1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiểu Sử Giáo Sư Nguyễn Sỹ Tế (Học Xá) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      22-03-2012 | TIỂU SỬ

      Nguyễn Sỹ Tế


      Sinh năm 1922 tại Vụ Bản Nam Định. Gia đình nội, ngoại thuộc hàng Nho học có khoa bảng. Đã theo học: chữ Hán tại nhà, trường Thành Chung - Nam Định, trường Bưởi Hà Nội và trường Đại học Luật khoa Hà Nội.


      Đã vào ngành giáo dục và viết văn từ 1945. Đã dạy học tại các trường Trung học: Nguyễn Khuyến (Yên Mô - Ninh Bình), Chu Văn An (Hà Nội và Sài Gòn), Trưng Vương (Sài Gòn), Đông Tây, Cộng Hòa, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Công Trứ (Sài Gòn). Hiệu trưởng trường Trung học Tư thục Trường Sơn (Sài Gòn) từ 1958.


      Làm Phụ khảo (assistant) môn Dân luật và Quốc tế Tư pháp cho cố giáo sư Vũ Văn Mẫu, khoa trưởng trường Luật Sài Gòn trong những năm đầu khi trường chuyển từ chương trình Pháp qua chương trình Việt (1956-58).

      Từ 1962, dạy tại các trường Đại học miền Nam: Đại học Sư Phạm, Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn), Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ. Làm Chánh văn phòng bộ Ngoại giao cho cố bác sĩ Phan Huy Quát (1964).


      Đã ngồi tù cộng sản (trại tập trung cải tạo) tại các trại Gia Trung và Hàm Tân (1976-87). Tị nạn qua Hoa Kỳ từ 1992. Hiện là Trưởng ban Văn học Viện Việt Học tại Quận Cam (California), Hoa Kỳ.


      Đã viết cho các báo: Phổ Thông (Cựu Sinh viên Luật Hà Nội), Người Việt, Chuyển Hướng (Đoàn sinh viên di cư), Hòa Bình, Dân Chủ, Sáng Tạo, Văn Học, Vấn Đề, Văn (Sài Gòn), Trúc Lâm (cơ quan của Giáo hội Liên Tông Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ), Khởi Hành (Quận Cam) Phụ Nữ Việt (Quận Cam), Vietnam News (Atlanta).


      Tác phẩm:


      I. Sáng tác:

      - Thi ca: Khúc Hát Gia Trung (1994, Đức), Chants d'Ya (thơ Pháp ngữ 1997, Quận Cam).

      - Truyện ngắn: Tuyển tập Chờ Sáng (1961, Sài Gòn).

      - Truyện dài: Gió Cây Trút Lá (1975 - mất bản thảo).

      - Kịch ngắn: Mưa (1953, Hà Nội), Trắng Chiều (1955, Sài Gòn).


      II. Khảo luận:

      - Hồ Xuân Hương (Người Việt tự do, 1956 Sài Gòn).

      - Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Trường Sơn, 1962).


      III. Sách giáo khoa Việt văn Trung học:

      - Luận đề về các tác giả cận kim và hiện đại Việt Nam (khoảng vài chục cuốn).

      - Luận Phổ thông và Luận Tú tài (3 cuốn).

      - Quốc văn Toàn thư lớp đệ Thất, đệ Lục, đệ Ngũ và đệ Tứ (4 tập, cùng soạn chung với cố GS. Tô Đáng và cố GS. Vũ Khắc Khoan).


      IV. Giảng thuyết văn học bậc Đại học (1962-75):

      Phương pháp luận về Văn học sử, Văn thể học, Thi ca luận, Phê bình luận, Các trào lưu văn học Tây phương thời hiện đại. (Tất cả đều chưa in thành sách).


      (Trích "Tiểu Luận Văn Hóa & Giáo Dục", Trúc Lâm xuất bản, năm 2000)


      Giới Thiệu Sách:

       


      Tiểu Luận Văn Hóa và Giáo Dục, In lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, Trúc Lâm xuất bản - 2000, Tác giả giữ bản quyền.


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532


      Bài viết của Nguyễn Sỹ Tế:


      Bài Viết Của Tác Giả

      - Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa Tiểu luận  5.7.2021

      - Triết Lý Giáo Dục Tiểu luận  3.8.2019

      - Tinh Thần Tôn Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam Tiểu luận  24.7.2018

      - Tinh Thần Và Thể Chế Dân Chủ Tiểu luận  28.2.2015

      - Vũ Khắc Khoan Và Tôi Tạp luận  29.1.2015

      - Cá Tính Của Dân Tộc Việt Nam Tiểu luận  23.3.2012

      - Tinh thần giáo dục trong văn hóa Việt Nam Tiểu luận  20.10.2009

      - Giá trị gia đình trong văn hóa Việt Nam Tiểu luận  ..2005

      Ad-22 Ad-22


    3. Tiểu Sử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      Tiểu Sử:

       

      ,  Bùi Vĩnh Phúc,  Cao Tiêu,  Choé,  Chu Trầm Nguyên Minh,  Cung Tiến,  Du Tử Lê,  Dương Nghiễm Mậu,  Hồ Trường An,  Hồ Đình Nghiêm,  Hoàng Dung,  Hoàng Ngọc Hiển,  Huy Phương,  Huỳnh Hữu Ủy,  Khái Hưng,  Khuất Đẩu,  Lâm Chương,  Lãng Nhân,  Lê Hữu,  Lê Văn Trung,  Luân Hoán,  Lương Thư Trung,  Mai Thảo,  Minh Đức Hoài Trinh,  Ngô Nguyên Nghiễm,  Ngô Thế Vinh,  Ngu Yên,  Nguiễn Ngu Í,  Nguyễn Hưng Quốc,  Nguyễn Hữu Bào,  Nguyên Khai,  Nguyễn Lệ Uyên,  Nguyễn Mạnh Trinh,  Nguyễn Nho Sa Mạc,  Nguyễn Phan Thịnh,  Nguyễn Phước,  Nguyễn Sỹ Tế,  Nguyễn Tà Cúc,  Nguyễn Thị Thanh Bình,  Nguyễn Văn Lục,  Nguyễn Văn Sâm,  Nguyễn Vy Khanh,  Nguyễn Xuân Hoàng,  Nguyễn Xuân Vinh,  Nguyễn Đình Toàn,  Nhất Linh,  Nhất Tuấn,  Phạm Khắc Hàm,  Phạm Ngọc Lư,  Phạm Phú Minh,  Phạm Quốc Bảo,  Phạm Thế Ngũ,  Phạm Tín An Ninh,  Phạm Văn Nhàn,  Phan Lạc Phúc,  Phan Ni Tấn,  Phan Tấn Hải,  Phan Thanh Tâm,  Phương Tấn,  Quỳnh Giao,  Song Thao,  T. V. Phê,  Tạ Tỵ,  Tâm Thanh,  Thái Công Tụng,  Thái Văn Kiểm,  Thanh Lãng,  Thanh Thương Hoàng,  Thảo Ca,  Thảo Trường,  Thu Nhi,  Thụy Khuê,  Tô Thẩm Huy,  Trần Doãn Nho,  Trần Hoài Thư,  Trần Hồng Châu,  Trần Hồng Văn,  Trần Huy Bích,  Trần Long Hồ,  Trần Mạnh Hảo,  Trần Mộng Tú,  Trần Ngọc Ninh,  Trần Thị Nguyệt Mai,  Trần Thúc Vũ,  Trần Trung Đạo,  Trần Văn Nam,  Trần Yên Hòa,  Trịnh Bình An,  Trịnh Cung,  Trịnh Thanh Thủy,  Trịnh Y Thư,  Trùng Dương,  Trường Kỳ,  Tưởng Năng Tiến,  Văn Cao,  Văn Quang,  Viên Linh,  Vĩnh Hảo,  Võ Phiến,  Võ Đình,  Vũ Hoàng Chương,  Vương Trùng Dương,  Xuân Thao,  Xuân Vũ,  Y Uyên,  Đàm Trung Pháp,  Đặng Tiến,  Đào Anh Dũng,  Đào Như,  Đinh Cường,  Đỗ Quang Em,  Đỗ Quý Toàn,  Đỗ Tiến Đức,  Đỗ Trường,  Đoàn Thêm,  Đông Hồ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)