1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn (Nguyên Sa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-09-2014 | VĂN HỌC

      Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn

        NGUYÊN SA
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Nguyên Sa

      Cái ý tưởng văn nghệ thường trục sáng tạo, văn nghệ là sự cố gắng ngày cố gắng đêm, là tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trong suốt thời gian còn cầm bút, cố gắng mang lại cái mới là cái ý tưởng chung của nhiều người.


      Ý muốn làm cái mới, muốn mang lại tác phẩm sáng tạo đích danh, khởi đầu bằng sự nói không với dĩ vãng, với những tác phẩm đã có của những người đi trước, nói không với chính mình. Đó không phải là sự xóa bỏ toàn diện, không phải cực đoan, không phải lập dị. Có những tiếng không kỳ cục ấy, những phủ nhận phách lối như thế. Có anh phủ nhận tất cả những người đi trước để ra cái điều ta đây mới lạ. Anh khác nói không với tác phẩm của mình để biểu diễn ta đây thay đổi. Những trò vặt vãnh này không phải là văn nghệ. Nó không phải là ý muốn sáng tạo, ý muốn làm mới. Nó nặng phần trình diễn. Nó là sự trình diễn ý muốn mới làm mới, ý muốn sáng tạo chứ không phải là ý muốn sáng tạo đích thực. Ta bỏ ra ngoài các anh đó. Ta chỉ nói về những tay biết luật lệ của cuộc chơi, những kẻ có tinh thần thể thao.


      Nhiều lắm. Nói sơ đến những trường hợp quen thuộc nhất. Tự Lực văn đoàn cất tiếng lớn nói không với sự sáng tạo dĩ vãng. Phải theo mới, phải loại bỏ cái cũ, điều tâm niệm này của Hoàng Đạo không phải nhằm tới những cải cách xã hội mà còn hướng đến những đổi mới văn nghệ. Thế hệ năm mươi sáu mươi, đến lượt nó, ồn ào phủ nhận văn nghệ tiền chiến. Những người viết thời gian này cho rằng tiền chiến là lãng mạn, là không được, phải bỏ qua đi, làm kiểu khác. Lịch sử văn chương thế giới chắc cũng có nhiều lắm những đứng dậy, những chối bỏ, những xét lại tương tự. Tôi biết đại khái về văn chương Pháp, tôi nói về nó. Bạn nào biết về văn chương các nước khác, bữa nào rảnh nói thêm dùm. Phải lãng mạn, vì ý muốn làm mới, không chấp nhận lề lối quan niệm, định luật sáng tạo cửa những cổ điển Corneille, Racine, Moliere. Thi sơn rồi tượng trưng đến sau lãng mạn không bằng lòng về nền thi ca có nhiều nước mắt, có nhiều tâm sự của những lãng mạn Lamartin, Musset. Cứ thế mà tiếp tục, những tiếng không, những phủ nhận rõ rệt lắm kế tiếp nhau dõng dạc cất lên. Tả chân xã hội nói không với tả chân. Siêu thực muốn đi ra ngoài những con đường tả thực cũ kỹ ấy. Văn chương hiện sinh có những khuôn khổ sáng tạo khác với văn chương giữa hai kỳ đại chiến. Tiểu thuyết mới nói lên sự không chấp nhận quan điểm sáng tạo hiện sinh.


      Ở bên này và bên kia mặt địa cầu, trong thời đại này và trong những thời đại dĩ vãng những tiếng không dõng dạc, những đứng dậy, những chối bỏ, những xét lại là những cựa mình ghê gớm của những loài dã thú thức giấc sau một mùa Đông. Động đá lớn đã được dùng làm nơi an nghỉ vẫn được nhìn bằng một cách hàm ơn, nhưng những động tác của thân thể đã nói rõ sự rời bỏ, sự di chuyển đến mùa Xuân trước mặt. Tất nhiên chúng ta không thể nhầm được những thức giấc rời bỏ nơi trú ẩn tinh thần dĩ vãng, những tác phẩm thần thánh thờ phượng trong tuổi trẻ và những đố kỵ nhỏ nhen, những bới móc bần tiện của cái bọn mà tôi gọi là sa-đích văn nghệ. Không thể nhầm lẫn một bắt đầu mùa Xuân và những bất lực.


      Nói không với hàm ơn, để làm lại một bắt đầu, khởi lại một cuộc chơi. Văn nghệ chính là cái sự làm lại liên tục đó. Văn nghệ thật cũng như một dân tộc lớn. Tôi nhớ một cách không rõ rệt là một nhà tư tưởng nào đó đã cho rằng những dân tộc lớn thường bạc bẽo. Nó không tôn sùng lãnh tụ, không thán phục mù quáng. Vì dân tộc lớn là dân tộc không phải chỉ có một người giỏi không thay thế được. Nó phải có nhiều nhân tài. Mỗi kẻ được gọi đến để dâng hiến cho nó cái tinh túy nhất của bản thân trong một thời gian cố định rồi được nó gửi đến lời cảm tạ và mời về an nghỉ trong ngôi nhà vinh dự của danh nhân. Nhưng không thể để ở đó vĩnh viễn để nhận lấy sự thần phục mãn đời. Văn nghệ cũng thế. Cái động đá tinh thần làm bằng những tác phẩm dĩ vãng, sáng nay, trong thành phố này, đất nước buồn này, vẫn được chiếu sáng bởi những mắt nhìn âu yếm chẳng quên. Nhưng mùa Xuân đã thức giấc ở trước mặt chẳng còn cho phép sự an nghỉ kéo dài.


      Những tác phẩm sáng tạo văn học nghệ thuật của chúng ta, những năm ba mươi bốn mươi gọi là tiền chiến và những năm năm mươi sáu mươi gọi là hậu chiến là những tác phẩm tốt. Bây giờ một số anh em khác cho rằng tiền chiến là không tốt... Một số anh em khác cho rằng những năm năm mươi sáu mươi không được, chưa có tác phẩm lớn. Muốn nói thế cũng được. Cái thế sáng tạo nó bắt phải nói như thế thì cứ nói như thế đi không sao. Thỉnh thoảng nói quá đi một tý cũng không sao. Đó là cái khát vọng bùng cháy nó làm ra như thế. Những không bằng lòng về tiền chiến, về bây giờ là những ngọn roi cần thiết quất mạnh vào loài ngựa hoang trí tưởng. Nhưng những lúc suy xét bình thản tôi thấy văn nghệ tiền chiến cũng như văn nghệ những năm năm mươi sáu mươi cũng được lắm. Văn xuôi của những Vũ Trọng Phụng, Nhuyễn Tuân, Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, những tên chợt nhớ trong số lượng đông hơn nhiều vẫn là những thế giới có những cảnh sắc mà những thăm viếng lần đầu chẳng thể không làm cho xúc động khoái trá, chẳng thể không làm cho những thăm viếng kế tiếp mang lại những thích thú dịu êm. Văn vần của những Huy Cận, Xuân Diệu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương nhìn kỹ lại vẫn là những hòn đảo kỳ diệu của biển ngôn ngữ trên đó có cây xanh, có nhạc dịu, có những vết chân buồn. Anh nào muốn nói gì thì nói, tôi đã nói và còn tiếp tục bảo những cái đó tốt. Đó là sự sáng tạo. Đó là nghệ thuật.


      Tôi còn trở về đó trong nhiều lần thăm viếng. Những ngày hè dài, những đêm mưa buồn, những buổi sáng sảng khoái, tôi còn đến gõ cửa những ngôi nhà đó để uống một chén trà với tùy bút Mai Thảo, bùng cháy với tình yêu Chu Tử, lạc trong khu vườn tuổi nhỏ của Duyên Anh, nhìn ngắm thế giới giang hồ của Thụy Long, nghe một hồi chuông của Thế Nguyên, sống một phút bình dị với Thanh Nam, đọc một đoạn thơ điêu luyện của Trần Dạ Từ và cầm lấy bàn tay quen thuộc của người này người khác.


      Nhưng bây giờ vẫn phải thức giấc, vẫn phải cựa mình, vẫn phải rời bỏ cái động đá ấm áp này để đi tới một cuộc phiêu lưu mới. Vẫn phải nói không với tất cả chính mình trong những ngày tháng dĩ vãng. Không, không thể dừng lại ở đó. Không thể chấp nhận vĩnh viễn nơi trú ẩn dĩ vãng đó.


      Tôi đã nói là một số các anh em đã nói không với tiền chiến. Nhưng thật ra tiếng nói ấy, lời phủ nhận đó mơ hồ lắm, chẳng có gì là rõ rệt cả. Chúng ta vẫn nói là ra đi và vẫn nằm yên trong nơi ở mùa Đông đó. Chúng ta nói không mà vẫn có.

      Sự thể nó như thế này.

      Văn nghệ những năm năm mươi sáu mươi đã cất tiếng, mà tôi gọi là ồn ào phủ thận văn nghệ tiền chiến, nói lên ý muốn làm mới, làm khác tiền chiến. Vì ồn ào cho nên không rõ rệt. Ta hãy nghe kỹ lại những tiếng nói đó.


      Văn nghệ ở ngoài Bắc nhiều lần bày tỏ quan điểm sáng tác đối với những tác phẩm tiền chiến mà họ cho là nền văn chương tiểu tư sản hay trưởng giả, nền văn chương do thực dân tạo dựng nhằm ru ngủ, nhằm làm tê liệt mọi ý thức chính trị. Những tác giả còn đứng lại ở bên kia giới tuyến đó đều phải trải qua một giai đoạn tự phê bình, phải cất tiếng chối bỏ dĩ vãng và tác phẩm dĩ vãng của chính mình. Kết luận của những cuộc chơi kỳ cục ấy đơn giản lắm. Văn chương tiền chiến nhất định hay tất yếu là không có giá trị gì. Tác phẩm tiền chiến được sản xuất bởi một giai cấp không phải là giai cấp vô sản, trong một tình trạng kinh tế bóc lột, dưới sự bảo trợ gián tiếp của một chế độ chính trị đế quốc, thực dân cho nên bắt buộc không thể hay được. Do đó phải phủ nhận, phải loại bỏ. Cái quan niệm này đại khái cũng giống cái quan niệm của một anh sa-đích ở đây là người nào sung sướng bắt buộc viết văn không thể hay được. Đó là những loại định luật văn nghệ đơn giản đến mức độ lố bịch. Đó là những lời nói bừa, nói láo mặc lấy bộ áo định luật văn nghệ. Chẳng biết các anh nghĩ gì về cái nền văn nghệ hiện thực xã hội, chứ riêng tôi, tôi nói thực, tôi không lấy làm khoái. Chẳng phải vì ở trong khung cảnh xã hội này cần tỏ ra ta đây có lập truờng. Với văn nghệ cái chuyện lập trường lập chiếc cũng nhạt nhẽo lắm. Nhưng tôi không thích một cách tổng quát bất cứ anh nào tin tưởng một cách chắc nịch là mình nắm vững chân lý. Chỉ có chân lý của nó mới là chân lý. Tôi không khoái tất cả những anh nào muốn người sáng tạo phải tuân theo những tiêu chuẩn rõ rệt, phải áp dụng đúng cái nguyên tắc được coi là thần thánh. Cái trò đó làm tê liệt hết tất cả, hỏng cả. Sáng tạo hóa ra học trò tốt. Văn chương hóa ra bài luận mẫu. Phan Khôi, trong những hoàn cảnh khó khăn lắm đã bất bình với cái kiểu ra đề hạn vận. Cho nên tôi không khoái cái anh hiện thực xã hội vì nó muốn bắt người khác phải yêu cái mà nó yêu, phải ghét cái mà nó ghét, phải sáng tác theo đường lối nhất định. Tác phẩm tiền chiến hay nhưng ở ngoài đường lối cho nên hoá ra dở, phải phủ nhận. Đó là cái quan niệm phổ biến của nền văn nghệ ở phần đất bên kia.


      Các nhà văn nghệ của chúng ta ở đây, nhiều lân, nhiêu người, từ lúc còn sinh thời tác giả Bướm Trắng đã lớn tiếng nói không với nền văn nghệ tiền chiến. Cái lý do thúc đẩy các nhà văn thơ ở đây phủ nhận tiền chiến như đã nói là một lý do đẹp: cái tham vọng muốn làm mới nghệ thuật. Nhưng thế hệ năm mươi sáu mươi đã nói không với tiền chiến ở với khoản nào, về cái vấn đề nào. Các anh em này chê tiền chiến ở cái chỗ nào. Cái điều này quan trọng lắm. Cũng như tục ngữ đã nói là hãy cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai, ta có thể nói cứ nhìn thế hệ năm mươi sáu mươi chê tiền chiến ở điểm nào ta sẽ ngó thấy nó đi về phía nào. Thế hệ năm mươi sáu mươi chê tiền chiến nhiều nhất ở một điểm: tính chất lãng mạn của văn chương tiền chiến.


      Người làm lịch sử văn học nghệ thuật, nhờ cái khoảng cách thời gian cần thiết mà nó sẽ có được, sẽ bình tĩnh hơn, sẽ trả lời đúng đắn hơn ở câu hỏi này: văn chương tiền chiến có phải là một nền văn chương lãng mạn hay không. Với tôi, tôi cho rằng văn chương tiền chiến không thể là văn chương lãng mạn. Văn chương tiền chiến không phải chỉ gồm có Tự Lực văn đoàn. Người làm văn nghệ không thể nhìn lịch sử văn chương qua chương trình chính thức của Bộ Giáo Dục. Người "một mình một ngựa", tác giả Số ĐỏGiông Tố, nhất định không phải là lãng mạn. Những người biết sáng tác và biên khảo trong nhóm Hàn Thuyên rõ rệt, với một lập trường tư tưởng bày tỏ bằng chữ viết, không thể xếp vào nhóm lãng mạn. Và lãng mạn là gì. Các nhà văn của thế hệ năm mươi sáu mươi khi đồng hoá tiền chiến với lãng mạn để đả kích đã chỉ nói một cách lờ mờ. Những nhà văn tiền chiến được kể là lãng mạn chỉ vì họ nói với tình ái, chỉ vì văn chương của họ "ướt sũng nước mắt". Trong lịch sử văn chương Pháp thành ngữ "ướt sũng nước mắt" cũng đã được các nhà sáng tác đến sau lãng mạn dùng để nhắm tới những Lamartine, những Musset. Nhưng phái văn chương được gọi là lãng mạn trong lịch sử văn chương của các nước xa xôi kia không phải chỉ có hai đặc điểm là ái tình và buồn bã. Những tác phẩm của phái lãng mạn về thơ, về kịch, về tiểu thuyết, về phê bình văn học không phải chỉ là sự xúc động tình cảm trữ tình. Có những cái đó nhưng không phải chỉ có những cái đó. Và lãng mạn V. Hugo không giống lãng mạn Lamartine, lãng mạn Vigny khác xa lãng mạn Chateaubriand. Nỗi buồn trong Stello, La maison du berger rõ rệt không có dấu vết của nỗi buồn vô cớ của một René. Tác phẩm của các nhà văn thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn mang một số dấu vết đáng kể của nền văn chương lãng mạn Pháp nhưng tác phẩm mồ hôi nước mắt của những Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Xuân Diệu, không thể gói ghém trong cái túi gọn gàng dán nhãn "lãng mạn tiền chiến".


      Phản ứng của nhà văn thế hệ năm mươi sáu mươi, ở đây nói lên mấy điều. Sự khát khao sáng tạo làm cho vội vã, làm giản lược nhãn quan phán xét, làm sự phủ nhận thiếu vững chắc.


      Nhưng những điều đó không quan hệ. Đứng về phía những người phủ nhận tiền chiến tôi có thể đưa ra một lô lý luận. Chúng tôi không làm công việc nghiên cứu văn học sử cho nên không cần nêu chi tiết này nọ. Chúng tôi chỉ nhìn vào những điểm chính. Điểm chính yếu cửa lãng mạn là gì nếu không là sự xúc động quá mãnh liệt, sự trữ tình bi thảm hóa. Và tiền chiến không phải chỉ có Tự Lực Văn đoàn trữ tình, biết rồi, nhưng đó là cái nhóm nổi bật với dư luận cho nên chúng tôi tập trung hỏa lực vào đó, để bầy tỏ ý tưởng đối mới.

      Biện luận như thế hay biện luận khác đi, không sao. Cứ cho là được đi. Bởi vì cái then, cái chốt của vấn đề là ở đây.


      Các nhà văn thế hệ năm mươi sáu mươi chống đối tiền chiến chỉ ở một điểm căn bản. Là không chấp nhận cái lãng mạn của văn chương tiền chiến. Sáng tác lãng mạn, với chúng tôi, là không được. Trữ tình là không được. Tình ái là không được. Như thế tức là còn nhiều cái được lắm. Chúng tôi chỉ chống sự lãng mạn. Chúng tôi chỉ chê văn chương lãng mạn. Tức là chúng tôi có thể làm văn chương hiện sinh. Chúng tôi có thể làm văn nghệ dấn thân. Chúng tôi có thể làm tiểu thuyết mới.


      Đó là sự buồn bã ghê gớm của thế hệ năm mươi sáu mươi. Tiền chiến buồn bã bấy nhiêu thì chúng ta buồn bã bấy nhiêu.

      Bởi vì những động đá trú ẩn.


      Tiền chiến và năm mươi sáu mươi vẫn là những nền văn nghệ trú ẩn trong những động đá kiên cố. Vẫn là những nền văn nghệ bình an và kỹ lưỡng. Bây giờ chúng ta phải rời bỏ những vùng trú ẩn ấm êm đó. Phải rời bỏ những nền văn nghệ động đá ấy.


      Chứ còn gì nữa. Chúng ta chưa thực sự yêu mến cái mới. Chúng ta chưa thực sự sáng tạo. Tiền chiến và năm mươi sáu mươi đều thế cả. Chúng chỉ yêu mến cái mới được chấp nhận. Chúng ta chỉ sáng tạo trong khuôn khổ. Cũng như những người thực tiễn chấp nhận cái thước kiểu mẫu cất ở tòa nhà vùng Sèvres, độ không của kinh tuyến chạy qua làng Greenwich, những tiêu chuẩn để đo lường nghệ thuật của chúng ta cũng được sản xuất từ phía bên kia địa cầu. Khoa học thì nó phải phố quát. Được rồi. Chúng ta đo bằng thước căn theo cái thước của ngôi nhà Breteuil, ở Sèvres, được rồi. Chúng ta lấy ngôi làng Greenwich ở gần thành Luân Đôn làm kinh tuyến khởi điểm, đồng ý. Nhưng văn chương như thế thì buồn quá. Buồn lắm. Không thể lấy Bắc Kinh hay Trùng Khánh, Đông Kinh hay Hương Cảng làm khuôn vàng thước ngọc. Cũng không thể lấy Ba Lê, Luân Đôn, Nữu Ước hay Thụy Điển.


      Cảnh buồn bã thê thảm như thế này.


      Những người làm văn học nghệ thuật đi trước chúng ta một hai giáp đó đã trú ẩn trong những trường phái văn nghệ sáng tạo bởi người khác, đã lấy những phương thức nghệ thuật sáng tạo bởi những người làm văn nghệ khác làm phương hướng sáng tạo. Ở một chỗ nào đó xa đây, có lãng mạn thì chúng ta có lãng mạn. Chateaubriand có "tristesse sans cause" thì tiền chiến có "buồn vô cớ". Tây phương có tả chân thì Trương Tửu có tả chân. Tây phương có tượng trưng thì Bích Khê có tượng trưng. Tây phương có siêu thực thì chúng ta với Nhuyễn Xuân Sánh có Xuân thu nhã tập.


      Đó là văn nghệ trú ẩn. Đó là sự sáng tạo trong cái khuôn sáng tạo đã được sáng tạo bởi những người làm văn học nghệ thuật khác. Đó là sự làm mới trong kích thước của cái mới đã được mang lại bởi những người làm văn học nghệ thuật không phải là chính mình.


      Bây giờ, chúng ta tiếp tục cái truyền thống văn chương trú ẩn, văn chương bình an trong động đá đáng tiếc đó. Chúng ta nói không với tiền chiến, biết rồi. Chúng ta sáng tác khác với tiền chiến, chưa chắc nhưng có thể lắm. Nhưng cái truyền thống văn chương trú ẩn còn nguyên vẹn. Chúng ta đã làm những gì trong năm năm mươi sáu mươi này. Lúc thì tôi nghe nói nhà văn đang lên này hiện sinh ghê lắm. Khi thì tôi thấy cây viết kia ra cái điều dấn thân. Gần nhất, có người manh nhà sáng tạo theo lối tiểu thuyết mới. Những người làm văn học ở ngoài kia đi đều bước trên con đường sáng tạo hiện thực xã hội. Buồn quá. Ở bên Nga người ta hiện thực xã hội thì những người sáng tạo đồng bào ta cũng hiện thực. Ở bên Pháp, Sartre ném ra cái văn chương hiện sinh thì chúng ta vội vã hiện sinh. Văn chương dấn thân được bày ra chúng ta vội tôi dấn thân bạn tôi dấn thân nhóm tôi dấn thân. Trong khuôn khổ của văn chương hiện sinh, văn nghệ dấn thân, tiểu thuyết mới hay lãng mạn, tả chân, siêu thực, hiện thực của xã hội chúng ta có làm đúng sách vở thánh truyền hay không tôi xin nhường lời cho các bạn quan tâm đến ngành tỷ giảo văn học. Tôi chỉ muốn nói như thế này. Khi tự nhận rằng mình là hiện sinh hay dấn thân những người viết của ta có sáng tác đứng đắn trong khuôn khổ lý thuyết văn nghệ của các trường văn học đó hay không hay cũng chỉ học vội làm dối đây một câu buồn nôn, kia một câu phi lý để ra cái điều hiện sinh còn toàn thể tác phẩm không có gì phù hợp với lý thuyết văn nghệ đó.


      Trong cái xứ sở yêu mến chuộng đồ ngoại hoá này nhiều khi cái nhãn làm nhầm lẫn thực chất. Nếu viết văn mà anh không tương vào đó vài câu triết lý vớ vẩn thì ba cái triết lý ăn đong lại lên mặt kêu dễ hiểu. Nó khỉ thế đấy. Nhưng cái khía cạnh này của vấn đề không phải là trọng tâm của bài văn này. Tôi muốn đi xa hơn. Tôi muốn nói rằng ngay như chúng ta viết đúng khuôn khổ sáng tạo của hiện sinh, của dấn thân của tiểu thuyết mới hay của tả chân của lãng mạn, siêu thực hay hiện thực xã hội thì đó cũng chưa phải là sáng tạo đích danh. Đó vẫn chỉ là sáng tạo trong khuôn khổ sáng tạo không do ta thiết lập. Đó vẫn chỉ là làm mới trong khuôn khổ của một cái mới đã có. Cái mới của ta do đó vẫn chỉ là cái mới đã có trong một kích thước nhỏ bé. Ta vẫn chỉ sáng tạo ra cái đã sáng tạo ra rồi trong một hình thức khác. Đã nói thì nói cho hết. Ta chỉ là những người học trò tốt. Bởi vì cam chịu nền văn chương trú ẩn. Bởi vì chấp nhận nằm trong hang đá bình an. Khi tạp chí Đất Nước số 1 được in xong, chúng tôi, Thế Nguyên, Thảo Trường, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Long Vân, Nguyễn Trọng Văn và tôi, trong một bữa tối mưa gặp nhau trong một cuộc ăn nhậu tốt lắm để bàn về chủ đề số 2 của Đất Nước.


      Chủ đề này được đưa ra. Chúng tôi cố gắng bẻ gẫy nó trước khi chấp nhận nó. Như thế có phải là một loại chủ nghĩa quốc gia cực đoan không? Như thế có phải là mặc cảm tự ty không? Bây giờ phương tiện giao thông mau lẹ. Sản phẩm văn học nghệ thuật cũng như những phát minh khám phá khoa học một khi đã hình thành, đã phổ biến không còn thuộc về những quốc gia nào nữa. Ta có thể yên lòng sáng tạo trong khuôn khổ lý thuyết văn nghệ của bất cứ nbơười cầm bút nào tìm ra. Được không?


      Chúng tôi đã lần lượt tìm kiếm cùng nhau những giải đáp cho những thắc mắc lớn nhỏ.


      Không, tuổi trời mà chúng ta mang trên vai, những ngày tháng hào hứng và chán nản, hân hoan và thống khổ, tin tưởng và hoài nghi trên đất nước này trong ngành sinh hoạt văn nghệ này, những mặc cảm đã bỏ đi nhiều lắm. Những cái nhìn phóng ra bốn phía, những cuộc tiếp xúc với những đất đai khác, ý thức rõ rệt về những cái tương quan chính trị của thế giới hiện tại, cái vị trí đau xót của nước ta, chúng tôi chẳng thể đi vào cái pháo đài cũ kỹ của chủ nghĩa "sô vanh" (chauvinisme). Và chúng tôi ý thức một cách đau xót rằng dù có muốn cũng không được. Trong cái hoàn cảnh viện trợ này, cái hoàn cảnh chiến tranh này, cái hoàn cảnh phân chia thế giới vì cái địa vị vệ tinh chầu rìa này mà nói đến quốc gia cực đoan bế quan tỏa cảng là một chuyện khôi hài nhằm giải tỏa một mặc cảm, phản ảnh một bất lực thảm hại. Nếu không phải là một mánh lới chính trị nhằm đưa dư luận rẽ sang một lối khác để lãng quên những ngột ngạt trước mặt. Dân tộc, chúng tôi yêu lắm chứ. Biết cầm bút chúng tôi biết nhục lắm, những nhục nhã dân tộc ta đang gánh chịu, biết ao ước những mơ ước dân tộc đang ước mơ, biết hãnh diện niềm kiêu hãnh của đại thể. Bởi thế, chúng tôi khao khát lắm những công trình văn chương khoa học không phải chỉ làm cho tác giả của nó mãn nguyện mà còn làm cho mỗi đồng bào của tác giả ấy, trong số có chúng tôi, được ngẩng đầu cao. Nhưng chúng tôi đã nhìn thấy nhiều quá những xử dụng bừa bãi hai chữ dân tộc chẳng biểu lộ gì hơn cái vỏ sò bất lực. Dân tộc, trong văn hoá, không phải là cái áo cũ ta khoác lên cơ thể để từ chối mọi tiến bộ, mọi đổi thay. Mà phải là sự đóng góp liên tục vào cái gia tài đã có. Bởi vì dân tộc không phải là một khái niệm tĩnh và bất biến, không phải chỉ gồm cái đã có mà còn bao gồm cái đang có cái sẽ có. Văn hoá dân tộc là cái được liên tục làm thành chớ không phải là định mệnh chớ không phải là cái loại ý tưởng có sẵn trong một thế giới chẳng hạn như linh-tượng-giới kiểu Platon. Không biết các anh em khác trong tạp chí Đất Nước nghĩ thế nào về các vấn đề văn hoá dân tộc, còn riêng tôi, tôi chấp nhận nó. Chấp nhận trong cái viễn tưởng "động", chấp nhận nền văn hóa dân tộc hàm chứa sự tiến bộ, sự đổi mới không ngừng chớ không như định mệnh chết cứng một vỏ sò tù hãm.


      Cho nên không có mặc cảm, không có vấn đề quốc gia cực đoan, không có vấn đề bế quan tỏa cảng văn hóa.


      Còn cái sự sản phẩm chung của nhân loại nghe cũng được. Tác phẩm văn học và khoa học một khi đã thành hình trở thành sản phẩm của nhân loại. Cũng đúng lắm, chúng ta dạy cho con em chúng ta khoa học của những Pasteur, những Einstein. Từ mười hai năm nay tôi vẫn nói với những người tuổi trẻ về những toán học của Euclide và toán học phi-Euclide của những Riemann, những Lobatchevsky, những vật lý học của Heisenberg, những Niels Bohr, những sinh vật học của Rostand. Văn học nghệ thuật cũng thế. Người bạn này gửi vào những cặp mắt kinh ngạc khoái trá ở lớp học này và giảng đường kia của những tác phẩm kịch của Shakespear, Molière, Racine, truyện ngắn của Daudet, thơ của Bạch Cư Dị, Hugo, Claudel hay Valéry. Đúng, những tác phẩm đó không phải chỉ được giảng dậy ở những quê hương của tác giả. Nhưng đó là cái vấn đề truyền giảng chớ không phải là vấn đề sáng tạo. Chúng ta, khi làm công việc cố gắng sáng tạo văn học nghệ thuật không thể đứng trên cái vị trí của nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học thế giới, mà đứng trên vị trí của người làm nghệ thuật. Chúng ta không thể lý luận như còn đứng ở những trên vị trí kia. Lý thuyết văn nghệ của người nào là của người ấy. Lề lối sáng tạo, quan điểm nghệ thuật của người nào là của người nấy. Không thể cả ngày cứ ngồi chờ xem văn học nghệ thuật các nước khác đưa ra ý kiến sáng tạo nào mới lạ, cái lý thuyết văn nghệ nào hay hay là đọc cho mau, áp dụng cho lẹ trước các anh em. Người ta hiện sinh thì mình hiện sinh, người ta hiện thực thì mình hiện thực, người ta dấn thân thì mình dấn thân. Thôi không chơi cái trò này nữa. Nhớn rồi. Hãy rời bỏ những vùng trúí ẩn cũ. Hãy rời bỏ những động đá cần thiết cho mùa Đông nhưng tù hãm lắm, tê liệt lắm.


      Rời bỏ nền văn chương trú ẩn, khuôn thước, rời bỏ động đá bảo trợ vững vàng. Đi đâu? Chưa biết.


      Đó là cuộc phiêu lưu. Có thể trước mặt sẽ là sự khám phá thần thánh. Có thể là sự gục ngã. Gục ngã vì dại khờ. Gục ngã vì điên loạn. Nhưng trong văn nghệ, cũng như trong tình ái, chẳng thà gục ngã trong dại khờ còn hơn sống mãi trong khôn ngoan. Chết ở chân trời thử thách, chết trong cuộc phiêu lưu còn hơn sống mãi tầm gửi trong động đá trú ẩn êm ấm.


      Nguyên Sa

      Tạp chí Đất Nước số 2 tháng 12, 1967

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Thơ Trần Văn Nam Nguyên Sa Nhận định

      - Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn Nguyên Sa Nhận định

      - Đọc thơ Viên Linh Nguyên Sa Khảo luận

      - Phạm Duy với ngàn lời ca Nguyên Sa Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà thơ Nguyên Sa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyên Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Nguyên Sa Và Phái Đẹp (Nguyễn Thị Thu Trang)

      Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)

      Thơ ở Nguyên Sa (Du Tử Lê)

      Đọc lại Sân Bắn của Nguyên Sa (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’ (Vũ Đình Trọng)

      Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ (Đỗ Long Vân)

      Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư (Bùi Tiên Khôi)

      Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa (Phạm Quốc Bảo)

      Nguyên Sa (Vĩnh Phúc)

      Nguyên Sa (Võ Phiến)

      Lục Bát Bí Ẩn Trong Thơ Nguyên Sa (Trần Văn Nam)

      Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi Ca (Trần Văn Nam)

      Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp)

      Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên (Ngô Thụy Miên)

      Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Du Tử Lê)

      Nguyên Sa (Tạ Tỵ)

      Nguyên Sa (1932-1998) (Thụy Khuê)

      Nguyên Sa, Nhà Báo, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyên Sa, “Cuộc Hành Trình Tên Là Lục Bát”

      (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nguyên Sa  (Khánh Phương)

       

      Tác phẩm của Nguyên Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)

      Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn (Nguyên Sa)

      Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)

      Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)

      Thơ Nguyên Sa (luanhoan.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)