1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiếng Hát (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-6-2021 | VĂN HỌC

      Tiếng Hát

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Trần Hoài Thư và vợ
         Chị Nguyễn Ngọc Yến

      Y. HÁT HAY. BẠN BÈ CỦA Y. NÓI VỚI TÔI, anh may mắn lắm đấy. Vâng, Y. chỉ hát cho mình tôi nghe. Ngày chiến tranh. Trong những ngày phép ngắn ngủi từ rừng núi xuống đồng bằng. Và trong những ngày xa xứ, trên những xa lộ đêm, trong những lần xuôi ngược nhằm sưu tập Di sản Văn chương miền Nam ở Cornell. Những lần như thế, Y. giúp tôi lái xe. Thấy tôi khó ngủ, nên nàng luôn luôn nói: Để em hát cho mình ngủ. Và suốt dặm dài khuya khoắt, thỉnh thoảng chỉ có vầng trăng đuổi theo, Y. hát liên tu bất tận hết bài này qua bài khác:

      Còn lại hai vợ chồng già. Xa lộ

      Đi về, buồn ngủ, đường lại xa

      Vợ tiếp chồng

      lái cho chồng ngủ

      Gió lộng ngoài

      gió lộng u u

      Mắt ta vẫn ráo, sao không ngủ

      Xe vẫn lao vào chốn tối đen

      Trong cõi vô cùng yên lặng phủ

      Em cất lời, bài hát quê hương

      Xe vẫn lăn đều không than thở

      Lời ca vẫn tiếp tục lênh đênh

      Đêm vẫn đêm dài đêm không ngủ

      Người vẫn đi về cùng cõi mông mênh

      (Ngày vàng, Ô Cửa, 2003)

      Rồi đến thời cách ly, khi sự thăm viếng chỉ giới hạn 15 phút, 2 tuần 1 lần, khi mà hệ thống thần kinh bị xáo trộn, vậy mà vẫn hát cho tôi nghe trong lần viếng thăm mới đây... Khi tôi hỏi: Mình nhớ bài hát nào không, hát cho tôi nghe đi. Hỏi để mà hỏi, nhưng không tin Y. nhớ. Vậy mà Y. hát. Giọng hát khàn đục, như thể đọc bài học thuộc lòng, hay bài kinh tụng. Y. say sưa hát. Ngay cả lúc người trợ tá đẩy chiếc xe lăn vào cửa vì hết giờ, Y. vẫn còn ngoái đầu lại tiếp tục hát:

      Ai qua miền quê binh khói,

      Nhắn giúp rằng nơi xa xôi:

      Tôi vẫn mơ lùm tre xanh ngát

      Tim sắt xe cảnh xưa hoang tàn

      Bao nhiêu ngày vui thơ ấu

      Bao nhiêu lều tranh yêu dấu

      Theo khói binh lều tan tre nát

      Theo khói binh làng quê héo tàn

      Y. đã sống lại rồi. Tôi cũng sống lại rồi. Chúng tôi vẫn nương tựa nhau bằng tiếng hát. Tiếng hát ngày nào vỗ về cùng cõi lênh đênh của tôi, hay ru tôi vào cơn huyễn mộng, thì bây giờ tiếng hát làm chứng cho một sự hồi sinh. Màn trí nhớ không xám hắn, mà lóe lên ánh bạc lóng lánh của lời ca. Trái tim già của tôi cảm động biết chừng nào.

      Tiếng hát ấy đã đi vào trong cõi văn chương của tôi.


      Dưới đây là một đoạn trích từ một truyện trên tạp chí Văn Học, trước 1975 về tiếng hát:

      ....

      Một đàn chim vừa bay qua, về hướng Tây. Những cánh vỗ nhịp nhàng in đậm trên nền trời đầy ráng vàng. Vài người gánh lúa đang trở về trên đường đê. Chàng nói với vợ:

      “Hát cho anh nghe bài Nương Chiều đi em.”

      “Anh muốn nghe em hát sao?

      Rồi nàng bắt đầu cất tiếng. Đôi mắt nàng nhắm lại. Gương mặt nàng trông thật trang nghiêm và thành khẩn. Chiều ơi! Lúc chiều về rợp bóng nương khoai. Trâu bò về giục mõ xa xôi. Ơi chiều! Chiều ơi!... Nàng dựa vào vai chàng đắm chìm trong tiếng hát. Thời gian như ngừng lại. Không gian như ngừng lại. Một cánh cò ở đầu vụt bay lên. Và phía xa, những bóng người gánh lúa đang qua chiếc cầu khỉ. Một con ếch nhảy xuống rạch, tiếng kêu bõm. “Chiều ơi... Chiều ơi...Chiều ơi...” Chàng châm điếu thuốc. Những sợi tóc của nàng mơn man trên má chàng. Chàng nghe cả hơi thở của nàng nữa.


      Chiều ơi. Cảm tạ đất trời. Cảm tạ người nhạc sĩ. Cảm tạ em. Hạnh phúc trong tầm tay, phải không em. Tại sao cứ mơ những điều hoang tưởng. Tiếng hát của nàng cao. Chưa bao giờ chàng lại nghe nàng hát tuyệt vời như thế.

      “Em hát hay quá! Chưa bao giờ anh nghe em hát hay như lần này.”

      “Như vậy anh thưởng cho em cái gì?”

      Chàng nắm bàn tay vợ, khẽ bóp nhẹ. Hai người không nói một đỗi. Họ đang cố hưởng những gì họ đã có. Nhưng sự thật lại trở về. Bởi vì đôi mắt của nàng lại rớm lệ.

      “Em lại khóc nữa.”

      Chàng nói.

      “Ngày mai anh đi. Biết khi nào anh mới trở về cùng em. Cùng con.”

      Rồi nàng lấy bàn tay chàng đặt trên bụng.

      “Anh sẽ về. Em tin anh đi. Anh sẽ về mà. Thế nào chiến tranh cũng chấm dứt.”

      “Anh tin như thế ư?”

      “Vâng. Anh tin. Người ta đã ngồi vào bàn hội nghị rồi.”

      Chàng nói, nhưng rõ ràng lòng chàng cảm thấy không ổn. Những lời đầy cay đắng của thằng bạn chàng trên núi vẫn còn vang bên tai:

      “Hội nghị. Nội cái bàn tròn, bàn vuông, bàn chữ nhật cũng mất cả tuần lễ để bàn, trong khi mỗi ngày mỗi giờ ở đất nước này biết bao nhiêu thanh niên hai miền đã nằm xuống. Mày còn tin hội nghị hay sao?...” Hải ơi, mày có lý. Nhưng tao biết phải nói làm sao với vợ tao?


      Tao sợ những giọt nước mắt của nàng.

      “Khi lên trên ấy anh nhớ giữ gìn sức khỏe nghen anh.”

      “Anh nhớ.”

      “Đừng uống rượu nhiều nghen anh.”

      “Anh hứa.”

      “Đừng thức đêm nhiều nghen anh.”


      Tội nghiệp nàng không hiểu. Muốn ngủ mà không dám ngủ. Không muốn uống rượu mà phải nốc cả thau. Hoàn cảnh đã làm tuổi trẻ thanh niên già như quả đất, em làm vợ lính em lại không hiểu sao.

      “Anh nhớ khấn Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn mười lần khi ra trận nghen anh.”

      “Anh hứa.”

      (trích Mùa Xuân Ly Biệt, Văn Học số 151 năm 1971)

      Trần Hoài Thư

      Thư Quán Bản Thảo số 93 tháng 6-2021
      Chủ đề: Hạnh Phúc và Khổ Nạn

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)

      Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

      Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

      Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

      Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

      Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

      Trần Hoài Thư (Học Xá)

      Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

      Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

      - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)

      - Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I,   II

        (Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)

      - Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

      - Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      - Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

      - Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

      - Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

      - Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

      - Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

      - Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

      - Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

      - Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

      - Facebook Tranhoaithu

      - Facebook Hoài Thư Trần

       

      Tác phẩm của Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

      - Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

      - Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

      - Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

      - Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

      - Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

      - Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

       

      - Gò Bồi Bên Kia Sông,

      - Ra Biển Gọi Thầm,

      - Thủ Đức Gọi Ta Về,

      - Thám Báo,

      - Ngày cuối cùng của một cổ trắng

       

      Thư Quán Bản Thảo

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

      Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

      Email: tranhoaithu@verizon.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)