|
Hoàng Giác(..1924 - 14.9.2017) | Nhật Tiến(24.8.1936 - 14.9.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Nguyễn Phan Thịnh
(1943 - 27.5.2007)
Em mong sinh con ra đời
Như bài thơ anh ao ước viết xong.
Sau những ngày đêm chúng mình cưu mang trăn trở
Có ngọn đèn của prô-mê-tê soi cho chúng ta sống làm người vào cuối những năm 2000 thống khổ
Trên hành tinh chưa thế kỷ bình an
Kinh điển chất chồng
Mặt đất đầy hầm bom
Có ngưười cởi truồng chạy rông phản kháng đời sống dư thừa no đủ.
Có người liếm láp khúc xương giựt giành với chó
Có lão già qua đời rượu đổ thành sông
Có em bé chào đời mút vú mẹ bầy nhầy đang chết đói hè đường
Ôi phải đâu prô-mê-tê xa xưa ăn cắp lửa
Cho con người sự sống để lầm than!
(trích đoạn 6 - Ngọn Lửa Prô-Mê-Tê, Nguyễn Phan Thịnh 1982)
Khuya 26.05.2007, ngồi trên quầy thuốc dược phòng, bỗng nhiên đọc lại thơ Nguyễn Phan Thịnh, tôi xúc động như ngày nào đã chiêm ngưỡng bài Ngọn Lửa Prô-Mê-Tê. Nhiều lần, đối diện với NGuyễn Phan Thịnh, tôi thường bày tỏ đây là một trong những bài thơ hay nhất của anh. Trong một hoàn cảnh trống trước hụt sau, anh làm thơ bên ngọn đèn nhỏ bé, những cánh hoa lung linh đó ngời nở, như vỗ về người vợ đang trăn trở bên bốn thước vuông chật hẹp, mong bình an cho con được khai hoa nở nhụy với đời.
Linh tính không phải là điều vô lý với đời sống tâm linh. Sáng sớm chủ nhật hôm sau (27.05.2007) tôi quang quả lên Tân Phú thăm anh. Điều tâm đắc nhất của người làm văn nghệ, là được ngồi uống chung trà nóng, chén rượu nồng, tâm sự cùng nhau những bài thơ mới sáng tác. Xấp bảng thảo còn thơm mùi giấy trong tay tôi, bỗng dưng rụng rời nghẹn vỡ Nguyễn Phan Thịnh vừa trút hơi thở cuối cùng tại tư gia lúc 7g15 phút sáng nầy, bỏ rơi lại những bài thơ thống thiết bên ngọn lửa prô-mê-tê đã tắt.
Đoạn đường đi tới đã thành sinh ly tử biệt, nhưng nhà thơ Nguyễn Phan Thinh chắc chắn sẽ để lại biết bao tác phẩm thi ca, dịch thuật, tiểu luận có giá trị cho kho tàng văn nghệ. Thời gian xa xưa, tôi đã từng đọc nhiều sáng tác Nguyễn Phan Thịnh trên nhiều tập san nghệ thuật tại miền Nam. Thơ văn anh, đăng rải rác đều trên Bách Khoa, Văn Học, Vấn Đề, Văn...
Tôi nhớ không lầm, trước năm 1975 thật tình tôi chỉ biết anh qua tạp chí và truyền khẩu của các bằng hữu văn nghệ sĩ, mỗi khi quá giang đến thăm tôi. Những lúc hàn huyên, tọa đàm văn nghệ, anh em thường nhắc nhau những cái tên bạn bè cầm bút, dù không cần gặp mặt bắt tay, trí nhớ thân quen cũng khắc ghi sâu tâm tình chân thành cho nhau, dù phải 5-10 năm nữa gặp gỡ cũng đã như cố tri tâm đắc rồi. Với Nguyễn Phan Thịnh cũng vậy, định lệ đó cũng đâu phải chừa anh, nhiều lần Rừng, Phạm Nhã Dự và Lâm Chương thỉnh thoảng từ tiền phương trở về, ghé ngang, đàm phán là có vài lời nhắn của Nguyễn Phan Thịnh từ miền Trung gởi vào. Anh gởi tôi tập thơ Hư Ngôn in typo và nhờ Lâm Chương chuyển lời muốn tôi tặng lại tập thơ Thiên Thu Ca, Lâm Chương cười bảo ông Thịnh ngại hỏi thẳng ông. Tôi thật sự xúc động, vì lúc đó Nguyễn Phan Thịnh đã là một nhà thơ nổi tiếng, chính tôi cũng thầm quý trọng.
Hư Ngôn. Phụ bản Rừng
Từ ngày đất nước liền một cõi, bẵng đến năm 1988, trên đường lên thăm họa sĩ Chóe ở Gò Vấp, tôi chạy tạt ngang Tân Bình, ngay phòng tranh tư gia của hoạ sĩ Rừng (Kinh Dương Vưong), dự trù xem những tác phẩm mới sắp triển lãm của Rừng. Một mặt cổ võ cho cuộc triển lãm bốc lửa đầu tay sau vận hội mới của Rừng, một mặt dự trù sẽ đề nghị Rừng cho phép tôi chọn hai bức tranh làm phụ bản trong tập thơ Tổ Ấm, sau 13 năm tôi im lặng với văn chương. Định mệnh đã điểm, ngoài chuyện Rừng và tôi sắp sẽ có được dấu ấn với tác phẩm trình làng. Lần đầu tiên sau 16 năm biết nhau, thân quen qua thư từ tôi được dịp tình cờ diện kiến trực tiếp Nguyễn Phan Thịnh, anh đang nghiêng nằm ngủ vờ trên căn gác nhỏ đầy tranh của Rừng. Biết ai không? Rừng chỉ. Tôi lắc đầu. Nguyễn Phan Thịnh đó. Rừng cười giới thiệu giúp, chúng tôi diện kiến cùng nhau, bên chai rượu thuốc dang dở của họa sĩ nhà văn Rừng (Kinh Dương Vương).
Nguyễn Phan Thịnh nho nhã như một nhà nho, kín đáo và hiền dịu trong lời đối thoại ít ai ngờ tới. Mọi việc anh rất nghiêm túc và ngay thẳng, khiến giây phút tương ngộ ngắn ngủi mà như thân thiết ngàn xưa. Nguyễn Phan Thịnh hào hứng đọc vài bài thơ mới nhất vừa sáng tác, khẩu khí thi ca vẫn âm vang hào phóng của dòng thơ Nguyễn Nguyễn Pha Thịnh trước năm 1975 nhưng có phần chua chát bi thương, đẹp như một ngọn bút lông chấm phá tuyệt vời trên bức tranh thủy mặc. Tôi nhớ, Nguyễn Phan Thịnh nghe tôi dự trù in tập thơ Tổ Ấm, đánh dấu 13 năm trở lại, anh lấy tập bản thảo đọc nghiền ngẫm. Giây khắc phải tới, Nguyễn Phan Thịnh hào phóng đề nghị chọn giúp tôi hai bức tranh sơn dầu của Rừng (Tóc Xưa và Dâng lủa) để làm phụ bản. Tôi chân thành thầm cám ơn hai bằng bữu cố tri. Sau cuộc triển lãm Bình Minh Mới dữ dội của Rừng (1988), chính Nguyễn Phan Thịnh và Rừng giới thiệu tôi với nhà thơ Chinh Văn, để Nhà xuất bản Trẻ cấp giấy phép in thi tập Tổ Ấm (12-1988).
Nguyễn Phan Thịnh chân thành và rất tài hoa, ngoài hiểu biết thâm sâu uyên bác về nghệ thuật anh cũng là người khoán đạt toàn vẹn đức tính khiêm cung. Nhiều lúc như đi trong bóng đêm hang huyệt mang cuồng vọng ngu điên, cứ ngỡ ngọn đuốc soi đường lừa phỉnh ta, nhưng khí phách nho gia vẫn khiến anh ung dung thơi thới trên đường độc hành như Phạm Thái múa gươm cho đất trời nghiêng ngữa để tìm bóng dáng một Quỳnh Như, mà đau từng đoạn với văn chương máu ứa ra đầu ngọn bút, âm thầm hơn chi giọt sương bay.
Cuộc sống của anh và những người thân yêu trong giai đoạn quá khốc liệt. Khổ đó nhưng không than vãn, mang khí phách ngàn đời của người thơ chống chỏi sôi sục kiêu hãnh, với đỉnh cực lạnh lùng chờ tiếp tục rã băng.
Tôi hay quan sát sự đổi đời suốt cuộc hành trình của tri kỷ trong ngần 20 năm nay. Những lúc gần ngã qụy, anh vẫn dũng cảm đứng lên, vịn vai bạn hữu và bằng đôi chân khối óc mình, càng lúc thơ Nguyễn Phan Thịnh càng khốc liệt tuyệt diệu hơn nhiều. Anh cộng tác với nhiều tạp chí mới trong nước như: Mỹ Thuật Thời Nay - Văn Chương - Văn Uyển - Văn Nghệ TP. HCM - Kiến Thức Ngày Nay - Thế Giới Mới... và được nhiều tạp chí hải ngọai trích đăng lại thường xuyên nghiêm túc.
Năm 2002, Nhà xuất bản Thanh Niên giới thiệu thi phẩm Tình Ca Mưa của Nguyễn Phan Thịnh như một dấu ấn sâu sắc trên khu vuờn nghệ thuật của riêng anh. Ngoài hai tập thơ chưa ấn hành Thơ Viết Trên Vách Lửa và Suối Ở Đầu Non, anh còn hàng trăm bản thảo tiểu luận, dịch thuật gỉá trị khác chưa có dịp xuất bản.
Cách đây hai tuần lễ, những ngày Nguyễn Phan Thịnh trở bệnh nặng, từ đất Mỹ Phạm Nhã Dự và Rừng nhắn về hỏi thăm bệnh tình của anh, tôi vội vã lên ngay. Nguyễn Phan Thịnh nằm lặng lẽ trên giường bệnh, anh nắm tay tôi nói ít nhưng vẫn cương nghị chịu đựng, hỏi và gởi lời thăm anh em. Bây giờ, 7g15 phút ngày 27.05.2007 Nguyễn Phan Thịnh đã tách bước ra đi như thơ anh đã báo trước:
Bốn hướng cuồng phong quay bơ vơ lốc bụi
Ta độc hành lặng lẽ với xa xôi.
Yên nghỉ đi Nguyễn Phan Thịnh, cầu nguyện cho nhà thơ sống đĩnh đạc làm thi nhân, thác siêu thoát với thiên nhiên vĩnh cửu...
(Viết tại Thư trang QUANG HẠNH)
Trưa 28.05.2007
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Chu Ngạn Thư, Thơ Rền Nửa Ý Giữa Không Trung Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Hòa Âm Quỷ Điệu (Nguyễn Phan Thịnh)
• Ngọn Lửa Prô-Mê-Tê Đã Tắt (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Nguyễn Phan Thịnh và Những Đôi Mắt Nhân Chứng (Phùng Nguyễn)
• Nguyễn Phan Thịnh (Học Xá)
Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Phan Thịnh (tienve.org)
Nguyễn Phan Thịnh và Trần Ðình Hượu: Hai lối tư duy hổ thẹn hay khiến phải hổ thẹn?
(Patrick Raszelenberg)
Nhà thơ Nguyễn Phan Thịnh độc hành lặng lẽ với xa xôi (Trần Hữu Dũng)
• Hòa Âm Quỷ Điệu (Nguyễn Phan Thịnh)
• Ngọn lửa Prométhé (Nguyễn Phan Thịnh)
Tản mạn về chữ với nghĩa (talawas.org)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |