1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Thụy Long (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-6-2019 | VĂN HỌC

      Nguyễn Thụy Long

       NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Nguyễn Thụy Long
        (9.8.1938 - 3.9.2009)

      Ông sinh ngày 9-8-1938 tại Hà-Nội và mất 3-9-2009 tại Sài-Gòn), là nhà văn hiện thực xã-hội. Trong Vác Ngà Voi (tập truyện đầu tay, Tựa Trần Dạ Từ, Tiếng Nói, 1965), Bước Giang Hồ (Thứ Tư Tuần San, 1967), Loan Mắt Nhung (Thứ Tư Tuần San, 1967), Sầu Đời (Âu Cơ, 1970), Bà Chúa 8 Cửa Ngục (Đồng Nai, 1968), viết về giới làm gái và me Mỹ, qua các nhân-vật Lệ, Ri, Lan ngựa, Mẫn vú to,... vật lộn với đời sống qua ngày và đa số trở nên me Mỹ cốt hết phải lo miếng ăn.


      Loan Mắt Nhung (Thứ Tư Tuần San, 1967) kể chuyện Loan là một 'du đảng có lòng' trở nên đàn anh trong nhà tù, và một đời-sống du đãng trong một thế giới bạo lực, khốn cùng. Loan có đôi mắt đẹp như nhung: “... Loan nheo mắt, đôi mắt có hàng lông mi cong vút như mắt một đứa con gái đẹp. Khuôn mặt Loan lại đều đặn, sống mũi cao, hàm răng nhỏ và trắng sát. Loan có cái sắc đẹp của một đứa con gái nhiều hơn là một nam nhi. Mọi người ở bến xe này đều công nhận vậy. Người ta không biết Loan từ đâu lạc loài đến, hình như hắn cũng chẳng có nghề nghiệp gì. Mấy hôm đầu, Loan có một ít tiền, hắn thuê ghế bố nhà chị Bảy ngủ qua đêm, sáng hôm sau hắn đi sớm... 11, 12 giờ đêm mới lần mò về. Riết rồi Loan hết tiền. Đêm cuối cùng khi đưa 1o đồng bạc cho chị Bảy để mướn ghế,...”.


      Đẹp trai quá cũng mệt, có lúc phải chiều bà chủ cho mướn ghế bố - trở thành nạn nhân của quái nữ tên Bảy này ép thỏa mãn dục tình:

      “Chị Bảy nhìn vào mặt Loan, đôi mắt đẹp, hàng lông mi cong óng mượt. Chị Bảy nghĩ bụng, tại sao thằng con trai lại có nổi một sắc đẹp đến thế. Nó đang ở trong tay chị, đang chín mùi giữa tuổi căng đầy nhựa sống. Chị vuốt tay trên mặt Loan, trên đôi mắt đẹp, chiếc mũi dọc dừa. Hơi thở còn nóng hôi hổi trong lòng bàn tay chị, chị bỗng thấy bàn tay mình run rẩy, chị dừng tay trên mép Loan, đôi môi, đôi mắt xinh quá. Chị Bảy cúi xuống trong sự ham hố đến cuồng bạo. Loan mở bừng mắt ra. Nó đẩy vai chị Bảy, cố vùng khỏi tay chị, vùng khỏi cái cảm giác ngột ngạt. Mái tóc chị Bảy xổ ra, rủ xuống phủ kín cả khuôn mặt Loan. Loan mở to mắt, nó nhìn thấy khuôn mặt chị Bảy, khuôn mặt dại khờ, đần độn, cái cảm giác xốn xang đầy ứ trong ngực Loan. Loan nuốt nước bọt. Loan cố sức đẩy vai chị Bảy ra: - Đừng chị. Đừng...


      Chị Bảy như cuồng si trong cảm giác ham hố, chị như không nghe tiếng nói của Loan. Chị giằn mạnh Loan xuống giường... Những chiếc hôn ẩm ướt đặt lên cổ, trên má Loan làm Loan nhột nhạt. Nó vùng mạnh, Loan bị dằn vặt trong cái cảm giác vừa thích thú vừa e thẹn, Loan chới với, bàn tay nó bấu mạnh vào vai chị Bảy. Chị Bảy đau điếng, hơi nới lỏng Loan ra. Nó quay phắt người lại, đạp thốc vào người chị Bảy, Chị Bảy lăng đi một vòng. Chị quay người lại, mở to mắt nhìn Loan, khuôn mặt đứa con trai vừa thẩn thờ vừa có vẻ hối hận. Nó ngồi dậy, lê dần vào góc giường ngồi nhìn xững chị Bảy.


      Sau một phút sững sờ, chị Bảy bình tĩnh trở lại, chị nhìn xéo Loan không nói gì. Chị vuốt mái tóc bị xổ tung ra sau gáy, vấn gọn lại, Chị thòng chân xuống giường tìm guốc, vén mùng chui ra, chị đứng dậy ra chỗ công tắc đèn. Tiếng công tắc kêu tách khô khan. Căn phòng tối mù...”.


      “Nửa đêm Loạn thức giấc dậy, vì hơi thở nóng hổi phì phào bên tai. Bàn tay chị Bảy lần mò trên ngực, trên cổ Loan. Một cánh tay Loan mỏi rừ vì cả thân thể người đàn bà nằm đè lên. Loan không dám cử động. Nó yên lặng nằm nghe mọi cử động của người đàn bà. Loan thấy e thẹn, sự ham hố và chị Bảy không còn làm Loan thích thú, nó bực dọc muốn thoát ra khỏi bàn tay vuốt ve mỗi lúc thêm bạo dạn hơn nữa của chị Bảy.


      Loan cựa mình, nằm xoay mặt vào tường. Chị Bảy ghì vai Loạn lại gọi nhỏ: - Cưng ơi.


      Loan đưa lay lên gỡ bàn tay của chị Bảy ra khỏi vai mình, giọng Loan bắt đầu bực dọc:

      - Chị kỳ quá, để nguyên nào...


      (...) Loan cố cựa mình, chị Bảy nới lỏng tay ra. Cánh tay mềm mát của chị Bảy vẫn ở dưới đầu Loan. Loan thấy thoải mái hơn, nó tiếp tục nhắc cái đùi nần nẫn của chị Bảy để xuống giường. Sau một hồi chọc phá Loan, chắc hẳn chị Bảy đã mệt, chị nằm ngửa người, mặc kệ Loan... Chị thấy thích thú khi bàn tay giận dữ của Loan đụng chạm vào thân thể chị... Loan bỗng thấy chị Bảy "ngoan ngoãn". Chị ta im lặng để Loan muốn làm gì thì làm. Loan chỉ nghe thấy tiếng thở dài sườn sượt của chị... Loan cho rằng chị Bảy giận mình, nó ngừng tay và lắng nghe. Chị Bảy hơi cựa mình, rút tay ra khỏi đầu Loan".

      Vì dì ghẻ ác nghiệt, mới 17 tuổi Loan đã bỏ lên đô thị tự tìm sống lương thiện nhưng rồi hoàn cảnh xã hội – đúng hơn là sống bên lề xã-hội, ở bến xe An Đông, đẩy đưa Loan thành du đãng khét tiếng, một đàn anh trong giới dao búa. Loan đã có mối tình rất đẹp với một cô gái tên Xuân. Loan đã thực hiện nhiều phi vụ lớn, ăn cướp, buôn lậu, bị tù,... nhưng anh vẫn mong có một ngày trở về cuộc sống lương thiện. Thời vàng son giang hồ, Loan gặp Dung tiểu thư nhà giàu, rồi Minh hát phòng trà, nhưng cuộc đời không trơn truột cho Loan. Ra tù, gặp lại Xuân trong tình cảnh éo le, khi Xuân bị bọn xấu hãm hại và giết chết, sau một thời-gian Loan-Xuân thuê phòng sống chung như vợ chồng, coi như Loan được "tận hưởng tình yêu... say sưa tận hưởng tấm thân thể nuột nà của người tình muôn thuở".  Bây giờ thì Xuân đã chết:

       

      "dĩ vãng lần lượt trở lại trong trí nhớ của Loan mắt nhung, khi hắn mới chỉ là một gã thanh niên mới lớn, Hình ảnh Xuân hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Buổi tối hôm đó nàng đã ra đi, nàng mặc chiếc áo bà ba trắng chấm đỏ, chiếc quần lãnh đen, nàng lên cơn sốt... Khi Loan mắt nhung tìm lại được Xuân, nàng chỉ còn là một xác chết. Hắn đã đứng trước xác nàng thề trả thù (...). Chỉ vì cái chết tức tưởi đó, Loan mắt nhung mới trở thành một tay anh chị khét tiếng như ngày nay, Sau khi phối kiểm lại tất cả những chi tiết do Hùng và Thuận kể lại, Loan mắt nhung không còn nghi ngờ gì nữa. Kẻ thù mà hắn đã tìm bao nhiêu năm trời nay giờ đang ngồi trước mặt. Mình cần phải gợi cho bọn họ khai hết, Loan mắt nhung tự nhủ”. Ba năm sau, nay Loan mới biết ai là thủ phạm giết vợ anh. Quá đau khổ, Loan nổi loạn giết hết bọn du đãng, giang hồ rồi ra đầu thú chính quyền quận Tân Bình.


      Thế giới hiện thực của Nguyễn Thụy Long không chỉ là thế giới của các tay anh chị, giang hồ, mà còn có những người cán bộ cộng sản phản bội, bất lương, dâm đãng dưới cái mác 'lập trường chính-trị', 'lập trường giai cấp' như 'anh Năm' trong Ven Đô (Âu Cơ, 1969) đòi ăn nằm với người 'hộ lý' tên Ba:


      “Anh Năm lại đòi hỏi, anh ta ôm cứng lấy nàng, anh ta tham lam, anh ta không còn là một cấp chỉ huy, không còn là một người Cộng-sản sắt đá. Anh tạ đòi hỏi, đòi hỏi một cách tận tình” (tr. 57), bị chê vì anh ta dơ bẩn quá! |Người đàn bà này theo Cộng-sản nhưng sớm trở thành nạn nhân “Cho đến bấy giờ thì nàng chưa thể biết được cuộc đời nàng sẽ tới đâu, nàng sống như một kẻ vô vọng, nàng nhận lệnh và thi hành như một cái máy, nàng trở thành một công cụ, một con 'hộ lý' cho những kẻ mà nàng chưa từng biết mặt qua một đêm ngủ lại căn nhà này, anh Năm, anh Ba rồi anh Tư, nàng chỉ biết họ là một kẻ đồng chí, nàng không rõ gì hơn, họ cũng không cần biết tên tuổi thật của nàng, xong việc rồi đi, đi lúc trời chưa sáng rõ mặt người” (tr. 52-53).


      Ngay cả những tiểu thuyết thuộc loại kể trên như Loan Mắt Nhung (Âu Cơ, 1970), Bão Rớt ( Âu Cơ, 1970), Tốt Đen (Không Gian, 1971), lúc nào cũng có những con người Cộng-sản nằm vùng hay công khai sẽ bị các nhân vật khác tận diệt hoặc lột mặt nạ nếu không tự trốn. Trong Bà Chúa Tám Cửa Ngục (Đồng Nai, 1968), Kinh Nước Đen (Tạp-chí Thứ Tư, 1969) chiến-tranh vào đến các khu xóm ở Sài-Gòn, thế-giới trẻ nhỏ bụi đời, ma cô.


      *


      Tập truyện Chim Trên Ngọn Khô (Trí Dũng, 1967) có những truyện nội dụng chống Cộng rõ rệt: Kẻ Buôn Mặt Người tố cáo Cộng-sản đã cướp đi quê-hương xứ sở của biết bao nhiêu người, cướp mất Hà-Nội và cướp luôn người yêu, Ông Đồng Trời và Dưới Chân Non Nước chứng minh rằng chính con người Cộng-sản đã vứt bỏ tình cảm người để dành cho chủ nghĩa họ tôn thờ, và người Cộng sản là tiêu biểu cho những kẻ đạo đức giả và cuồng tín. Ngày Tháng Buồn Hơn kể chuyện Hai Thợ làm xếp ga, cuộc sống tẻ nhạt trong xóm nhỏ ven đô với những vui buồn, những trẻ nhỏ và ông bạn Chín Vè có đứa con rể chết trận trước ngày cưới!

       

      Nguyễn Vy Khanh

      Văn Học Miền Nam 1954-1975, Quyển Hạ-Tác Giả
      Nguyễn Publishings, Toronto 2018

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài Viết về nhà văn Nguyễn Thụy Long (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thụy Long

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Thụy Long (Nguyễn Vy Khanh)

      Nhớ Nguyễn Thụy Long (1938-2009) (Nguyễn Xuân Hoàng, damau.org)

      Nguyễn Thụy Long - từ Loan Mắt Nhung... Đến Hồi Ký Viết Trên Gác Bút (Trần Yên Hòa)

      Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Thụy Long (Vương Trùng Dương, tuhoaitan.blogspot)

      Tưởng niệm nhà văn Nguyễn Thụy Long (Nguyễn Mạnh Trinh, vietnamdaily.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thụy Long

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhà Văn, Nhà Phong Tục Học Toan Ánh

      (Nguyễn Thụy Long)

      Họa sĩ Vị Ý và quán cà phê Lú (Nguyễn Thụy Long)

      Nhà Báo Phan Nghị Đã Vĩnh Viễn Bỏ Cuộc Chơi (Nguyễn Thụy Long)

      Thư viết gửi độc giả hải ngoại

      (Nguyễn Thụy Long)

      Vĩnh Biệt ‘Ông Khai Trí’

      "Chú Tư Cầu" Lê Xuyên

      Ai còn nhớ ngày 30 tháng 4

      "Bài đã ấn hành của Nguyễn Thụy Long (damau.org)

      Loan Mắt Nhung (isach.info)

      Sách của tác giả Nguyễn Thụy Long

      Sách trên vnthuquan.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)