1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Khái Hưng, qua nhận xét người cùng thời (Nhiều tác giả) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2003 | VĂN HỌC

      Khái Hưng, qua nhận xét người cùng thời (*)

        NHIỀU TÁC GIẢ
      Share File.php Share File
          

       


      Khái Hưng qua nét vẽ Tạ Tỵ

      Vũ Trọng Can


      (...) Thấy các bạn độc giả khắp nơi ngưỡng mộ, hoan nghênh văn tài ông Khái Hưng mà thèm. Quả thật ông Khái Hưng có biệt tài làm say mê độc giả qua những tiểu thuyết của ông viết mà nghệ thuật đã lên tới mức tuyệt diệu ... Tôi khao khát một ngày nào đó sẽ được gặp ông Khái Hưng.


      Dịp đó đã tới. Tôi gửi đến tòa soạn báo Ngày Nay (Bộ Mới năm 1940) mấy truyện ngắn cùng với một bức thư không ngoài mục đích nhờ ông Khái Hưng nâng đỡ. Truyện của tôi được đăng. Tôi vừa mừng vừa cảm động cầm tờ báo có đăng truyện ngắn Màu hoàng yến của tôi cùng với thư ông Khái Hưng mời tôi đến tòa soạn lĩnh tiền nhuận bút. Tôi sung sướng quá vì tôi sắp được gặp người mà tôi hằng ao ước ...


      Tôi run run bước vào tòa soạn báo Ngày Nay, có cảm tưởng như một thần tử sắp được thấy long nhan ...

      Ông Khái Hưng niềm nở tiếp chuyện cùng khuyến khích tôi. Có lẽ suốt đời tôi không bao giờ quên được phút gặp gỡ hiếm có ấy ...

      (Trích dẫn theo Tạp chí Văn, Saigon, số 22, năm 1964, trg 45)


      Bùi Hiển


      (...) Sau đó tôi tập hợp các truyện đã viết, tháng 12 đem ra Hà Nội. Sau khi vào hiệu sửa sang tóc tai cho thêm chững chạc (dù sao mình cũng là người tỉnh lẻ), tôi đi xe tay đến 80 Quan Thánh. Tòa báo Ngày Nay (cũng là trụ sở của nhà xuất bản Đời Nay) là một tòa nhà hai tầng khá khang trang. Tôi đưa danh thiếp, người thường trực cầm lên gác rồi xuống ngay mời tôi lên. Người tiếp tôi là nhà văn Khái Hưng, ông ta tỏ ra rất nhã nhặn, đứng dậy bắt tay tự giới thiệu một cách khiêm tốn là "Trần Khánh Giư ..."

      (Trích dẫn theo Cái Thuở ban đầu - Hồi ức của nhà văn Bùi Hiển, Tạp chí Cửa Việt, số 16 năm 1992, trg 74)


      Vũ Bằng


      Tưởng Nhớ Khái Hưng

      Bây giờ, ngồi tưởng nhớ đến Khái Hưng, tôi nghĩ rằng không có danh từ gì "đắt" hơn bốn chữ "lanh chân, lẹ miệng." Mới nghe, tưởng như thế là thường. Nhưng ai đã có giao thiệp và trò chuyện thân mật với anh đều nhận là anh không lấy gì làm mạnh lắm: hình vóc ốm o, da mai mái, môi không mấy đỏ, mà lại ốm vặt luôn. Bình thường, một người như thế hay "đừ," ít cười, ít nói - nhất là khi người đó lại là văn nghệ sĩ.


      Đằng này, trái hẳn. Không biết sức mạnh tiềm tàng gì ẩn ở trong anh khiến cho hàng ngày, mỗi khi tiếp xúc với bạn bè, anh lại vui vẻ, linh động một cách rất đáng yêu (...)


      Thân nhau từ thuở Bình Minh

      (...) Hai người em ruột của Nguyễn Giang lúc đó, Nguyễn Dương và Nguyễn Phổ, đến nói với tôi vào giúp tờ Bình Minh, viện lẽ không muốn để cho một người khác tên là Phan Quang Đán vào. Phổ và Dương không mấy thú Nguyễn Giang, nhưng có cảm tình với Khái Hưng. Hai anh em muốn rằng Khái Hưng cứ ở lại, rồi Khái Hưng và tôi hợp tác để cứu tờ Bình Minh sống lại. Do đó, tôi có dịp gặp Khái Hưng thường thường để bàn luận kín với nhau. Nhưng rút cục chúng tôi đều chịu, vì lẽ còn Nguyễn Giang sù sù ở đó làm chủ nhiệm thì không thể làm được điều gì tốt đẹp.


      Nói như thế, không phải bảo Nguyễn Giang là người bạn xấu. Trái lại, Giang rất tốt, nhưng chỉ tốt ở những lúc chơi bời bậy bạ, đấu láo đấu lếu với nhau thôi, chớ một khi hợp tác để làm một việc gì thì Giang lại là một người ương ngạnh không có cách gì lèo lái được. Khái Hưng bỏ tờ Bình Minh, mà tôi thì nhận thấy Khái Hưng có lý nên không làm. Khái Hưng và tôi thân nhau hơn trước kể từ khi đó, tôi mến anh hết sức vì tính tình chân thật đến ngổ ngáo của anh.


      Trước mặt Komatsu - một người Nhật nói tiếng Việt rất thạo, Khái Hưng chửi xả láng cái óc "bí rì rì" của Nguyễn Giang và nói: "Tôi cần biết đếch gì tờ báo này của ai. Thấy có anh em, mà tôi thú thì tôi làm chớ tôi cũng chẳng mong gì lấy tờ báo và dựa vào hơi Nhật để mà tiến thân. Anh độc đoán quá. Có thằng khác nó chịu được, chớ tôi thì tôi nhất định không thể làm được nữa, - mặc dầu đứng trước mặt Komatsu đây, Omya và Komatsu khẩn khoản tôi ở lại."


      Nhớ lại một chuyện "trực tính" của Khái Hưng lúc làm Ngày Nay, Phong Hóa

      (...) Vận một bộ tuýt so ủi rất đẹp, đội một cái mũ Fléchet màu "ca-si-to" tay chống can "gỗ thép," Khái Hưng cũng đi đòi nợ giùm anh em, nhưng không phải sử dụng mưu mẹo như Kinh Kha ngày trước. Anh đi thẳng đến nhà Tường Ký phố Hàng Bồ, đưa danh thiếp cho người Chà gác cửa, để gặp ông Phạm Lê Bổng. Thấy Khái Hưng đến viếng, chỉ một phút ông Phạm Lê Bổng cho người thư ký xuống "rước" lên chơi trên lầu và vồn vã mời Khái Hưng dùng rượu mạnh và xì gà Havana. Khái Hưng giơ tay ra từ chối, viện cớ là kỵ hai thứ đó. Phạm Lê Bổng hỏi:

      "Trần tiên sinh hôm nay hạ cố đến tệ xá, chẳng biết có điều gì dạy bảo?"


      Vốn trực tính. Khái Hưng đáp liền:

      "Thôi xin miễn. Tôi đến đây chỉ có một việc thôi: đòi tiền ông."


      "Ủa, tôi đâu có hân hạnh vay mượn tiên sinh bao giờ, sao lại có chuyện đòi tiền?"


      Khái Hưng giằn từng tiếng: Phải rồi, tôi đòi tiền đây là đòi tiền thù lao cho các anh em làm báo Nam Cường là những người tôi biết, vì các anh ấy làm đã ba bốn tháng nay rồi mà ông quên không trả đầy đủ lương cho họ. Tôi quan niệm làm chủ báo mà chậm trễ như thế thì không được. Vì vậy, tôi vì anh em đến đòi ông và mong ông trả ngay bây giờ - và trả đủ, vì anh em ai cũng cần tiền tiêu.


      "À ra thế. Được rồi, tôi xin chu tất, nhưng mời tiên sinh xơi rượu đã."

      "Thôi, chẳng tiên sinh gì cả. Ông cứ chi tiền đã, rồi hạ hồi phân giải."


      Về sau này, chính Tiêu Viên Nguyễn Đức Bỉnh - vì Tiêu Viên làm báo Patrie Annamite ở ngay trong nhà Tường Ký - kể lại với một người bạn rằng hôm ấy ông Phạm Lê Bổng quýnh quá phải nói khó với vợ để lấy tiền lên nộp, không thiếu một đồng. Khái Hưng đếm tiền rồi cho vào túi cẩn thận, đoạn bắt chân chữ ngũ nhìn ông Phạm Lê Bổng cười và bảo:

      "Thế là xong việc. Bây giờ ông muốn tiên sinh gì thì tiên sinh ..."

      (Trích dẫn theo tạp chí Văn, Saigon số 22, trg 22-26)


      Mai Chi


      Đợi Tết Trong Tù

      (...) Từ lúc có giấy bút, chiều nào Khái Hưng cũng ra bờ sông ngồi viết nhật ký. Công an viên Thân thường lui tới để nhờ anh sửa văn. Và bọn anh em chúng tôi cũng bắt đầu gác bỏ đề tài Tết để nhảy sang địa hạt văn nghệ.


      (...) Lúc nào Khái Hưng cũng tỏ ra bình thản và vui tính. Ngoài những cuộc đàm luận văn chương anh còn thích đánh cờ và rất ham nói chuyện và trong bất cứ chuyện gì anh cũng cài xen vào những câu khôi hài rất dí dỏm và đầy lý thú.


      Buổi tối, sau bữa ăn, anh thường kể chuyện cho chúng tôi nghe. Tài kể chuyện của anh rất ít người sánh kịp; dù chỉ là một mẩu chuyện rất thường anh cũng có thể biến thành một câu chuyện đầy hứng thú, vì óc sáng tạo tuyệt diệu và giọng nói đầy quyến rũ của anh.


      Tối nào anh cũng kể cho nghe một chuyện, hoặc Liêu Trai hoặc những kỷ niệm làm báo, viết văn và ở tù. Mẩu chuyện của anh mà cả hai chúng tôi nói mãi tới nay là chuyện anh tập hút thuốc lào trên trại giam Vụ Bản (Hòa Bình): "Tuy không biết hút nhưng tôi đã gắng tập hút để có thể nhập bọn và gây tình thân thiết với các chú lính Mường. Sau đó, đêm nào tôi cũng tụ họp với họ chung quanh một chiếc điếu cày 'gộc' luân phiên ngồi hút thuốc và kể chuyện. Tôi đã được nghe nhiều chuyện đường rừng ly kỳ, tôi cũng kể nhiều chuyện lịch sử và thần tiên. Chỉ một tuần sau tất cả đám lính Mường canh giữ trại đều trở nên 'ghiền' nghe chuyện, mỗi khi hơi rảnh rỗi là họ tìm và đòi kể chuyện như đòi nợ."


      Ngoài ra, anh Khái Hưng còn là một người rất giàu tình cảm. Mỗi lần nói chuyện hoặc kể chuyện, không bao giờ anh quên nhắc tới một vài bạn cũ và gặp ai anh cũng tùy trường hợp hỏi thăm tin tức về những người anh đã từng quen biết. Trong thời gian bị giam với chúng tôi, một hôm có cậu con nuôi (Trần Khánh Triệu) tới thăm anh. Và đêm hôm đó anh lại có dịp kể cho chúng tôi nghe những mẫu chuyện về tình bạn giữa anh và văn sĩ Nhất Linh ... nhưng không hề đá động gì tới cuộc đời chính trị và cách mạng của hai người. M.C.(Xuân 1964)

      (Trích dẫn theo Lời Nguyền, Nxb Phượng Hoàng, Saigon, 1966, trg 142-143)

      (*) Trích từ báo Thế Kỷ 21 số 104, December 1997, Kỳ Niệm 50 năm nhà văn Khái Hưng qua đới.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tạp Chí Văn Nói Chuyện Về Các Nhà Văn Nữ Nhiều tác giả Thảo luận

      - Thơ trích từ tạp chí THẾ ĐỨNG số 2 - Xuân Canh Tuất (1970) Nhiều tác giả Thơ

      - Những vần thơ cho người đã khuất Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Về Mẹ Nhiều tác giả Thơ

      - Bán Nguyệt San Văn Dưới Mắt Mười Một Tác Giả Nhiều tác giả Phỏng vấn

      - Thơ Tưởng Niệm Ngày 30 Tháng Tư Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Tình Ngày Valentine Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ và Câu Đối Mừng Xuân Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Tử Sĩ ở Hoàng Sa Nhiều tác giả Thơ

      - Thơ Tiền Chiến Nhiều tác giả Thơ

    3. Bài Viết về nhà văn Khái Hưng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Khái Hưng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Khái Hưng Trong Tù (Mai Chi)

      Khái Hưng (Nguyễn Vỹ)

      Khái Hưng và Trường Can Hành của Lý Bạch (Ngự Thuyết)

      Khái Hưng (Thái D. Hiểu)

      Khái Hưng, Cuộc đời và tác phẩm ... (Lê Quang Thông)

      Khái Hưng (Hoàng Trúc)

      Tưởng nhớ Khái Hưng (Nguyễn Tường Bách)

      Khái Hưng, qua nhận xét người cùng thời (Nhiều tác giả)

      Khái Hưng và Nhất Linh trong thơ Huyền Kiêu (Quốc Nam)

      Hoài Niệm (Võ Doãn Nhẫn)

      Khái Hưng (Thụy Khuê)

      Khái Hưng Trần Khánh Giư (1896-1947?): Nỗi Buồn Người Trí Thức Trong Cuộc Đổi Đời Đầy Bạo Lực, Xương Máu (Nguyên Vũ)

      Nhân Nghĩ Về Khái Hưng (Dương Nghiễm Mậu)

      Papa tòa báo (Trần Khánh Triệu)

       

      Tác phẩm của Khái Hưng

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang thơ dịch (Khái Hưng)

       Tác phẩm có trên mạng:

      Đặc Trưng, Việt Nam Thư Quán, Chim Việt Cành Nam, vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)