1. Head_

    Lê Mộng Bảo

    (..1923 - 8.10.2007)

    Trần Tuấn Kiệt

    (.0.1939 - 8.10.2019)

    Đinh Tiến Mậu

    (.0.1935 - 8.10.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiểu Sử nhà văn Văn Quang (Học Xá) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      01-01-2013 | TIỂU SỬ

      Văn Quang


      Nhà văn Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến; năm sinh:1933; nơi sinh: Thái Bình; nơi ở hiện nay: thành phố Sài Gòn.

      Hầu hết các tác phẩm của ông đều là những truyện dài đăng trên các nhật báo, tuần báo, nguyệt san xuất bản tại Sài Gòn vào những năm 1954-1975, khoảng trên dưới 50 cuốn, sau đó có 28 cuốn đã được xuất bản thành sách.

      Ông được động viên vào khóa 4 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tháng 10 năm 1953, tốt nghiệp với cấp thiếu úy năm 1954, làm huấn luyện viên tại trường Commando từ Bãi Cháy đưa vào Nha Trang sau hiệp định Genève, sau đổi thành trường Biệt động đội.

      Từ năm 1957 đến năm 1966, ông là Trưởng Phòng Báo Chí Quân Đội và cũng là trưởng ban biên tập của các tờ báo trong Quân Đội Miền Nam như Bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, nguyệt san Phụng Sự, tuần báo Thông Tin Chiến Sĩ.

      Từ năm 1969 đến năm 1975 ông là quản đốc Đài Phát Thanh Quân Đội.


      Tác phẩm đầu tay của ông là truyện dài "Tiếng Tơ Lòng" đăng trên nhật báo Thân Dân Hà Nội vào những tháng cuối năm 1953 và đầu 1954.

      Tập truyện ngắn "Thùy Dương Trang" của ông do Lạc Việt xuất bản vào năm 1957.


      Văn Quang cộng tác thường xuyên với hầu hết các nhật báo và tuần báo tại Sài Gòn như Ngôn Luận, Chính Luận, Tiếng Chuông, Tin Sớm, Tiếng Vang và các tuần báo: Kịch Ảnh, Truyện Phim, Điện Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Tuần San ...

      Tác phẩm của ông được chia làm các loại chính sau đây:


      a) Loại Tiểu Thuyết tập trung vào các đề tài mô tà cuộc sống và tâm trạng của tuổi trẻ thời đại khi mới vào đời như "Nguyệt Áo Đỏ", "Nét Môi Cuồng Vong", "Đời Chưa Trang Điểm", "Tiếng Hát Học Trò", "Từ Biệt Bóng Đêm".

      b) Loại Tiểu Thuyết phản ánh về đời sống thực của ông trong quân ngũ như "Chân Trời Tím", "Người Yêu Của Lính", "Vì Sao Cô Độc", "Người Lính Hào Hoa", "Ngàn Năm Mây Bay".

      c) Loại Tiểu Thuyết mang tính xã hội như "Xuôi Dòng", "Tiếng Gọi Của Đêm Tối".


      Một loạt các Tiểu Thuyết phóng sự của ông có tính chất hài hước, châm biếm đặc trưng của xã hội Miền Nam trong từng giai đoạn như giai đoạn sơ khai của nền điện ảnh Sài Gòn lúc bấy giờ như "Những Ngày Hoa Mộng" trên tuần báo Kịch Ảnh vào năm 1957. Rồi đến "Saigon Tốc" đăng trên nhật bào Chính Luận vào thời kỳ gọi là Cách Mạng Thành Công (tại Miền Nam) 1-11-1963... Những tiểu thuyết phóng sự này không xuất bản. Mãi đến năm 2001, ông mới cho xuất bàn cuốn phóng sự tiểu thuyết Ngã Tư Hoàng Hôn tại Hoa Kỳ (nhà Xuất Bản Tiếng Quê Hương, Virginia).


      Trong thời kỳ này, 4 tác phẩm của ông đã được các nhà làm phim mua bản quyền và sản xuất thành phim và trình chiếu trên các màn anh Miền Nam:

      - Ngàn Năm Mây Bay (Hãng Phim Thái Lan - Đạo diễn: Hoàng Anh Tuấn) 1962.

      - Chân Trời Tím (Liên Hiệp của 7 Hãng Phim - Đạo diễn: Lê Hoàng Hoa) 1969.

      - Đời Chưa Trang Điểm (Hãng Phim Giao Chỉ - Đạo diễn: Hoàng Vĩnh Lộc) 1971.

      - Tiếng Hát Học Trò (Alpha Film - Đạo diễn: Thái Thúc Nha) 1972.


      Sau 12 năm 2 tháng 26 ngày từ trại tù tập trung ra, tháng 9-1987 ông trở lại SàiGòn và quyết định không đi tỵ nạn theo diện HO vì những quan điểm và lý do riêng, ông ở lại Việt Nam từ đó đến nay.

      Nguồn: Tạp chí Khởi Hành


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532


      Bài viết của Văn Quang:


      Bài Viết Của Tác Giả

      - Cái Muỗng Truyện ngắn  18.3.2022

      - Vĩnh Biệt Hoàng Anh Tuấn Một Nghệ Sĩ Đích Thực Từ Tác Phẩm Đến Cuộc Đời Hồi ức  7.4.2020

      - Tết Trong Trại Tù Cùng Bạn Bè Hoài niệm  2.2.2016

      - Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng Hồi ức  10.9.2015

      - Một Chút Kỷ Niệm Xưa Hồi ức  16.3.2014

      - Đoàn Chuẩn, Một giai thoại đẹp và buồn Tạp luận  14.10.2012

      Ad-22 Ad-22


    3. Tiểu Sử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      Tiểu Sử:

       

      ,  Bùi Vĩnh Phúc,  Cao Tiêu,  Choé,  Chu Trầm Nguyên Minh,  Cung Tiến,  Du Tử Lê,  Dương Nghiễm Mậu,  Hồ Trường An,  Hồ Đình Nghiêm,  Hoàng Dung,  Hoàng Ngọc Hiển,  Huy Phương,  Huỳnh Hữu Ủy,  Khái Hưng,  Khuất Đẩu,  Lâm Chương,  Lãng Nhân,  Lê Hữu,  Lê Văn Trung,  Luân Hoán,  Lương Thư Trung,  Mai Thảo,  Minh Đức Hoài Trinh,  Ngô Nguyên Nghiễm,  Ngô Thế Vinh,  Ngu Yên,  Nguiễn Ngu Í,  Nguyễn Hưng Quốc,  Nguyễn Hữu Bào,  Nguyên Khai,  Nguyễn Lệ Uyên,  Nguyễn Mạnh Trinh,  Nguyễn Nho Sa Mạc,  Nguyễn Phan Thịnh,  Nguyễn Phước,  Nguyễn Sỹ Tế,  Nguyễn Tà Cúc,  Nguyễn Thị Thanh Bình,  Nguyễn Văn Lục,  Nguyễn Văn Sâm,  Nguyễn Vy Khanh,  Nguyễn Xuân Hoàng,  Nguyễn Xuân Vinh,  Nguyễn Đình Toàn,  Nhất Linh,  Nhất Tuấn,  Phạm Khắc Hàm,  Phạm Ngọc Lư,  Phạm Phú Minh,  Phạm Quốc Bảo,  Phạm Thế Ngũ,  Phạm Tín An Ninh,  Phạm Văn Nhàn,  Phan Lạc Phúc,  Phan Ni Tấn,  Phan Tấn Hải,  Phan Thanh Tâm,  Phương Tấn,  Quỳnh Giao,  Song Thao,  T. V. Phê,  Tạ Tỵ,  Tâm Thanh,  Thái Công Tụng,  Thái Văn Kiểm,  Thanh Lãng,  Thanh Thương Hoàng,  Thảo Ca,  Thảo Trường,  Thu Nhi,  Thụy Khuê,  Tô Thẩm Huy,  Trần Doãn Nho,  Trần Hoài Thư,  Trần Hồng Châu,  Trần Hồng Văn,  Trần Huy Bích,  Trần Long Hồ,  Trần Mạnh Hảo,  Trần Mộng Tú,  Trần Ngọc Ninh,  Trần Thị Nguyệt Mai,  Trần Thúc Vũ,  Trần Trung Đạo,  Trần Văn Nam,  Trần Yên Hòa,  Trịnh Bình An,  Trịnh Cung,  Trịnh Thanh Thủy,  Trịnh Y Thư,  Trùng Dương,  Trường Kỳ,  Tưởng Năng Tiến,  Văn Cao,  Văn Quang,  Viên Linh,  Vĩnh Hảo,  Võ Phiến,  Võ Đình,  Vũ Hoàng Chương,  Vương Trùng Dương,  Xuân Thao,  Xuân Vũ,  Y Uyên,  Đàm Trung Pháp,  Đặng Tiến,  Đào Anh Dũng,  Đào Như,  Đinh Cường,  Đỗ Quang Em,  Đỗ Quý Toàn,  Đỗ Tiến Đức,  Đỗ Trường,  Đoàn Thêm,  Đông Hồ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)