|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong số những chứng bệnh hậu stroke, chứng mất ngủ hành hạ tôi đến mệt lả. Thuốc thì đổi đến 3 loại nhưng vẫn hoài công. Tôi cầu cứu đến âm nhạc trên you tube. Nào là nhạc cổ điển, nhạc êm dịu, nhạc có âm thanh róc rách trời mưa, nhạc không lời, hay oldies but goodies của những năm 50, 60, 70... nhưng mắt vẫn trao tráo. Mà khi trao tráo thì phải suy nghĩ. Đầu óc đâm nóng bừng. Tôi mới nghiệm ra rằng những người mất trí Alzheimer là những người sung sướng. Giấc ngủ khỏi cần dỗ. Đầu óc khỏi cần hành. Không thao thức, buồn vui giận hờn...
Nhưng đã là con người thì phải chấp nhận hỉ nộ ái ố. Phải biết đêm thì dài thế nào. Phải biết nỗi cô đơn là thế nào. Nếu không, trên quả đất này, có những con người máy, vô hồn chen chúc nhau để sống, thật buồn bã biết bao!
Những năm làm lính thám kích, tôi đã học nhiều về bài học mưu sinh thoát hiểm. Bây giờ cũng vậy. Nhưng mưu sinh bằng cách gì? Ngày xưa bên cạnh còn có đồng đội. Đồng đội đã dìu, đã cõng tôi khi tôi lên cơn sốt rét giữa rừng già. Bây giờ chỉ có tôi trơ trụi một mình trong một căn nhà đầy di vật, tỏa ngập mùi hương trầm của ngày tháng mà Y. chưa bỏ tôi đi... Bây giờ, cầm cái muỗng bỏ vào miệng đôi khi trật lên trật xuống, nhìn những hạt cơm rơi vãi trên áo mà ngậm ngùi rưng nước mắt.
May mà còn có văn chương đã giúp tôi quên để sống. Ngày ngày tôi tập occupational therapy bằng cách đánh những bài thơ tôi làm. Làm xong tôi đẽo gọt mỗi ngày. Tôi coi đó là niềm vui. Cái chính là làm sao những ngón tay gõ vào bàn phím cho chính xác được chừng nào hay chừng đó. Vừa tập tay, vừa luyện trí, vừa làm đẹp tâm hồn. Và càng ngày tôi càng nhận ra sự mầu nhiệm của nó. Nó giúp tôi, ít ra cũng quên hình phạt của một đêm mất ngủ.
Thêm vào cách tập gõ thơ, tôi tập physical therapy bằng cách in sách. Lúc trước in vài chục tập mỗi ngày, nay thì vài tập mỗi ngày. Chậm rãi, khoan thai, tay chân có dịp vận động, máu trong người có dịp lưu thông, giãn gân, giãn cốt. Cắt giấy cũng vậy. Ngày trước, mỗi lần cắt là 2 hay 3 tập một lần, nay một tập, cắt xong rồi đứng thẳng hít vào thở ra...
Mỗi lần như thế tôi nhủ là mình đang tập mưu sinh thoát hiểm cho chính mình như trước đây tôi đã làm để tồn tại trong thời chiến tranh và trong thời tù tội...
Chỉ có chứng mất ngủ là không tha tôi. Nhưng không sao, tôi vẫn có cái computer để nhờ cậy mà làm những bài lục bát vô đề hoặc tìm quên trong việc chuẩn bị những dự án Thư Quán Bản Thảo trong tương lai.
Những viên thuốc ngủ có thể giúp tôi khỏi trằn trọc, hay dỗ một giờ chợp mắt ngắn ngủi. Nhưng những phần thưởng của văn chương này còn hơn thế nữa: Đó là phần thưởng tinh thần quý báu để hiểu thêm con đường mình đi, hành trình mình theo đuổi, để quên những khó khăn vô bờ khi mình đã gặp. Chúng là cái phao cứu tôi, trong lúc tôi không còn có gì để bám, ngoại trừ những camera con tôi đặt khắp nơi trên trần nhà hầu theo dõi tôi đêm ngày.
Tôi đã lấy lại phần lớn những gì tôi đã mất. Tôi có thể bước đi khỏi nhờ walker. Tôi có thể đẩy thùng rác hay recycle ra lề đường. Tôi có thể lái xe một mình ra McDonald's mua cà phê hay đến tiệm thuốc tây lấy thuốc, hoặc đi đến một siêu thị gần đó. Mưu sinh thoát hiểm lúc này là tập và tập. Như một em bé tập bò, tập đứng, tập đi, tập cầm, tập nắm. Nhưng thay vì người tập Therapy đến nhà, tôi tự tập mình ên. Bằng cây gậy thần văn chương.
Chị Nguyễn Ngọc Yến -Người bạn đời của Trần Hoài Thư-Ảnh do nhà thơ Phạm Cao Hoàng chụp 2 tháng trước khi chị Yến bị stroke - (Virginia 22.10.2012)
Y. đã nằm bệnh viện được ba ngày. Y. bị stroke. Lần này là lần thứ tư. Và stroke lần này nặng. Con tôi nói thế.
Con tôi xin phép bệnh viện cho tôi được vào thăm. Tôi đẩy Walker và con tôi giúp đưa tôi đến tận cửa phòng Y. nằm.
Y. thiếp. Cả một năm trời tôi không được đứng gần Y. Khi thì cách nhau 6 feet ngoài hiên, khi thì Y. ở trong và tôi ở ngoài chắn bởi tấm cửa kính của Viện Dưỡng Lão. Mỗi lần lâu 15 phút. Nhưng bây giờ tôi hoàn toàn được thong thả, tự do. Mái tóc Y, vẫn đen mun, không sợi bạc, dù tuổi đã 80. Vầng trán không một đường nhăn. Đôi mắt thì nhắm nghiền, không mở ra, mặc dù tôi lay gọi. Tôi cầm lấy bàn tay của Y. Tôi có cảm giác Y. đang nắm chặt tay tôi. Cô y tá cố cho Y uống một ít juice bằng cách đưa ống hút vào miệng, nhưng Y. ngậm lại không chịu nút. Cô y tá lắc đầu: Bà không chịu ăn chịu uống gì hết. Rồi bỏ đi ra. Còn lại tôi một mình với Y. Tôi tiếp tục kêu. Bỗng ánh đèn làm lóe lên từ đôi võng mô. Y. mở mắt. Tôi mừng quá, hỏi: Mình biết ai không? Y. nhìn tôi một đỗi rồi thều thào: Trần Hoài Thư.
Y. còn nhớ, nhưng nhớ một Trần Hoài Thư, thay vì “Ba Th.” như Y. vẫn dùng khi kêu tôi. Rồi Y. thều thào: Mình ơi, em sợ chết. Em không muốn chết.
Tôi siết chặc bàn tay Y. Tôi nghĩ, lần này, có thể xem là lần cuối, không biết bao giờ được nắm tay hay vuốt tóc Y nữa. Tôi đang níu một cái gì rất thân yêu nhất, quí giá nhất của đời mình: Đó là hơi ấm của Y.
Ngày mai dù Y. hay tôi, có mệnh hệ gì tôi cũng được toại nguyện. Tôi còn nhận hơi ấm từ bàn tay Y. truyền sang cho tôi. Và Y. cũng vậy. Hơi ấm của tình nghĩa vợ chồng. Hơi ấm của tình văn chương. Hơi ấm ấy sẽ hòa quyện lẫn nhau, ràng buộc, kết chặc với nhau. Rồi những phân tử sống trong thân xác Y. xa lìa những khổ ải, để hòa trong mây, trong mưa, trong nắng, trong ánh trăng, thênh thang ở một cõi nào không còn những hành thích khổ tai mà Y. đã gánh quá nặng trong cuộc đời này...
15 phút nhìn nhau tại nursing home Ashbrook NJ
Chưa bao giờ cái đẹp bề ngoài lại được đề cao lên tận mây xanh như lúc này. Đó là nhờ ở kỹ thuật digital và điện toán. Trước đây nhờ photoshop, và người làm đẹp phải có chút ít kinh nghiệm về nhu liệu này. Giờ đây, photoshop hết thời. Đây là thời digital, với hàng triệu triệu màu tha hồ mà trang điểm.
Bởi vì quá dễ dàng làm đẹp, nên trên facebook, thiên hạ nô nức post hình, chưng ảnh. Già 70 mà chỉ cần click một cái là hóa trẻ 50! Da hết nhăn. Má mịn. Ít ra facebook đã giúp con người được hưởng những giây phút “trẻ mãi không già” mà sống thọ thêm ít ngày, ít tháng, ít năm! Cám ơn Facebook!
Chỉ có một mình tôi là sợ đưa lên facebook, vì nếu đưa lên, ai ai cũng lau nước mắt, xót thương cho ngươi vì ngươi là kẻ có tội!
Dĩ nhiên, đẹp là một nhu cầu cần thiết của con người. Đẹp có thể được chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng cũng có thể bằng trái tim. Và tùy ở mỗi người, đẹp được hiểu một cách khác nhau.
Đep của người bình thường khác với đẹp của một người thi sĩ. Đẹp của một người không mang áo lính khác với đẹp của người từng đổ máu. Đẹp từ kẻ ở trong tháp ngà, đẹp khác với kẻ ngoài chân mây.
Vì đẹp quá tuyệt vời, nên người ta tham lam, muốn vơ hết càng nhiều càng tốt: Xe đẹp, nhà đẹp, gái đẹp, đồng hồ đẹp, hột xoàn đẹp, vợ đẹp....
Đẹp là của chung, như con gái đàn bà. Vậy mà nó cũng trở thành của riêng:
Khi ra trận ta là thằng chết trước
Tổ quốc ghi ơn lãnh tụ đẹp lòng
Khi tìm vợ ta là thằng chạy chót
Nên khó lòng ấp vợ đẹp trong chăn
Nhưng mà, thằng lính đi đầu chạy đầu và chết đầu ấy vẫn không buồn. Bởi hắn có một trái tim thi sĩ. Hắn có cái đẹp riêng mà không ai có. Cái đẹp buổi sáng tinh sương nghe tiếng gà gáy mà mãi đến bây giờ hắn vẫn còn nghe vọng bên tai: Đấy là bản đồng ca sau một đêm trường. Bản hợp xướng trời cho loài người miễn phí:
Một tiếng gáy khởi đầu lẻ loi cất tiếng
Rồi trầm ngàn tiếng gaý khác nổi lên
Tiếng gáy vang lừng xóm dưới làng trên
Như chiếc đồng hồ không kim đúng giờ báo thức
Hãy dậy đi, hỡi những thằng con ăn sương nằm đất
Và hân hoan, vì đêm sắp hết rồi
Thêm một ngày, một ngày có mặt trời
Điếu thuốc đầu ngày được quyền đốt lên chia mừng bình an vô sự
Cám ơn những chú gà vô danh ở các làng ta về gìn giữ
Cám ơn bài hợp ca không nhạc trưởng nhạc công
Không hòa âm hòa tấu giàn trống kèn đồng
Không ca sĩ không đèn màu tiếng vỗ tay vang dội
Chỉ tiếng gáy ò ó o lan truyền trong thinh không cóng lạnh
Sao ấm vô cùng như hơi thuốc đầu tiên
Tay chuyền nhau chiếc hộp lửa que diêm
Lửa sáng lên thấy bạn mình cười qua ánh mắt
Rồi poncho chăn mền lại xếp vào ba lô chật cứng
Rồi súng trên vai, rồi di chuyển trong sương
Sương bốc từ đồng sương phủ mông mênh
Sương trắng mịt, che bóng người bóng núi
Không cần đội hình, không cần khoảng cách
Giờ chỉ cần về sớm với vợ con
Trong lúc tiếng gà rộn rã làng thôn
Lòng lính tráng cũng rộn ràng lắm lắm.
*
Đối với người đời tiếng gà chẳng có gì mà tha thiết
Bởi đời này còn có nhiều thứ để vui hơn
Ví dụ đêm vũ trường tiếng nhạc xềnh xang
Đèn đỏ đèn xanh và những thân người ôm nhau khắn khít
Nhưng với tôi tiếng gà là tin mừng buổi sớm
Để chúng tôi biết rằng chúng tôi vẫn còn sống sót bình yên
Để chúng tôi hiểu rằng, nhờ chúng tôi mà phòng trà nhà nhảy đêm đêm
Tiếng nhạc lời ca đưa người ta vào cõi thiên đàng hạ giới
Đó là lý do tại sao tôi lại ngẩng đầu. Ít ra tôi cũng được an ủi, khỏi tủi thân khi thiên hạ cứ nhỏ nước mắt xót thương cho lão già khốn khổ này!
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |