1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-4-2021 | VĂN HỌC

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư

        ĐỖ TRƯỜNG
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Trần Hoài Thư
      Lão ngồi khâu di sản
      Kim đâm mà không hay (THT)

      Trần Hoài Thư là nhà văn tài năng. Nhưng số phận ông cùng cực, trôi nổi từ thuở còn niên thiếu, cho đến cả những năm tháng định cư tại Hoa kỳ hiện nay.

      Tuy nhiên, nghị lực sống đã giúp ông đã vượt qua số phận nghiệt ngã ấy.

      Những năm gần đây vì hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, và chăm lo cho Thư Quán Bản Thảo, dường như ông đến gần với thi ca hơn. Tập thơ Vịn vào lục bát xuất bản gần đây như điểm tựa sống cho Trần Hoài Thư trong giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống vậy. Và tôi cứ ngỡ rằng, ông sẽ cai hẳn văn xuôi từ đây.


      Nhưng thật không ngờ, tháng trước ông gửi tặng tôi tập hồi ức Cảm tạ văn chương dày 224 trang. Có thể nói, đây là tác phẩm rất hay, và cảm động. Tôi đã đọc khá nhiều tùy bút – hồi ký, song ít có tác phẩm nào làm tôi rung động bằng Cảm tạ văn chương của ông. Sau đó, tôi gửi tập hồi ức này cho anh chị nhà văn Trương Văn Dân, và Elena Pucillo ở Italia. Đọc xong, anh chị bảo, cũng rưng rưng nơi khóe mắt.



      Hôm qua, có lẽ một chút cảm xúc bất chợt khi được ông cu con dắt sang đường, bật ra cái tứ để cho Trần Hoài Thư viết bài thơ lục bát với tựa đề Vịn Con. Làm xong, dường như vẫn còn dạt dào xúc động, ông liền liên lạc và đọc ngay cho tôi để chia sẻ cái cảm xúc ấy. Nghe xong, tôi bảo, bác đã có bài Vịn Mẹ, Vịn Cha, bây giờ đến Vịn Con là hoàn toàn logic, thành một chùm thơ lạ. Ông cười cười, ừ nhỉ... ừ nhỉ.


      Như một lần tôi đã viết về tập thơ Vịn vào lục bát của Trần Hoài Thư: Nếu bác nào chỉn chu về lục bát, thì không nên đọc lục bát Trần Hoài Thư. Bởi, đôi khi có sự phá cách, phá niêm luật của tác giả. Và có thể nói, Vịn Mẹ, Vịn Cha và cho đến Vịn Con chưa phải là những bài thơ hay của Trần Hoài Thư. Nhưng nó là chùm thơ lạ, và cảm động, và có cái nhìn từ ân và bi ân mang tính Phật Pháp về cha mẹ. Và nếu đặt hai bài thơ Vịn Mẹ và Vịn Cha cạnh nhau, ta thấy được nghệ thuật đối cú và đối ý trong thơ của Trần Hoài Thư. Ta đọc lại chùm thơ rất ý nghĩa, và cảm động này:


      Lan Can Mẹ

      Lan can mẹ, mẹ khom lưng

      Để con được vịn, khỏi cần nhón chân

      Đứng bên mẹ, bé vô cùng

      Thấy như tay mẹ sẵn sàng dẫn con…


      Lan Can Cha

      Lan can ba, ba thẳng lưng

      Ba dạy con, chân đạp bùn mà đi

      Con nhón chân, con đưa tay

      Con vịn ba với cái đầu

      ngẩng lên !..


      VỊN CON


      Ảnh ông cu con bác sĩ về thăm THT dắt bố qua đường)



      Bây giờ ba lại vịn con

      Tay trong tay con dẫn ba qua đường

      Ba đi từng bước ngập ngừng

      Bỗng nghe hơi ấm chảy rần trong ba


      Leipzig ngày 20-4-2021

      Đỗ Trường

      (Nguồn: tranhoaithu42.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Mạnh Hảo- Người đã chết với tâm hồn bia mộ Đỗ Trường Nhận định

      - Những vết thương không bao giờ thành sẹo Đỗ Trường Truyện ngắn

      - Vũ Thư Hiên – Người giã từ thiên đường ảo ảnh Đỗ Trường Nhận định

      - Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư Đỗ Trường Tạp bút

      - Phạm Tín An Ninh – Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu Đỗ Trường Nhận định

      - Nguyễn Tất Nhiên – Một trường thiên kịch bản bi ai Đỗ Trường Nhận định

      - Cao Đông Khánh – “Lửa Ngoài Giới Hạn“ cháy không tạ từ Đỗ Trường Nhận định

      - Vài suy nghĩ Về Tập Truyện Sợi Khói Bay Vòng Của Phạm Ngọc Lư Đỗ Trường Nhận định

      - Phạm Ngọc Lư, người vẫn giữ lửa cho nền văn học miền Nam Đỗ Trường Nhận định

    3. Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

      Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

      Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

      Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

      Trần Hoài Thư (Học Xá)

      Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

      Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

      Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

      Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu : Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

      Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

      Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

      Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

      Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

      Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

      Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

       

      Tác phẩm của Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

      Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)

      Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

      Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

      Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

      Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

      Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

      Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

       

      Gò Bồi Bên Kia Sông,

      Ra Biển Gọi Thầm,

      Thủ Đức Gọi Ta Về,

      Thám Báo,

      Ngày cuối cùng của một cổ trắng

       

      Thư Quán Bản Thảo

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

      Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

      Email: tranhoaithu@verizon.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)