|
Nguyễn Văn Bông(2.6.1929 - 10.11.1971) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nữ sĩ Thụy An, 1954
Khởi Hành số 77 (tháng 3.2003) đã đăng một truyện ngắn của bà Thụy An, nhan đề Giết Chó, do chúng tôi sưu tập từ Tạp chí Phổ Thông của Hội Ái hữu Sinh viên Trường Luật Hà Nội.
Lời giới thiệu của bổn báo chủ bút năm đó tới nay xem ra vẫn còn giá trị, nhiều người đã biết đến Thụy An, tìm iểu thêm về Thụy An, một nhà văn nữ tài ba, tiên phong trong nghề so với các nhà văn nữ Việt Nam từ đó đến nay. Xin trích lại một phần lời giới thiệu đó nơi đây:
"Thụy An Hoàng Dân là một nhà văn nữ nổi tiếng từ khoảng 1940, vừa qua văn chương vừa bởi cách sống, song danh vọng đã không rực rỡ, số phận lại còn gian lao, vào tù ra khám, một đời văn va chạm với sắt máu.
Thụy An là bút hiệu của bà Lưu Thị Yến, sinh năm 1916 ở Hà Nội, quê gốc ở làng Vân Đình, Hà Đông, con ông Lưu Tiến Ích và và Phùng thị Tôn.
Năm 13 tuổi bà có thơ đăng trên Nam Phong tạp chí, sau này từng viết cho các báo Phụ Nữ Tân Văn khi Phan Khôi là chủ bút, và trên hai tờ Đàn Bà Mới và Đàn Bà, đều do chính bà chủ trương, xuất bản ở Sài gòn và Hà Nội, khoảng cuối thập niên '30.
"Khoảng 1950, nhà hoạt động cách mạng Đỗ Đình Đạo, từng là Quân ủy Trung ương của Quốc Dân Đảng, bị ám sát chết, gây sôi nổi báo giới Hà Nội, trong đó báo chí có nhắc đến tên Thụy An như là một người trách nhiệm, hoặc liên hệ. Cuối thập niên này, tên bà lại được báo chí nói đến nhiều, cả ở Hà Nội lẫn Sài gòn. Lần này bà bị cộng sản Hà Nội qui tội làm gián điệp cho ngoại bang, hoạt động bên cạnh ông Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, là hai nhân vật chủ chốt trong Nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm; bà bị kết án và ở tù 15 năm trong nhà giam Hỏa Lò. Cho tới lúc đó, tuy viết văn viết báo nhiều, bà chỉ mới có hai tác phẩm được in thành sách: truyện dài Một Linh Hồn (1942) và tập truyện ngắn Bốn Mớ Tóc (1950).
Trong bộ Nhà Văn Hiện Đại, quyển năm, Vũ Ngọc Phan xếp Thụy An vào khuynh hướng Tiểu thuyết Xã hội cùng với Trương Tửu, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Đỗ Đức Thu, Nhượng Tống, ... Ông dùng những dòng sau đây để kết luận về Thụy An: " Một Linh Hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn." (NVHĐ, trang 1208).
Cách đây hai năm, một thân hữu đã gửi tặng Khởi Hành nhiều sách quí hiếm, trong có tập truyện ngắn Bốn Mớ Tóc của Thụy An, do nhà xuất bản Thế Giới xuất bản tại Hà Nội vào tháng 7.1950. Sách dày 100 trang, trình bày thật mỹ thuật, dù bìa chỉ có 2 màu, đen và màu rêu. Ngoài bài "Thay lời tựa," sách chỉ gồm có 3 truyện: Một thương, Bà mẹ cô con và mớ tóc, Thế phát, cả ba đều viết về tóc, và "Thay lời tựa" cũng nói về tóc.
Nhà xuất bản Thế Giới (mà chúng tôi biết là do ông Nguyễn Văn Hợi chủ trương - ông đã tiếp tục hoạt động in ấn ở Sài gòn, và đã cho Khởi Hành đặt tòa soạn ngay trong nhà in của ông trên đường Phạm Ngũ Lão) - đã viết những dòng giới thiệu như sau về Thụy An: "Như nhiều nhà văn khác, bà Thụy An khởi đầu văn nghiệp bằng sự viết báo. Bà đã viết trong những báo Phụ nữ Thời đàm, Phụ nữ Tân văn, Essor và Bạn trẻ, từ năm 1934 đến 1945 bà chủ trương hai tờ tuần báo Phụ nữ: Đàn bà Mới ở Sài gòn và Đàn bà ở Hà Nội. ... Chúng ta sẽ thấy ở tác phẩm này và những tác phẩm sau, bà Thụy An với cây bút uẩn súc bằng tấm lòng thành thực đầy tư tưởng đã vượt cái địa hạt văn chương tình cảm và lãng mạn để cảm thông và diễn đạt cái nhịp sống chung của dân tộc, của nhân loại đang trỗi dậy."
Ngay những dòng đầu của "Thay lời tựa," nhà văn Thụy An đã cho thấy tâm tư người tác giả ý thức trong cuộc sống thời Hà Nội trong chiến tranh ấy như thế nào:
Mỗi khi qua chợ Đồng Xuân, có bao giờ các bạn đưa mắt nhìn mấy ngôi hàng ngay trước cửa, bán một thứ hàng đặc biệt: tóc, tóc đã sắp thành độn. Độn tóc cuộn tròn bày trên giá hàng, độn tóc treo giài [ngày nay ta viết là dài], buông thõng từ giẫy [dẫy] phía sau lưng người bán, làm thành một tấm nền ma quái, hồ nhìn ta vội quay mặt đi ngay, để tránh một cảm giác ghê ghê, rợn rợn.
"Nhung mà một câu hỏi cũng đã kịp đến ám ảnh tâm trí ta: 'Tóc ai đấy nhỉ?' ... "Ta nghĩ ngay đến những xác chết vô thừa nhận của những nhà thương thí... Nhất là trong buổi loạn ly này, với cái số người chạy trốn khói lửa ở miền hậu phương bát ngát, ùn ùn kéo vào cái Hà Nội rất giàu có mà rất kiệt quệ này, những xác chết ấy càng sẵn lắm..."
Bà còn làm thơ lưu loát song không có gì đặc sắc. Ví dụ:
Cái Tết miền Nam vô vị quá
Câu thơ Nguyễn Bính lại mang ngâm
Nắng thiêu rụi cả, thiêu tàn cả
Còn nét gì đâu gợi tứ xuân
Tôi về quên mất cả xuân sang)
Mời bạn đọc thưởng thức 'Bà mẹ cô con và mớ tóc' để thấy rằng truyện này đã được in thành sách năm 1950, nghĩa là nhà văn Thụy An viết nó ít ra là đã 62 năm trước. Biết thế để "chiêu niệm" sự tiến bộ của văn chương phụ nữ ta ngày nay như thế nào so với quá khứ.
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
- Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo
• Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
• Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
• Thụy An (Lưu Thị Yến) (Vũ Ngọc Phan)
• Nhà Văn Nữ Thụy An (Viên Linh)
• Sao Lại Mùa Thu (Thụy An)
• Nhà báo nhà văn nhà thơ Thụy An (Lưu Thị Yến) (Nguyễn Tà-Cúc)
Nhà văn Thụy An (Nguyễn Ngọc Chính)
• Bà Mẹ, Cô Con và Mớ Tóc (Thụy An)
• Sao Lại Mùa Thu (Thụy An)
• Giết Chó (Thụy An)
Chuyện bố, mẹ, bé và con búp bê (talawas)
Bài thơ “Chiếc lược” của Thuỵ An (talawas)
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |