nơi vùng biên giới. Giây phút trầm mặc ấy khiến sự song hành giữa hào hùng và bi cảm càng thêm đậm nét. “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, “Một Thời Ðể Yêu Và Một Thời Ðể Chết”, “Âu ca và Hành quân ca” hiện diện thấp thoáng ở mỗi đoạn thơ.


      Do đâu mà tính chất vừa anh hùng ca vừa bi ca và âu ca gần như là song hành trong mỗi đoạn thơ. Do Quang Dũng đã sáng tác theo cảm nghĩ của lòng mình, do ý hướng làm thơ hơn là ý hướng nào khác, mặc dù Quang Dũng là một trung đoàn trưởng trong đoàn quân Tây Tiến (có tài liệu nói ông là một đại đội trưởng). Nếu do ý hướng cổ võ tinh thần binh sĩ thì đã hẳn Quang Dũng sáng tác bài hịch hay bài thơ tuyên truyền như một Lý Thường Kiệt trong lịch sử thời nhà Lý. Quang Dũng sáng tác do ý hướng làm thơ, do cảm nghĩ của lòng mình, nên ông không hề có ý định đem phổ biến trong hàng ngũ đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ được truyền tụng do bạn bè, do mọi người đánh giá được bài thơ hay. Bài thơ Tây Tiến không làm nhụt chí khí binh sĩ. Ra đi tự nguyện là chấp nhận hy sinh, chấp nhận gian khổ. Quang Dũng nói ra cũng chỉ là nói một sự thật mà ai cũng biết. Bài thơ được truyền tụng, chứng tỏ nó làm cảm động lòng người, và sự hào hùng làm ta hứng thú.


      City of Walnut, California, tháng 10 năm 2010


      Trần Văn Nam

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định

      - Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định

      - Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định

      - Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định

      - Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ

      - Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định

      - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định

      - Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định

      - Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu

      - Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định

    3. Bài Viết Về Quang Dũng Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Quang Dũng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ba Năm Làm Việc Chung Với Quang Dũng Ở Hà Nội (Xuân Vũ)

      Chiến-Ðấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến (Trần Văn Nam)

      Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng) (Viên Linh)

       

      Tác phẩm của Quang Dũng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tây Tiến (Quang Dũng)

      Thơ Quang Dũng: thivien.net, poem.com

       

      Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Văn Tý,  Nguyễn Xuân Khoát,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)