1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phê Bình Văn Học dưới chế độ cộng sản (Nguyễn Hưng Quốc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-07-2013 | VĂN HỌC

      Phê Bình Văn Học dưới chế độ cộng sản

        NGUYỄN HƯNG QUỐC
      Share File.php Share File
          

       


       Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc

      Sau năm 54, miền Bắc thừa hưởng hầu như trọn vẹn những tài năng kiệt xuất nhất về phê bình văn học của giai đoạn 30-45: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Trần Thanh Mại... trong đó, không thể nghi ngờ, hai người đầu, Hoài Thanh và Vũ Ngọc Phan là những thiên tài, một người cực kỳ nhạy bén về thơ và một người cực kỳ tinh tế về văn. Đến nay, trong hai lãnh vực này, người ta có thể viết khác, viết hay hơn nhưng chưa ai có được một công trình nào đồ sộ và nguy nga hơn họ.


      Từ năm 54, ở miền Bắc, xuất hiện một số người viết phê bình mới, đáng kể nhất là Lê Đình Kỵ với Đường vào thơ (1969) Sáng mắt sáng lòng (1979); Phan Cự Đệ với Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật (1971), Tác phẩm và chân dung (1984); Hà Minh Đức với Nhà văn và tác phẩm (1971), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (1977); Nhị Ca với Từ cuộc đời vào tác phẩm (1972), Dọc đường văn học (1977)…


      Từ năm 1975 lại xuất hiện thêm một số người viết phê bình mới: Phong Lê với Văn và Người (1976); Nguyễn Đăng Mạnh với Nhà văn, tư tưởng và phong cách (1979, tái bản 1983); Đông Hoài với Nhận thức và thẩm định (1983); Nguyễn văn Hạnh với Suy nghĩ về văn học (1979); Thiếu Mai  với Thơ, những gương mặt (1982); Nguyễn Nghiệp với Mấy suy nghĩ, một tấm lòng (1978); Nguyễn Xuân Nam với Thơ, tìm hểu và thưởng thức (1985); Mai Quốc Liên với Nhà thơ. cơn bão và những cánh hoa (1979); Lê thị Đức Hạnh với Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (1979); Ngô Thảo với Từ cuộc đời chiến sĩ (1979); Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn (1980) và Bước đầu đến với văn học (1986); Lại Nguyên Ân với Văn học và phê bình (1984); Trần Đình Sử với Thi pháp thơ Tố Hữu (l987)…


      Ngoài ra, còn một số người khác viết khá nhiều bài phê bình đăng rải rác trên báo chí nhưng chưa có tác phẩm riêng: Vũ Quần Phương, Hồng Diệu, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn văn Long, Mã Giang Lân, Tôn Phương Lan... Một số nhà văn, nhà thơ ở miền Bắc có thói quen thỉnh thoảng viết lý luận hay phê bình văn học. Có thể kể mấy người chính đã có tác phẩm phê bình được xuất bản: Nguyễn Đình Thi với Mấy vấn đề về văn học (1956); Xuân Diệu với Công việc làm thơ (1984); Chế Lan Viên với Suy nghĩ và bình luận (1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1982), Ngoại vi thơ (1988); Hoàng Trung Thông với Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)…



            Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Một cái nhìn tổng quan như vậy, cho thấy, ở miền Bắc, số lượng những người viết phê bình không phải ít. Có lẽ khoảng 30 người vừa chuyên nghiệp vừa bán chuyên nghiệp. Trong họ, một vài kẻ có tham vọng lớn, chẳng hạn Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đang theo đuối công trình Nhà văn Việt nam dự định gồm nhiều tập, đã xuất bản được tập 1 (1979) và tập 2 (1983). Có điều, đây không phải là những người có tài. Xuất sắc hơn cả trong những người viết phê bình văn học tại Việt nam hiện nay là hai người: Nguyễn Đăng Mạnh và Lại Nguyên Ân. Cả hai đều có thiên hướng nghêng về văn xuôi hơn thơ. Nguyễn Đăng Mạnh cảm thụ tinh, cách viết bay bướm. Lại Nguyên Ân phân tích sắc, cách viết chặt chẽ.


      Đặc điểm đáng để ý nhất trong sinh hoạt phê bình dưới chế độ cộng sản là, thứ nhất, giới phê bình càng ngày càng chán nản và dần dần hoặc bỏ cuộc hoặc nghiêng sang lãnh vực nghiên cứu. Sớm nhất, ngay từ sau năm 54, là Vũ Ngọc Phan, Trương Chính và Trần Thanh Mại. Vũ Ngọc Phan đi hẳn vào ngành sưu tập văn học dân gian. Trương Chính nghiên cứu về văn học cổ điển Trung quốc. Trần Thanh Mại thỉnh thoảng mới viết ít nhiều về văn học cổ điển Việt nam.


      Tiếp tục phê bình, may chăng, có Hoài Thanh, nhưng mặc dù đóng kịch giỏi, Hoài Thanh vẫn viết phê bình một cách ngượng ngùng, hết sức uể oải, có khi còn hậm hực nữa là khác: ông viết ít và hoàn toàn không còn cái ngây ngất như hồi trước. Trong bộ Tuyển tập Hoài Thanh gồm hai tập, dày ngót 1000 trang, được xuất bần vào năm 1982, người ta đếm thấy, về văn học Việt nam hiện đại, chỉ có vẻn vẹn 19 bài: một con số khiêm tốn chỉ tương đương với số lượng bài viết của chính Hoài Thanh trong vòng một tháng, tháng 10 năm 41, lúc ông đang biên soạn quyển Thi nhân Việt nam. Những người khác cũng tương tự. Trên báo Nhân Dân ngày 14-9- 1986, Trần Bảo Hưng ghi nhận: "… một số cây bút bắt đầu có vi trí hoặc là ngừng viết hoặc chuyển sang lãnh vực khác, phê bình văn học chỉ còn là nghề tay trái".


      Đặc điểm thứ hai, dù có tài hay không có tài, mọi nhà phê bình dưới chế độ cộng sản đều có thái độ hao hao như nhau: lương thiện nhất là dè dặt, tệ hại nhất là nịnh hót, thường thường thì như Huỳnh Như Phương viết trên tạp chí Văn Học số tháng 2-1986: "Do tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý mà sự khen chê đôi khi bi quy định bởi những nguyên nhân ở ngoài văn học: vị trí xã hội của người được phê bình, tình cảm cá nhân, sự thù tạc". Nhận xét này trước đó đã được Hà Xuân Trường nêu lên, một lần trên báo Nhân Dân ngày 6-8-1985: "Hầu như nhiều bài báo chỉ làm nhiệm vụ 'giới thiệu' khen chê bàng bạc. Không khí nể nang, né tránh vẫn là không khí bao trùm trong phê bình"; một lần khác, trong quyển Văn học, cuộc sống, thời đại xuất bản năm 1986: "Sự né tránh, nể nang đến mức nhiều bài gọi là phê bình, nhưng vô thưởng, vô phạt, gượng gạo" (tr. 119)


      Hai đặc điểm trên dẫn đến hậu quả là nền phê bình văn học dưới chế độ cộng sản luôn luôn ở trong tình trạng què quặt, khập khiễng, hay nói như Trần văn Giàu là chưa bao giờ thực sự thành hình. Trên tuần báo Văn Nghệ số ra ngày 19-9-1987, Trần văn Giàu viết, cay đắng: "… làm sao mà đánh giá được 42 năm văn học cách mạng kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội?… Vì không ai biết suốt 42 năm chúng ta viết những gì có tính chất và có giá trị văn học... vì cho dù biết phần lớn các tác phẩm đi nữa, ta từ trước đến nay thiếu phê bình, thiếu phê bình phê bình (critique de la critique).  Chúng ta (trong đó có tôi) "khen chê" để mà cổ vũ cho nhau, để "bợ" người trên, tính toán lợi ích cá nhân, lắm khi để 'nhận xét' độc đoán mà không cho phép cãi lại: nghĩa là không làm phê bình văn học thật sự".


      Nhận xét ấy xuất phát từ miệng một cán bộ nghiên cứu trung kiên với đảng không thể là một sự bịa đặt hay vu khống. Sư thực, nếu không như thế, chắc chắn còn tệ hại, thê thảm hơn thế.


      Nguyên nhân vì sao? Trên báo Nhân Dân ngày 14-9- 1986, Trần Bảo Hưng viết: "Nguyên nhân có thể có nhiều, cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng trách nhiệm chính vẫn là bản thân đội ngũ những người làm công tác lý luận phê bình và những cơ quan có chức năng tổ chức, chỉ đạo công tác này".


      Không phải. Không thể bắt người ta phải chịu trách nhiệm về giọng nói ngọng nghịu của họ khi họ bị bắt buộc phải nói dối. Không thể bắt Hoàng Ngọc Hiến phải chịu trách nhiệm về thái độ câm lặng dai dẳng của ông sau khi bài viết trung thực và đầy dũng khí của ông đã bi bóp chết. Nguyên nhân là ở cái gì khác, rộng lớn và sâu xa hơn: nó hệ tại ở những quan điểm phê bình văn học sai lầm và thô bạo của cộng sản; nó nằm trong bộ máy kiểm soát văn học hà khắc của cộng sản. Chính cái quan điểm và bộ máy ấy cấm cản không cho Vũ Ngọc Phan tiếp tục viết phê bình, khiến cho Hoài Thanh trở thành một kẻ giáo điều, giả dối, khiến cho một người không thể nói là không có tài như Nguyễn Đăng Mạnh phải vừa viết vừa thấp thỏm, ngó quanh.


      Cộng sản chỉ chấp nhận một phương pháp phê bình văn học duy nhất: Phương pháp này loại trừ phần lớn khả năng cảm thụ thẩm mỹ của người phê bình. Nó bắt người phê bình phải nhìn nhận tác phẩm không phải như cái mình cảm thấy mà như cái đảng yêu cầu. Phan Cự Đệ viết, phương pháp phê bình ấy "yêu cầu nhà phê bình phải nâng cao tinh thần phụ trách trước nhân dân, phải xuất phát từ thực tiễn quá trình sáng tác văn nghệ, từ yêu cầu của cách mạng, của quần chúng đông đảo mà đánh giá tác phẩm chứ không nên xuất phát từ những cảm hứng chủ quan, yêu ghét cá nhân một cách tùy tiện" (88).


      Trong bài Về phê bình văn học đăng trên tuần báo Văn Nghệ số ra ngày 12-12-1969, Trường Chinh khẳng định nội dung phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa như sau: "… phê bình là một phương thức chỉ đạo cụ thế của đảng trong lĩnh vực văn nghệ, phê bình là vũ khí bảo vệ đường lối văn nghệ của đảng, một hình thức giáo dục tư tuởng, tình cảm, giáo dục thẩm mỹ và nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân".


      Theo tinh thần của phương pháp phê bình hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhà phê bình, dù muốn hay không, cũng trở thành một cán bộ tuyên huấn của đảng, một tên gác dan cua đảng trong lãnh vực văn chương và tư tưởng. Với vai trò đó, điều kiện đầu tiên đối với nhà phê bình không phải là khả năng thẩm mỹ mà là khả năng tuân thủ những nguyên tắc. Không phải ngẫu nhiên mà vai trò phê bình văn học, dưới chế độ cộng sản, phần lớn đều lọt vào tay những cán bộ lãnh đạo văn hóa, văn nghệ. Chính họ, những cán bộ lãnh đạo văn hóa văn nghệ ấy, chứ không phải các nhà phê bình chuyên nghiệp, có thẩm quyền trong việc khẳng đinh hay phủ định giá tri một tác phẩm văn học. Trên báo Sài gòn Giải Phóng ngày 13-3-1988, V.N. viết: "Lâu nay, không ít trường hợp cấp ủy đảng và chính quyền can thiệp trực tiếp vào việc đinh đoạt số phận một tác phẩm văn học nghệ thuật. Cũng có khi ý kiến cá nhân của một vị lãnh đạo ở trung ương hay ở địa phương được coi như một phán quyết chung khảo về một vấn đề văn học nghệ thuật nào đó". Nhận định trên còn có điểm thiếu thật nhà: hành động can thiệp hay phán quyết thô bạo của cấp lãnh đạo đảng cộng sản đối với các hiện tượng văn học nghệ thuật không phải chỉ "đôi khi" mà là thường xuyên, không phải chỉ "không ít trường hợp" mà là luôn luôn, phổ biến. Dưới hình thức này hay hình thức khác. Với mức độ này hay mức độ khác.


      Phê bình, trên nguyên tắc, là đối thoại. Nhưng khi việc phê bình gắn liền với quyền lực, trở thành ưu thế của những kẻ có quyền lực, việc phê bình, nói như Hoàng Ngọc Hiến, là một thứ "khẩu khí áp đặt": "người nói, người viết chưa thực sự tôn trọng người nghe, người đọc. Do đó, những ý kiến của mình bao giờ cũng khẳng định một cách tuyệt đối, dùng mọi thứ quyền uy để khẳng định và áp đặt, không tìm cách thuyết phục bằng kiến thức, bằng sư chứng minh, bằng sự uyển chuyển và phép biện chứng của tư duy" (89).


      Mạnh bạo và gay gắt hơn Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, trên báo Quân Đội Nhận Dân ngày 11-7-1987, viết một bài rất hay nhan đề là "Mấy ý kiến về phê bình văn học". Mở đầu bài viết, Lại Nguyên Ân nhận định, trong nền văn học cộng sản, thực sự không có nền phê bình chuyên nghiệp: "… công việc phê bình văn học trở thành lĩnh vực đặc trách của các cán bộ làm công tác quản lý văn nghệ và những văn nghệ sĩ giữ các chức vụ lãnh đạo các đoàn thể, các cơ quan văn nghệ. Tổ chức và chỉ đạo, tổng kết và đánh giá, định hướng và uốn nắn, chủ yếu là về tư tưởng xã hội chính trị của tác giả và tác phẩm, đó thường là những mục tiêu được chú ý trước tiên của loại phê bình này!

      Dĩ nhiên, bên cạnh đó, vẫn có loại phê bình thông thường: điểm sách, bình thơ, giảng văn, phân tích đặc sắc của một tác phẩm, giá trị của một tác phẩm. Nhưng loại phê bình này không mấy khi tạo nên được những tác động thật mạnh trong khí hậu văn học chung mặc dù chúng ta cũng đã có một số nhà phê bình được công chúng tín nhiệm và trân trọng".


      Phân biệt hai loại phê bình như vậy chỉ là một sự phân biệt có tính chất hình thức. Lại Nguyên Ân đi xa hơn, từ đó, ông phân biệt, tại Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, có hai loại phê bình: loại "phê bình quyền uy" và loại "phê bình xu phụ". Loại "phê bình quyền uy" thuộc thành phần trên, thành phần cán bộ lãnh đạo và quản lý. Loại "phê bình xu phụ" thường xuất hiện ở thành phần dưới, thành phần có chút trí thức nhưng thiếu quyền lực và lại thèm thuồng được hưởng chút ơn "mưa móc" của những kẻ có quyền lực.


      Về loại "phê bình quyền uy", Lại Nguyên Ân viết:

      "Được phát ngôn như là những kết luận bất di bất dịch của những người quản lý nền văn học, thứ phê bình quyền uy này như là muốn dứt khoát "đóng đinh" những nhận xét, những luận điểm nhất định lên các hiện tượng, các vấn đề văn học. Tranh cãi và thảo luận thật sự trở nên rất khó khăn, nếu không muốn trở thành hình thức. Chân lý không nảy sinh trong tranh cãi khi nó đã dứt khoát thuộc về ý kiến của ai có chức vụ cao hơn: luận điểm 'không có bi kịch' đã ra đời và tồn tại được một thời gian chính là trong một khí hậu như thế. Mà đây lại chỉ là một tong số không ít các ví dụ. Đôi khi vẫn có tranh cãi và thảo luận nhưng chỉ có những người phê phán lên tiếng, còn người bị phê phán thì không được phép đăng ý kiến trả lời".


      Về loại "phê bình xu phụ", Lại Nguyên Ân viết:

      "Bên cạnh những ý kiến quyền uy lại nảy sinh những ý kiến phê bình xu phụ, nó nghe ngóng xem ý kiến của cấp trên ra sao để lựa lời viết tâng công hay lập công, nó tạo ra một loạt những công thức-bẫy, dùng để đánh bẫy những ai vì nói hớ mà phạm phải những kiêng kỵ, ví dụ trót nói thế nào để có thể bị qu'y thành luận điệu 'nhân tính chung chung', 'nhân đạo trừu tượng', 'mâu thuẫn thế giới quan và sáng tác' hay 'tỏ thái độ phủ nhận thành tựu' v.v… và v.v… Quy kết trở thành thủ đoạn chủ yếu của loại phê bình xu phụ này và phê bình xu phụ vừa là đầy tớ vừa là bạn đường của phê bình quyền uy".


      Không những song hành với nhau, hai loại phê bình quyền uy và phê bình xu phụ, theo Lại Nguyên Ân, có bản chất giống nhau: cả hai đều sử dụng một kiểu "tư duy quyền uy":


      "Phê bình quyền uy đẻ ra tư duy quyền uy. Tư duy này được phổ biến và trở thành thói quen, suy nghĩ, lập luận của rất nhiều người không có quyền uy. Tư duy này thích công bố các nhận định tuỳ tiện mà không cần chứng minh… không ít hiện tượng và vấn đề, không ít tác giả và tác phẩm của quá khứ và của hiện tại, dường như chỉ được định giá một lần, không cần tính đến sự kiểm nghiệm của đời sống, của thời gian và công chúng. Không ít tác phẩm trung bình hoặc kém cỏi được cố ý đề cao một cách giả tạo, bên cạnh đó, khôg ít tác phẩm bình thường hoặc xoàng xĩnh bị dựng thành những hiện tượng 'độc hại', thành những vụ 'om sòm'. Lây nhiễm lối tư due ấy, không ít nhà nghiên cứu và phê bình thích lặp đi lặp lại các nhận định của mình từ quyển sách này sang quyển sách khác, không cần một lần chứng minh đến nơi đến chốn. Không ít nhà phê bình đã tập cho mình cái thói quen coi mình là người duy nhất sở hữu chân lý, người duy nhất đáng được nói kết luận sau cùng trong các vấn đề văn học. Tâm thế 'tranh ngôi chính thống' như vậy tự nó đã bác bỏ thái độ lắng nghe, bác bỏ sự đối thoại và thảo luận. Người ta không đối chiếu quan niệm văn nghệ, người ta chỉ chăm chăm bác bỏ, tiêu diệt quan niệm của người khác".


      Đồng minh của loại "tư duy quyền uy" ấy, theo Lại Nguyên Ân, là lối "biên tập quyền uy":


      "Các nhà biên tập quyền uy của báo chí văn học thường lấn át nhà phê bình vốn chỉ là những cộng tác viên tự nguyện nhưng hờ hững của mỗi tờ báo hoặc tạp chí. Báo chí định đoạt bất chấp các nhà phê bình. Họ không được tự chịu trách nhiệm về ý kiến của mình thậm chí họ phải viết theo giọng của các nhà biên tập quyền uy, nếu không muốn bài vở bị cắt xén, sửa đổi tuỳ tiện".


      Trong thế giới phê bình bị phân liệt thành hai hạng: quyền uy và xu phụ; ngay cả những kẻ xu phụ cũng học đòi lên giọng quyền uy, các nhà phê bình chân chính sẽ ở đâu? Lại Nguyên Ân viết, thật đau xót: "Ý kiến và nhân cách nhà phê bình chưa được coi trọng".


      Có cảm tưởng Lại Nguyên Ân viết bài báo trên với tất cả sự tức tối, uất ức đè nén trong tân tư mình suốt bao nhiêu năm. Cùng với Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh… Lại Nguyên Ân, qua bài báo trên, trở thành một trong những người can đảm nhất, bất khuất nhất trong giới cầm bút chính thống tại Việt Nam hiện nay. Có điều, quan điển của Lại Nguyên Ân vẫn còn hời hợt và nhẹ nhàng quá. Ông không dám hoặc chưa thấy vấn đề ở bản chất của nó. Đã đành tư cách của cán bộ lãnh đạo, quản lý văn nghệ cũng như tư cách của những người làm công tác gọi là phê bình có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tình hình suy đồi của nền phê bình văn học hiện nay. Nhưng đó không phải là nguyên nhân căn bản. Quan trọng hơn, sự suy đồi ấy bắt nguồn từ cơ chế tổ chức văn học độc đoán, gò bó của cộng sản. Hơn nữa, quan trto5ng nhất, sự suy đồi ấy xuất phát từ phương pháp phê bình mà cộng sản cưỡng bức mọi người phải thừa nhận: với phu7ng pháp phê bình máy móc này, ngay cả những người rõ ràng là có năng khiếu như Hoài Thanh, như Trương Chính; những người rõ ràng là vừa có năng khiếu vừa có liêm sỉ như Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân… cuối cùng cũng lẩn quẩn trong tình trạng bế tắc. Không thể khác. Không thể hơn được. Khi phê bình chỉ được coi là "một vũ khí bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng", như Trường Chinh nói. "Đường lối văn nghệ của Đảng", cái gốc đã sai lầm thì mọi sự "bảo vệ", dù xuất sắc đến mấy, cũng uổng công.


      Phương pháp phê bình hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp phê bình phi văn học: nó đánh giá tác phẩm qua con người tác giả. Tác phẩm không phải là một giá trị tự tại. Tác phẩm có giá trị hay không tuỳ thuộc vào yếu tố tác giả của nó phải là lãnh tụ hay là công thần của chế độ hay không. Hồ Chí Minh, Sóng Hồng (tức Trường Chinh), Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ… mặc dù chỉ biết ghép vần ê a, ngọng nghịu, vụng về và rất sáo, vẫn nghiễm nhiên trở thành những nhà thơ lớn nhất của thời đại. Vì là lãnh tụ và là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, Hà Xuân Trường, Hồng Chương, Như Phong, Trần Độ… mặc dù không am hiểu chút gì về văn học, vẫn nghiễm nhiên trở thành những "đại gia" trong nền văn học Việt Na. vì là những công thần của chế độ. Trong số 19 bài viết về văn học Việt Nam hiện đại được chọn in trong "Tuyển tập Hoài Thanh" (1982), Hoài Thanh đã tập trung viết về Hồ Chí Minh đến sáu bài, về Tố Hữu cũng sáu bài. Trong số bảy bài còn lại, có một bài viết về Sóng Hồng, một bài viết về Xuân Thuỷ. Tổng cộng, như vậy, có 14 bài trên tổng số 19 bài là dành cho các "lãnh tụ".


      Trong bộ Nhà văn Việt nam của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức (mới in gai tập đầu), có 27 tác giả được đề cập đến thì trong đó có mười người là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu, Đặng Thái Mai, Như Phong (tập 1), Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ, Hồng Chương, Xuân Trường, Nông Quốc Chấn (tập 2). Trừ Tố Hữu và Đặng Thái Mai, không có ai trong số tám người còn lại không phải là những kẻ hoàn toàn dốt nát về văn học. Thế nhưng, gai tập sách được xuất bản, giới lãnh đạo cộng sản vẫn chưa vừa ý. Hà Xuân Trường nhận xét: "Chúng tôi cũng nhận được một số ý kiến cho rằng tập sách có thiếu sót lớn là không giới thiệu chân dung một số đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ta là những nhà lý luận đặt nền móng cho văn học dân tộc" (90).


      Trong chương trình giáo dục văn học tại trường đại học chuyên khoa về ngữ văn tại Vịệt Nam,  người ta thường nhấn mạnh: trong lịch sử văn học Việt nam, có sáu tác giả lớn nhất: một trong sáu tác giả ấy chắc chắn sẽ là đề thi tốt nghiệp, yêu cầu sinh viên phảl tập trung ôn tập cẩn thận: sáu tác giả lớn nhất ấy được tóm tắt trong công thức: năm Nguyễn, một Phan. Tức là Nguyền Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu) và Phan Bội Châu.


      Tiêu biểu nhất cho cách phê bình văn học qua con người là đoạn văn sau đây của Hoài 'Thanh:

      "Những câu thơ chúc Tết của Bác nhiều khi chỉ là lời nói thường:

      Chúc hòa bình thống nhất thành công

      Chúc chủ nghĩa xã hột thắng lợi

      (Tết 1961)


      Nhưng rõ ràng không thể xem những lời ấy như bất kỳ lời nói thường nào. Ở đây không chỉ có vấn đề lời nói mà còn vấn đề người nói. Đằng sau lời nói có một con người vô song, một caộc đời vô song, có cái sáng suốt, cái kiên gan của một chính đảng Mác -Lênin đã được tôi rèn trong chiến đấu, có ý chí sức manh của một dân tộc anh hùng, có cả những ý tưởng cao đẹp nhất của hàng trăm triệu người trên thế giới. Do đó, mà từng chữ, từng câu dầu bình thường thôi vẫn có sức nặng khác thường trong lời thơ Bác" (91).


      Chỉ có hai câu chúc Tết ngây ngô của Hồ Chí Minh mà Hoài Thanh còn tán ra om sòm và ngợi khen nức nở như vậy thì ai cũng hiểu khi Hồ Chí Minh là được vài bài thơ hơi hơi có vần, hẳn Hoài Thanh sẽ sụp xuống mà lạy, coi "bác" còn hơn nguyễn Du. Thảm. Trong sự sai lầm về phương pháp phê bình, còn có sự sa đọa về nhân cách.


      Những ví dụ như trên không hiếm. Có thể trích ra một đoạn nữa của Vũ Đức Phúc viết về thơ Sóng Hồng:


      "Từ Nguyễn Du trở đi, chúng ta đã thấy nhiều nhà thơ làm thơ lục bát rất hay, mỗi người một phong cách, chứng tỏ thơ lục bát của ta là "thiên biến, vạn biến", các nhà thờ hiện đại như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu đều mỗi người có một phong cách thơ lục bát riêng rất hay. Tố Hữu viết nhiều bài thơ hùng hồn, nhưng phong cách lục bát của anh là đằm thắm, đầy tình cảm. Phải đến Sóng Hồng thì chúng ta mới thấy lục bát hùng hồn, bừng bừng như núi lửa, rất mới lạ.. Nhiệt tình cách mạng sôi nổi, ý chí gang thép và lòng tin vững chắc của nhà thơ là những nhân tố chính khiến cho Sóng Hồng sáng tác đưọc nhiều bài thơ cách mạng có sức lôi cuốn mạnh mẽ người đọc, trước hết là nhiều bài thơ lục bát. Tinh thần chiến đấu cao cả của nhà thơ chi phối cả những hình ảnh thơ ca dưới ngọn bút Sóng Hồng một cách tự nhiên:


      Cách thềm măng mọc lô nhô

      Giáo gươm du kính trước giờ xuất quân

      Tiếng còi giục giã chiều xuân

      Lệnh đâu tập họp như gần như xa

      Mùa hè suối cuốn bên nhà

      Ầm ầm binh mã xông ra chiến trường

      Thu sang lá rụng đồi sương

      Tiễn đưa chiến sĩ lên đường lập công

      Đêm đông lần lữa bên song

      Mải mê đọc sách đèn chong canh tàn… (92)


      Không có bất cứ câu nào trong bài thơ trên mà lại không lổn nhổn sáo ngữ. Cả bài thơ là tập họp những câu, chữ, những tình, ý đã cũ mèm. Người sáng tác ra bài thơ ấy là một kẻ bất ~à~ Người khênh hoang tán dương bài thơ ấy không những có khiếu thẩm mỹ kém cỏi mà lại còn có tư cách rất đáng tội nghiệp.


      Biểu hiện thứ hai của tính chất phi văn học trong phương pháp phê bình văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: coi trọng nội dung hơn hình thức; trong nội dung, coi trọng đề tài hơn tư tưởng; trong tư tưởng, con trọng việc khẳng định cái cũ hơn là việc khám phá cái mới.


      Đọc các bài phê bình văn học của cộng sản, người ta thường gặp các kiểu cấu trúc hao hao giống nhau: tác giả liệt kê ngổn ngang những cái "tính" gọi là nguyên lý phổ quát của văn học như "tính đảng", tính "giai cấp", tính "nhân dân", "tính dân tộc", "tính hiện đại"… rồi coi đó như là cái khung, dựa theo cái khung đó, người ta nhận đinh, xoi mói xem tác phẩm được phê bình có lồi ra hay lõm vào chỗ nào chăng. Nếu chênh vênh lòi ra ngoài: "xét lại", "khuynh tả". Nếu thập thò khuyết lõm vào trong: "lạc hậu", "khuynh hữu". Nếu vừa vặn, dù nghệ thuật có yếu đuối đến mấy, người ta cũng khen: tốt!


      Trong bài tiểu luận "Sáu mươi năm phía trước" đăng trong tạp 40 năm văn học" do Tác Phẩm Mới xuất bản năm 1986, Xuân Diệu viết: "Trước đôy, trong một bài viết, để đừng lẫn lộn các phạm trù, tôi có phân biệt cho chính xác rằng, một bài văn, bài thơ, phải đạt được ba tính chất: đúng, tức là không sai, phạm trù chân lý, tốt, tức là không xâú, phạm trù đạo đức; và hay, tức là không dở, phạm trù thẩm mỹ. Những nhà thơ của chúng ta nhất định là đúng và tốt và do vậy về bản chất, nó ưu việt gấp ngàn vạn lần, không thể so sánh được, cái văn thơ sai và xấu của các giai cấp bóc lột và bọn phản cách mạng" (tr.50).


      Trong bài Một vài suy nghĩ về thơ in trong Tuyển tập Hoài Thanh tập 2 (1982), Hoài Thanh xuất phát từ một tiền đề đúng: "Thích một bài thơ nào, theo tôi nghĩ trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người". Tuy nhiên, ông kết luận sai khi quy định nội dung khái niệm "con người" một cách hẹp hòi, trong ý nghĩa thuần túy chính trị. Ông viết: "… vấn đề không phải ở chỗ vui hay buồn mà ở chỗ vui hay buồn đều phải gắn liền với một lý tưởng lớn, vớl một thái độ có trách nhiệm đối vơi sự nghiệp của Đảng, của nhân dân. Tinh thần trách nhiệm cao, đối với chúng ta, đó là điều cần nhất và đẹp nhất. Chúng ta có hàng vạn, hàng triệu con người tuyệt đẹp tức là những người sẵn sàng chịu đựng tất cả, hy sinh tất cả, làm tất cả để làm tròn trách nhiệm của mình. Trong thơ ca ta đã có hình dnh, dáng dấp và nhất là giọng nói của những con người tuyệt đẹp ấy chưa?" (tr. 190)


      Hoài Thanh dẫn chứng:

      "Khi chúng ta quý hai câu thơ của Hoàng Trung Thông:

      Bàn tay ta làm nên tất cả

      Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

      hoặc gai câu thơ của Chế Lan Viên:

      Tôi đến Nha Trang ngắm trời bể đẹp

      Có hay đâu hang Pắc bó gió lùa.

      thì trước hết, theo tôi là quý giọng nói có trách nhiệm của người làm thơ. Cho đến cái hay của những câu thơ em Trần Đăng Khoa viết về Bác hồi tháng 6-1969:

      Sang năm Bác tám mươi rồi

      Bác ơi, Bác thấy trong người khoẻ không?

      và cái hay của câu thơ Lê Anh Xuân viết về cuộc gặp gỡ chị Quyên, anh Trỗi trong khám tử hình:

      Bốn bên cái chết bủa vây

      Chẳng cây chẳng lá chẳng mây chẳng trời

      Mà thơm hơn cả hoa tươi

      Mà xanh hơn cả da trời đã xanh.

      cái hay ấy xét đến cùng, chủ yếu cũng là cái hay của những tấm lòng thiết tha hướng về lý tưởng". (tr. 190)


      Hãy đọc kỹ mấy câu thơ Hoài Thanh đã dẫn: không có câu thơ nào hay cả. Tất cả đều nhạt và sáo. Mấy câu thơ của Lê Anh Xuân và Trần Đăng Khoa phải nó là dở. Câu thơ của Hoàng Trung Thông tầm thường: đó là một câu khẩu hiệu được diễn ca. Câu thơ của Chế Lan Viên bình thường, không dở mà cũng chẳng hay, lý do đơn giản là nó chưa đi hết cái mạch tư tưởng của nó: chỉ có những kẻ dốt thơ mới ngắt hai câu thơ dở dang ấy ra mà bình.


      Đoạn thơ sau đây của Việt Phương không hay nhưng chắc chắn không dở hơn mấy câu thơ Hoài Thanh vừa khen nức nở ở trên:

      Ta uống một nhành đau nhói

      Đau trong cả nụ cười

      Nỗi đau trong ta những đêm dài nặng trĩu

      Nỗi đau thấm vào ta rất sâu

      Lắng đến miền mà vui nở trong đau

      Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở

      Nỗi đau ta reo như một rừng thông…


      thế nhưng đoạn thơ ấy lại bị Hoàng Trung Thông lên án gay gắt. Không phải vì nghệ thuật yếu. Màvì  tư tưởng mơ hồ. Hoàng Trung Thông viết: "Chúng ta không rõ hết nỗi đau đây là nỗi đau gì? Rất có thể viết về nỗi đau lắm chứ, nhưng nỗi đau đó phải xuất phát từ đâu, phải từ những thực tế gì cụ thể và phải nói cho đúng với lập trường và quan điểm cách mạng" (93).


      Cũng của Việt Phương mấy câu thơ này:

      Ta thắng Mỹ cho ngàn vạn năm đời sắp tới

      Cho cả thời con cháụ ta sẽ hỏi

      Vì đâu

      Ngày xưa trước năm hai ngàn

      Người ta giết nhau mạng người như hòn sỏi ?


      Và cũng của Hoàng Trung Thông, ở quyển sách dẫn trên, mấy lời phê phán dữ dằn này:

      Tại sao lại "ngườt ta"? Phải chăng người ta đây là bao hàm cả chúng ta trong đó? Không thể và không nên lẫn lộn như vậy. Không những chúng ta bây giờ không được lẫn lộn mà con cháu ngàn đời sau cũng không được lẫn lộn như vậy. Nếu có hỏi thì nên hỏi: vì đâu cha ông ta trước năm 2000 đã có sức manh kỳ diệu đánh thắng nổỉ giặc Mỹ, bọn quỷ xâm lăng chỉ thèm chém giết" (tr. 72).


      Biểu hiện thứ ba của tính chất phi văn học của phương pháp phê bình hiện thực xã hội chủ nghĩa chính là hệ quả của biểu hiện thứ hai kể trên: phê bình văn học biến thành một hành động kiểm điểm chính trị.


      Phan Cự Đệ, trong bài tổng luận "Về một nền văn xuôi cách mạng 30 năm qua 1945-1985" mở đầu tập Nhà văn Việt nam I (1979) viết:


      "Thành tích đáng biểu dương nhất của nền văn xuôi cách mạng là đã cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nguyện làm người lính xung kích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đồng thời có mặt kịp thời trong các đề tài lớn của cách mạng.  Có thể nói, văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa, trong một chừng mực nhất định, đã bước đầu phản ánh được những chặng đường lớn của cách mạng Việt nam 40 năm qua. Chúng ta biết ơn các nhà văn đã ghi lại những thời kỳ lịch sử đầy gian lao nhưng cũng rất vinh quang của một dân tộc anh hùng, ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ của đất nước, tâm hồn và gương mặt rạng rỡ của con người Việt nam trong thế kỷ 20. Sự đóng góp tích cực của văn xuôi trong các đề tài lớn đã nói lên hướng đi đúng đắn và tính chiến đấu của một nền văn xuôi cách mang.

      Trách nhiệm của các nhà vàn xuôi đứng trước dân tộc và thời đại hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang. Nhìn chung trong một giai đoạnm lịch sử dài, văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta phải hoàn thành ba nhiệm vụ lớn. Ca ngợi kịp thời và tái hiện trên một quy mô sử thi cuộc chiến đấu anh hùng và bất khuất của dân tộc ta trong mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm. Phản ánh và biểu dương những thành tựu tốt đẹp của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ bằng cách phản ánh quá trình cách mạng dân tộc dân chủ từ sau khi có Đảng đến Cách mạng tháng 8, đồng thời dựng lại những giai đoạn vẻ vang nhất trong lịch sử anh hùng của dân tộc. Hoàn thành được ba nhiệm vụ đó, văn xuôi sẽ góp phần tích cực vào việc xây dưng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam, đó là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng tư tưởng và văn hóa, cũng là nhiệm vụ trung tâm của văn học hiện nay.

      Chúng ta tự hào đã xây dựng được một nền văn nghệ 30 năm trường liên tục chống đế quốc, 30 năm lên án quyết liệt  và bóc trần không thương tiếc những thủ đoạn nham hiểm của chủ thực dân dân Pháp kiểu cũ cũng như chủ nghĩa thực dân Mỹ kiểu mới. Có lẽ trong nền văn học thế giới gần nửa thế kỷ nay, ít có nền văn xuôi nào chống đế quốc mạnh mẽ và liên tục đến thế. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư đã đánh giá cao nền văn nghệ Việt nam về phương diện này: "Với những thành tựu đã đạt được, chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học nghệ thuật nước ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay" (tr. 36-37).


      Phan Cự Đệ, ở đoạn văn dẫn trên, ăn cắp giọng văn trong các bản báo cáo chính trị của đảng. Hoàng Trung Thông, trong đoạn văn dưới đây, ăn cắp giọng văn trong các bản kiểm thảo giữa các đảng viên trong chi bộ:


      "Thơ Lý Phương Liên vốn hồn nhiên, giản dị, xúc động như vậy, và một số ít bài đăng báo đã tạo cho tác giả một dáng dấp riêng, một cách nói mới. Sang bài thơ Nghĩ về Thuý Kiều đăng trên báo Văn Nghệ lại làm cho người đọc ngạc nhiên về một giọng thơ khác hẵn: rắc rối, cầu kỳ trong diễn tả, yếu đuối sướt mướt trong tình cảm, bi quan tăm tối trong tư tưởng. Lý Phương Liên hình như cũng muốn từ một cảnh ngộ riêng của mình để thể hiện cái tâm trạng, ý chl vượt qua những khó khăn riêng mà vươn đến sự trong sáng. Nhưng những gian nan, mất mát đè nặng trên người cứ được tô đậm lên mãi trong thơ, càng làm cho bài thơ chìm đắm trong xót xa, trong tiếng kêu rên, và nếu như tác giả muốn "hét lên", thét lên nữa thì đó cũng chỉ là những tiếng thét của sự bất lực. Tự mình vận vào hoàn cảnh Thúy Kiều đã là một chuyện không nên và lạc lõng, đặt vấn đề "định mệnh" ra để chống định mệnh lại là một tư tưởng lỗt thời. Tác giả nói "Tuổi hai mươi không tin vào định mệnh. Định mệnh là đối thủ tiến công". Nhưng thực ra tư tưởng định mệnh đã như sợi dây vô hình trói chặt lấy ngườl mình và tác giả cứ giẫy dụa kêu lên thảm thiết với những tiếng nào "gõ cửa cuộc đời" (cuộc đời nào?), những nào "tự mình giải phóng", "tự cứu" với thứ triết lý vu vơ "không ngọt êm mới là hạnh phúc" (!). Hình như tác giả đã nhầm nơi vì không thấy rõ hết bản chất chế độ ta. Không phải trong Nghĩ về Thúy Kiều không có một vài đoạn, vài câu tốt, nhưng toàn bài thơ kéo dài lê thê, nặng nề trong một tình cảm và tư tưởng thật yếu đuối và sai lệch. Một vài bài thơ khác cũng còn rơi rớt một số chữ, số cầu mang tư tưởng, tình cảm nặng nề như thế" (94).


      Cũng phê bình bài thơ Nghĩ về Thúy Kiều của Lý Phương Liên, Như Thiết viết:


      "Khi tác giả viết: 'Nhưng đất nước mình vẫn cởi mở lòng dân. Nụ cười trong gương vẫn nụ cười chiến thắng". Tại sao lại cứ phải là nụ cười trong gương, trong cái phản ánh, trong cái bóng của cuộc đời? Cuộc đời không thiếu nụ cười thì việc gì phải đi tìm trong gương? Hay vì nụ cười trong gương đẹp hơn? Cũng có thể còn nhiều cách híểu rất khác nhau về hình tượng đó nữa. Lối viết này đã biểu tỏ khá trung thực cái không trung thực ở ngay tư tưởng tác giả...


      … Nghĩ về Thuý Kiều không chỉ hiểu sai về tuổi trẻ mà còn bôi xấu cả tuổi già Việt nam:

      Tuổi già còn tin vào số phận

      Niềm nghĩ nhiều là nghĩ về cái chết.


      Không, tuổi già Việt na không bao giờ như thế. Tuổi già Việt nam không tin vào số phận tiền định nào khi những mái đầu bạc phơ thét vang hội nghị Diên Hồng lời thề quyết chiến, khi đời này qua đời khác, những bà mẹ Việt nam liên tục tiễn đưa chồng con ra mặt trận với niềm kiêu hãnh về sự sống bất diệt của dân tộc mình.

      Tưởi già Việt nam không nghĩ nhiều về cái chết. Sức sống mãnh liệt vẫn tràn đầy trong tâm hồn của ngàn vạn bạch đầu quân và mẹ chiến sĩ. Bàn tay của tuổi già Việt nam vẫn hàng ngày ươm trồng cho con cháu hàng triệu những đường côy, những đồi cây mãi mãi xanh tươi của đất nước" (95).


      Những kiểu "phê bình văn học" như trên, người ta có thể tìm thấy nhan nhản trên sách và báo cộng sản. Đó không phải là phê bình văn học. Đó chỉ là thứ khẩu khí chính trị lộng hành trong thế giới văn học. Giáo điều và thô bạo là hai đặc điểm nổi bật nhất của thứ khẩu khi này.


      Những người gọi là phê bình gia cộng sản bất cần nghệ thuật, chà đạp lên những rung cảm thẩm mỹ của người khác, coi thơ văn chỉ thuần túy là một thái độ chính trị và họ nhận địnnh về thơ văn cũng thuần túy từ góc độ chính trị. Hoạt động văn học hoàn toàn bị chính trị hóa: văn học không tồn tại nữa như một cái đẹp mà chỉ đơn thuần là một công cụ.

      Chưa bao giở thấy từ xưa đến nay, một thứ phê bình văn học nào ngu ngốc và tàn nhẫn đến như vậy. Trần văn Giàu, trong đoạn văn đã dẫn, nói đúng: giới cầm bút cộng sản, trong đó, có Trần văn Giàu, "không làm phê bình văn học thật sự".


      Không làm phê bình văn học thật sự, vậy họ làm gì? Câu trả lời của nhà văn Mai Ngữ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 7-1988: "Công tác phê bình vôn học dường như chỉ làm nhiệm vụ của hai mảnh da che hai bên con mắt ngựa… Là những người lính gác trên trận địa văn học, các nhà phê bình văn học đã hoạt động một cách mẫn cán để đi đến tiêu diệt những cái đích thực của văn học và tạo nên một nền văn học không còn là văn học nữa, hay nói khác đi nó là văn học của thông tấn, của tuyên truyền… Như4ng người lính gác có điều rất thính nhạy để bắt được những tín hiệu phát ra từ phiá bên trên và "nhất hô bá ứng", họ đã sốt sắng đáp lại bằng tất cả bầu nhiệt huyết để "bảo vệ chế độ", "bảo vệ Đảng", chống lại mưu mô "bôi đen chế độ", "lợi dụng đả kích" v. v… Nhà văn trở thành tội phạm mà các nhà phê bình văn học (những người ăn theo) lại là những quan tòa, bị can không có quyền kháng cáo".


      Nguyễn Hưng Quốc

      Văn Học Việt nam dưới chế độ cộng sản

      88. Phan Cự Đệ (viết chung với Hà Minh Đức), Nhà văn Việt nam tập 1, sđd, tr. 261.

      89. Văn Nghệ, HN, 1-11-1986.

      90. Hà Xuân Trường, Văn học, cuộc sống, thời đại, sđd, tr. 170.

      91. Tuyển tập Hoài Thanh, tập 1, nxb Văn Học, HN, 1982, tr. 106.

      92. Nhà thơ Việt nam, nhiều tác giả, nxb Khoa học xã hội, HN, 1984, tr. 15.

      93. Hoàng Trung Thông, Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống, nxb Văn Học, HN, 1979, tr. 71.

      94. Hoàng Trung Thông, sđd, tr. 68.

      95. Như Thiết, Quán Triệt tính Đảng trong mỹ học và trong nghệ thuật, nxb Khoa học xã hội, HN, 1973, tr. 215-216.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận

      - Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức

      - Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận

      - Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu

      - Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

    3. Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)